Phòng chống COVID-19 trong thời gian tới như thế nào?

Thùy Linh |

Bộ Y tế đã xây dựng “Phương án bảo đảm công tác y tế trong tình huống dịch COVID-19 có biến chủng mới nguy hiểm hơn, bùng phát mạnh trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế” để sẵn sàng triển khai, thực hiện khi xảy ra.

Vẫn ghi nhận rải rác các ca mắc mới COVID-19

Mới đây, quan chức WHO cho rằng COVID-19 sẽ thành một bệnh như cúm mùa trong năm nay. Vậy Bộ Y tế đánh giá tình hình dịch COVID-19 tại nước ta hiện nay như thế và nhận định gì về diễn biến dịch trong tương lai?

Theo Bộ Y tế, tại Việt Nam, kể từ đầu dịch đến ngày 20.3.2023, cả nước đã ghi nhận trên 11,5 triệu ca mắc, hơn 10,6 triệu người khỏi bệnh (92,1%) và hơn 43.100 ca tử vong (0,37%), từ ngày 29.12.2022 không ghi nhận trường hợp tử vong mới.

Tính từ ngày 1.1.2023 đến nay ghi nhận 1.915 ca mắc, nhiều ngày không ghi nhận ca mắc mới. Tình hình dịch có xu hướng giảm theo thời gian cả về số mắc và phạm vi địa lý. Tỉ lệ tử vong giảm, tỉ lệ tử vong năm 2020-2021 là 1,87; năm 2022 là 0,11, năm 2023 chưa ghi nhận trường hợp tử vong.

Bộ Y tế nhận định dịch COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác cơ bản vẫn đang được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc. 

Tuy nhiên, nước ta vẫn ghi nhận rải rác các trường hợp mắc mới COVID-19, thế giới tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện biến thể mới nguy hiểm hơn có khả năng lây lan nhanh hơn, có khả năng làm giảm hiệu quả vaccine hoặc miễn dịch, khiến số mắc, số ca nặng hoặc tử vong tăng lên, dịch có nguy cơ bùng phát.

Bộ Y tế đã xây dựng “Phương án bảo đảm công tác y tế trong tình huống dịch COVID-19 có biến chủng mới nguy hiểm hơn, bùng phát mạnh trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế” để sẵn sàng triển khai, thực hiện khi xảy ra.

Chủ động đối phó khi phát sinh các tình huống mới của dịch bệnh

Về chủ trương phòng, chống COVID-19 trong thời gian tới, đại diện Bộ Y tế nêu rõ: Việt Nam tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17.3.2022 của Chính phủ về Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 và Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11.10.2021 quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, phòng chống dịch theo phương thức quản lý rủi ro;

Bảo đảm hài hòa, chặt chẽ, hiệu quả giữa các biện pháp phòng, chống dịch với các biện pháp khôi phục và phát triển kinh tế- xã hội. Để chủ động phòng, chống dịch COVID-19, trong thời gian tới, Bộ Y tế tiếp tục tập trung các nội dung sau:

Tiếp tục theo dõi, bám sát tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trong nước, quốc tế; tăng cường giám sát chặt chẽ dịch bệnh tại cửa khẩu, cộng đồng, tại các cơ sở khám, chữa bệnh; tăng cường lấy mẫu các trường hợp nghi ngờ để xét nghiệm, giải trình tự gen nhằm phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt khi các biến thể mới của virus cũng như các biến thể phụ có khả năng gây bệnh nặng, né tránh miễn dịch hay giảm hiệu quả thuốc chữa bệnh.

Tiếp tục thúc đẩy việc tiêm vaccine phòng bệnh COVID-19 đặc biệt đối với các trường hợp nguy cơ cao, trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi nhất là ở các tỉnh, thành phố lớn, khu vực trọng điểm du lịch, có lượng khách quốc tế cao.

Tiếp tục đảm bảo công tác phân luồng, thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19, chuẩn bị sẵn sàng cho trường hợp các ca mắc COVID-19 tăng cao; đảm bảo đủ thuốc, thiết bị, hóa chất, sinh phẩm phòng, chống dịch; chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất trong trường hợp phát sinh các tình huống mới của dịch bệnh.

Tăng cường truyền thông về các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 tại các cửa khẩu và tại cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức của người dân bảo vệ sức khỏe trong tình hình mới.

Bộ Y tế luôn phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế thế giới, Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ, các tổ chức quốc tế, cùng các chuyên gia, các nhà khoa học theo dõi chặt chẽ và thường xuyên đánh giá tình hình dịch COVID-19;

Trong trường hợp tình hình dịch diễn biến ổn định, có thể dự báo và kiểm soát được, các biện pháp phòng chống dịch sẽ được kịp thời điều chỉnh nhằm chủ động đáp ứng với dịch COVID-19 và bảo đảm sức khỏe người dân.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Sau dịch COVID-19, Việt Nam đứng thứ 11 thế giới về gánh nặng bệnh lao

AN AN - MINH HÀ |

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh nhân lao cao trên thế giới. Sau đại dịch COVID-19, việc phòng chống bệnh lao đối mặt với nhiều thách thức. Vì vậy cần tăng cường nguồn lực, năng lực của y tế tuyến cơ sở trong việc phát hiện ca bệnh, nguồn lây để đưa mục tiêu chấm dứt bệnh lao về đích.

Hậu COVID-19, doanh nghiệp du lịch liên kết để đánh ván cờ mới

Ý Yên |

Giữa bối cảnh thị trường còn nhiều biến động hậu COVID-19, doanh nghiệp du lịch, lữ hành, hàng không cho rằng liên kết chính là chìa khóa để cùng phát triển.

Những điều chưa biết về lửng chó - loài mới bị nghi là nguồn lây COVID-19

Thanh Hà |

Lửng chó, loài động vật mới nhất bị nghi là nguồn lây COVID-19, là loài ngủ đông, chỉ có 1 bạn tình, có quan hệ họ hàng với cáo, được bán để lấy thịt và lông thú.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.

Trường sạt lở nghiêm trọng, hàng trăm học sinh Thanh Hóa nghỉ học

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Do ảnh hưởng của mưa bão, một trường học đang xây dựng thì bị sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau đó, ngành chức năng đã cho toàn bộ học sinh nghỉ học.