Đái tháo đường ở trẻ em có xu hướng gia tăng

Thùy Linh |

Bệnh đái tháo đường ở trẻ em có xu hướng gia tăng. Nhưng đối với trẻ em, điều trị bệnh tiểu đường rất khó bởi trẻ em đang cần nhiều dinh dưỡng để phát triển.

Ngày càng nhiều trẻ em và thanh thiếu niên mắc bệnh 

Bé gái 8 tuổi, luôn khát nước, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy sút cân, mệt mỏi, mờ mắt, đái dầm, được gia đình đưa vào Bệnh viện Nội tiết Trung ương kiểm tra và phát hiện đường huyết tăng 26,1 mmol/l, cao gấp nhiều lần người bình thường.

Đây chỉ là một trong 10 trường hợp bệnh nhân từ 7-18 tuổi mà vài tháng gần đây khoa Nội tiết, Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã tiếp nhận, với chẩn đoán đái tháo đường type 1, đều ở mức đường huyết rất cao.

BS Nguyễn Mạnh Tuấn, khoa Nội tiết- Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết: Bệnh đái tháo đường có thể khởi phát từ người vài tháng tuổi, độ tuổi hay gặp nhất là từ 10-14 tuổi. Tỉ lệ nam/nữ là tương đương nhau. Đái tháo đường type 1 chiếm khoảng 5-10% trong số người mắc bệnh đái tháo đường.

Bệnh đái tháo đường ở trẻ em ngày càng có xu hướng gia tăng. Nhưng đối với trẻ em, điều trị bệnh tiểu đường rất khó bởi trẻ em đang cần nhiều dinh dưỡng để phát triển.

Theo các bác sĩ Khoa Nội tiết – Chuyển hoá – Di truyền -Bệnh viện Nhi Trung ương, đái tháo đường là tình trạng đường máu tăng cao: đường máu lúc đói > 7 mmol/l và sau ăn trên 11 mmol/l. Ở trẻ em, đái tháo đường type 1 là hay gặp nhất.

Đái tháo đường type 1 hay còn gọi là đái tháo đường phụ thuộc Insulin, chủ yếu hay gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên, do tuyến tụy không còn khả năng sản xuất đủ Insulin. Bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường type 1 cần được điều trị bằng Insulin thì mới có cơ hội sống.

Với đái tháo đường type 2, vấn đề chính là sự đề kháng Insulin. Các tuyến tụy có thể tạo ra Insulin, thường với số lượng lớn, nhưng Insulin không hoạt động tốt vì các tế bào trong cơ thể đề kháng lại các tác dụng của Insulin. Với đái tháo đường type 2, một thời gian sau tuyến tụy bị suy kiệt, cơ thể trở nên đề kháng với insulin và rơi vào tình trạng thiếu insulin.

Insulin là một hormon được sản xuất ra bởi tế bào beta của tuyến tụy, hormon này giúp cơ thể sử dụng đường từ máu để tạo năng lượng.

Ngoài hai type đái tháo đường phổ biến trên, ở trẻ em còn có thể gặp các bệnh lý như đái tháo đường sơ sinh (trẻ dưới 1 tuổi), đái tháo đường khởi phát ở người trẻ tuổi (MODY), hoặc đái tháo đường đi kèm với các tình trạng bệnh lý khác gây tổn thương tuyến tụy (đái tháo đường thứ phát).

Bệnh đái tháo đường type 1 không thể ngăn ngừa được. Chúng ta thậm chí không thể biết ai sẽ mắc bệnh hay sẽ không mắc căn bệnh này. Bệnh đái tháo đường type 1 không phải là bệnh truyền nhiễm, vì vậy trẻ em và thanh thiếu niên không thể mắc bệnh từ người khác hoặc truyền bệnh cho bạn bè hoặc thành viên trong gia đình.

Không giống như bệnh đái tháo đường type 1, bệnh đái tháo đường type 2 đôi khi có thể được ngăn ngừa. Tăng cân quá mức, béo phì và lối sống ít vận động là những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2.

Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương, nếu như trước đây, bệnh đái tháo đường type 2 thường chỉ xảy ra ở người lớn, thì hiện nay, ngày càng nhiều trẻ em và thanh thiếu niên được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường type 2, do số lượng trẻ em thừa cân/béo phì ngày càng tăng nhanh.

