COVID-19 không còn khẩn cấp, Việt Nam sẽ thay đổi chính sách ứng phó

Thùy Linh |

Theo Bộ Y tế, Việt Nam đã thực hiện nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 nhưng hiện nay đại dịch vẫn chưa kết thúc, dù không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu.

Biện pháp chống dịch COVID-19 sẽ được thực hiện linh hoạt

Chiều 8.5, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam và Bộ Y tế đã cung cấp thông tin báo chí về các biện pháp ứng phó với COVID-19 sau khi WHO chính thức tuyên bố chấm dứt tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu của COVID-19.

Liên quan đến các biện pháp phòng chống COVID-19 tại Việt Nam, GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết bản thân virus SARS-CoV-2 vẫn có sự biến đổi.

Theo công bố mới nhất vào đầu tháng 5 vừa qua, thế giới đã ghi nhận hơn 900 biến thể phụ của Omicron. "Do đó không được chủ quan với dịch bệnh này"- GS Phan Trọng Lân nói.

Trả lời về việc Việt Nam có công bố hết dịch COVID-19 hay không, ông Lân cho biết Việt Nam đã thực hiện nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch. Hiện nay đại dịch vẫn chưa kết thúc dù không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu.

"Miễn dịch COVID-19 sẽ giảm theo thời gian và dịch vẫn có thể xuất hiện làn sóng mới từ khu vực này đến khu vực khác. Những ngày qua số ca mắc có xu hướng gia tăng, trung bình mỗi ngày nước ta vẫn ghi nhận hơn 2.000 ca mắc.

Khoảng 10% số ca mắc có tình trạng hậu COVID-19 nên điều này cũng là gia tăng gánh nặng với hệ thống y tế" - ông Lân thông tin.

GS.TS Phan Trọng Lân cũng cho biết Bộ Y tế đang xây dựng kế hoạch phòng chống dịch COVID-19 trong thời gian tới. Việc chống dịch sẽ được thực hiện linh hoạt, phù hợp mới mức độ, diễn biến tình hình dịch.

Bên cạnh đó, việc công bố các thông tin về dịch bệnh sẽ được Bộ Y tế thực hiện hàng ngày.

7 khuyến nghị của WHO về phòng chống COVID-19 ở Việt Nam

Tại cuộc họp, TS. Angela Pratt, Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam đánh giá cao các biện pháp ứng phó của Việt Nam với COVID-19.

TS Angela Pratt cho rằng: "Đây không phải là lúc chúng ta nghỉ ngơi, số ca mắc vẫn tăng, vẫn có ca bệnh cần chăm sóc đặc biệt và vẫn có tử vong. Vì thế, dù miễn dịch trong cộng đồng do mắc phải và tiêm vaccine cao nhưng chúng ta vẫn phải cảnh giác và có biện pháp thích hợp".

Với Việt Nam, đại diện WHO đưa ra 5 khuyến nghị, cụ thể:

Thứ nhất, chúng ta không bao giờ được ngơi nghỉ lơ là. Chúng ta cần duy trì năng lực của quốc gia, các thành tựu đã đạt được và chuẩn bị cho những sự kiện có thể xảy ra trong tương lai, tránh việc chúng ta có thể bị quá tải. Với Việt Nam, chúng tôi khuyến nghị hệ thống phòng ngừa luôn ứng phó khi tình hình có thay đổi.

Thứ hai, đưa tiêm phòng COVID-19 vào tiêm chủng quốc gia – tiêm chủng suốt đời. Việt Nam có chương trình tiêm vaccine phòng COVID-19 rất tốt. Chúng tôi vẫn khuyến nghị Việt Nam tăng cường việc tiêm các mũi tăng cường đặc biệt cho nhóm nguy cơ cao.

Thứ ba, chúng ta cần tiếp tục tăng cường tích hợp các hoạt động giám sát theo dõi các bệnh lý hô hấp, báo cáo về WHO. Việt Nam nên tập trung giám sát có trọng điểm, hết sức chặt chẽ với bất cứ sự xuất hiện của các biến thể mới. Dựa trên hệ thống dữ liệu, chúng ta chú ý số liệu về việc giảm số người tử vong hay giảm số ca nhập viện chăm sóc đặc biệt cho thấy tác động tổng thể. Đồng thời giám sát chặt chẽ thay đổi nào trong mức độ lây truyền, mức độ nặng của ca bệnh…

Thứ tư, Việt Nam cần luôn chuẩn bị sẵn sàng vaccine, các phương tiện chẩn đoán, điều trị, đảm bảo các chuỗi cung ứng về lâu dài và luôn sẵn có.

Thứ năm, vẫn tiếp tục truyền thông, luôn huy động sự tham gia của cộng đồng. COVID-19 đã không còn là tình trạng chưa từng có tiền lệ nhưng vẫn cần truyền thông để người dân hiểu và luôn cập nhật thông tin về bệnh.

Thứ sáu, Việt Nam thực chất đã dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp hạn chế đi lại từ tháng 3/2022 khi hướng tới quản lý bền vững COVID-19. Tuy nhiên, vẫn cần tiếp tục rà soát và cập nhật kế hoạch đáp ứng quốc gia và sẵn sàng, linh hoạt, và nếu cần thiết có thể tái thiết lập các biện pháp y tế công cộng và xã hội, dựa trên tình hình dịch và đánh giá nguy cơ.

Thứ bảy, Việt Nam vẫn cần tiếp tục các nghiên cứu để cải tiến vaccine và hiểu các tình trạng liên quan hậu COVID-19 hơn. Trong bối cảnh ca nhiễm vẫn tăng thì chúng ta vẫn cần giám sát chặt chẽ, có các biện pháp sẵn sàng- nâng cao năng lực chăm đặc biệt để đảm bảo khi số ca tăng lên, hệ thống y tế không bị quá tải.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Quá sớm để coi COVID-19 giống như bệnh cúm mùa

Thùy Linh |

Khi mà WHO tuyên bố COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu không có nghĩa COVID-19 không còn là mối đe dọa hay là COVID-19 đã trở nên ít nguy hiểm hơn.

Không có liều vaccine COVID-19 nào được tiêm trong ngày 7.5

Thùy Linh |

Theo Bộ Y tế, không có liều vaccine COVID-19 nào được tiêm trong ngày 7.5. Số ca mắc COVID-19 mới ghi nhận được trên cả nước ngày 8.5 là 2.055 ca.

COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp toàn cầu, Việt Nam cần hành động

Thùy Linh |

COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, theo tuyên bố của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 5.5. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Việt Nam cũng cần hành động vì điều này.

Hàng chục nhà dân ở Hà Nội nứt toác nghi do khai thác cát

Đền Phú - Trần Tuấn |

Hàng chục ngôi nhà ở xóm Bãi, thôn Vân Hội, xã Phong Vân (Ba Vì, Hà Nội) bị nứt toác nghi do ảnh hưởng bởi hoạt động khai thác cát giáp ranh tỉnh Phú Thọ.

Tạm ngừng thanh tra, kiểm toán tại các địa phương

PHẠM ĐÔNG |

Thanh tra Chính phủ, các bộ ngành tạm ngừng hoạt động thanh tra, kiểm tra tại các địa phương để các địa phương tập trung khắc phục hậu quả bão lũ.

Tuyên Quang chịu nhiều thiệt hại sau vụ vỡ đập bùn thải ở Bắc Kạn

Việt Bắc |

Vụ vỡ đập bùn thải ở huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn đã khiến lượng lớn chất thải tràn theo dòng suối về tỉnh Tuyên Quang, gây thiệt hại cho sản xuất, chăn nuôi.

Chủ tịch Yên Bái cảm ơn những “chàng hiệp sĩ” Quảng Bình

Bảo Nguyên |

Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn vừa gửi thư cảm ơn nghĩa cử cao đẹp của những “chàng hiệp sĩ” đến từ Quảng Bình.

Bảo tàng Quảng Ninh vỡ hơn 1.000m2 kính, mở cửa lại từ 1.10

Nguyễn Hùng |

Bảo tàng Quảng Ninh – “viên ngọc đen” bên bờ vịnh Hạ Long - vẫn trong quá trình khắc phục hậu quả bão số 3, dự kiến mở cửa trở lại từ 1.10.