Phòng tránh đái tháo đường type 2 bằng cách nào?

Để giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường type 2, các bác sĩ khuyến cáo:

Đảm bảo trẻ ăn một chế độ ăn uống lành mạnh. Khuyến khích con bạn ăn thực phẩm ít béo, giàu chất dinh dưỡng – như ngũ cốc và bánh mì nguyên hạt, trái cây, rau, sản phẩm từ sữa và protein nạc – có thể giúp ngăn ngừa tăng cân quá mức, một yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh đái tháo đường type 2.

Hạn chế thức ăn và đồ uống có đường. Tiêu thụ nhiều thực phẩm và đồ uống chứa nhiều đường – như nước ngọt, nước trái cây có đường – có thể dẫn đến tăng cân quá mức.

Khuyến khích nhiều hoạt động thể chất. Duy trì hoạt động và hạn chế thời gian dành cho các hoạt động ít vận động – như xem TV, chơi điện tử hoặc trò chơi trên máy tính – có thể giúp giảm nguy cơ tăng cân và giúp ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh đái tháo đường type 2.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Bé 8 tuổi khát nước, tiểu nhiều, sụt cân... mắc đái tháo đường

Lệ Hà |

Bé gái 8 tuổi, khát nước, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy sụt cân, mệt mỏi, mờ mắt, đái dầm, được gia đình đưa vào Bệnh viện Nội tiết Trung ương kiểm tra phát hiện đường huyết tăng cao 26,1mmol/l, cao gấp nhiều lần người bình thường.

Ngộ độc thuốc đái tháo đường đã bị cấm sử dụng được trộn thuốc nam

Thành Dương |

Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) vừa tiếp nhận bệnh nhân nam 63 tuổi, ở Thanh Trì (Hà Nội) trong tình trạng đau bụng, khó thở, nhiễm toan chuyển hóa nặng.

Ăn Tết an toàn cho người đái tháo đường: 6 điều nên làm

Lệ Hà |

Để có thể đón Tết vui vẻ và an toàn cùng gia đình, TS.BS Nguyễn Quang Bảy, Trưởng Khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai khuyên người bệnh đái tháo đường cần lưu ý 6 điều nên làm.

Khuyến cáo khẩn cấp công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon

Thanh Hà |

Công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Lebanon được khuyến cáo rời khỏi quốc gia này khi các chuyến bay thương mại vẫn còn hoạt động.

Kiểm toán cung cấp hàng trăm tài liệu cho cơ quan điều tra

CAO NGUYÊN |

Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, năm 2023, đã cung cấp hơn 800 tài liệu cho Ủy ban kiểm tra và cơ quan điều tra.

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc tại Sơn La

Minh Nguyễn |

Bộ Chính trị đã triển khai kiểm tra việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đối với Tỉnh ủy Sơn La.

Người dân Thanh Hóa đổ xô ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Nước từ thượng nguồn đổ về khiến mực nước sông Mã dâng cao, nhiều người dân ở TP Thanh Hóa đã tập trung ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ.

Cập nhật các tỉnh công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai

Nhóm PV |

Sau ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ do bão số 3, số 4, Thanh Hóa là tỉnh thành tiếp tục phải công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai.

Bé 8 tuổi khát nước, tiểu nhiều, sụt cân... mắc đái tháo đường

Lệ Hà |

Bé gái 8 tuổi, khát nước, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy sụt cân, mệt mỏi, mờ mắt, đái dầm, được gia đình đưa vào Bệnh viện Nội tiết Trung ương kiểm tra phát hiện đường huyết tăng cao 26,1mmol/l, cao gấp nhiều lần người bình thường.

Ngộ độc thuốc đái tháo đường đã bị cấm sử dụng được trộn thuốc nam

Thành Dương |

Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) vừa tiếp nhận bệnh nhân nam 63 tuổi, ở Thanh Trì (Hà Nội) trong tình trạng đau bụng, khó thở, nhiễm toan chuyển hóa nặng.

Ăn Tết an toàn cho người đái tháo đường: 6 điều nên làm

Lệ Hà |

Để có thể đón Tết vui vẻ và an toàn cùng gia đình, TS.BS Nguyễn Quang Bảy, Trưởng Khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai khuyên người bệnh đái tháo đường cần lưu ý 6 điều nên làm.