Sắp tới, dịch COVID-19 tại Bình Dương, Đồng Nai, Long An sẽ cực kỳ "nóng"

Thùy Linh |

Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng, các địa phương chưa có dịch COVID-19 cũng phải chuẩn bị ngay, các địa phương đang có dịch phải chuẩn bị cao hơn một mức so với yêu cầu để khi dịch xảy ra không bị bối rối, hoang mang, bị động.

Dịch bệnh tại một số tỉnh phía Nam sẽ cực kỳ "nóng"

Ngày 16.7, nhận định về tình hình dịch tại phía Nam, GS.TS Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết về nhân lực, Bộ Y tế đã điều động Thứ trưởng Trần Văn Thuấn làm việc với các tỉnh, thành phố khu vực Đông Nam Bộ, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên làm việc với các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ.

"Bình Dương, Đồng Nai, Long An sẽ cực kỳ nóng tới đây, do dó, các tổ công tác của Bộ Y tế phải phát huy tích cực vai trò tại địa phương. Nếu các địa phương có đề xuất về nhân lực, liên hệ báo cáo với các đồng chí Thứ trưởng đã được phân công để có điều tiết phù hợp" – Bộ trưởng nói.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, tinh thần chống dịch “phải triển khai các biện pháp một cách nhanh chóng, mạnh mẽ và quyết liệt hơn, quyết tâm hơn để có thể khống chế được dịch bệnh sớm”.

Bộ trưởng cho hay, tất cả các hướng dẫn chuyên môn đều đã được trao đổi và có những chỉ đạo phù hợp, tuy nhiên các địa phương phải chuẩn bị cho tình huống, kịch bản xấu.

Theo đó, các địa phương chưa có dịch thì phải chuẩn bị ngay, các địa phương đang có dịch phải chuẩn bị cao hơn một mức so với yêu cầu để khi dịch xảy ra không bị bối rối, hoang mang, bị động.

5 chuẩn bị cho tình huống xấu

Theo Bộ trưởng, trước tình hình dịch nóng như hiện nay, các địa phương cần phải có sự chuẩn bị một số điểm sau:

Thứ nhất, phải nâng công suất xét nghiệm và có kế hoạch cụ thể về điều phối - tổ chức cũng như trả kết quả xét nghiệm, tránh lúng túng, không có đầu mối chịu trách nhiệm về vấn đề quan trọng này.

Thứ hai, về cách ly, các địa phương phải chuẩn bị các cơ sở cho cách ly tập trung.

“Bộ Y tế đã có những chỉ đạo rất chặt chẽ về chuyên môn tại các khu cách ly. Do đó, các địa phương phải quyết liệt thực hiện, giảm thiếu tối đa lây nhiễm trong khu cách ly tập trung vì chủng virus lần này nguy cơ lây nhiễm rất cao, rất nhanh” - Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long lưu ý.

Thứ ba, về điều trị, Bộ Y tế yêu cầu tất cả các địa phương, các bệnh viện hạng 2, hạng 3 phải có hệ thống ô xy.

“Về tổng thể chung, chúng ta vẫn đảm bảo, nhưng từng nơi phải tự rà soát lại tình hình sử dụng cũng như khả năng cung ứng có gì khó khăn hay không. Các địa phương cũng phải đảm bảo số giường theo các chỉ đạo của Bộ Y tế” - Bộ trưởng lưu ý.

Thứ tư, về máy, trang thiết bị phục vụ chống dịch, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh quan điểm “4 tại chỗ”.

Các địa phương phải chuẩn bị các loại máy cơ bản nhất gồm máy thở. Bộ Y tế đã cấp máy thở cho các địa phương, do đó yêu cầu các địa phương tăng cường đào tạo tập huấn sử dụng máy thở. Nếu địa phương nào chưa sử dụng đến, báo lại Bộ Y tế, để Bộ thu hồi điều chuyển đến địa phương khác đang có nhu cầu.

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng lưu ý, các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh hạng 1 trở lên phải có trung tâm cấp cứu, hồi sức tích cực đối với bệnh nhân nặng và nguy kịch, trong đó có hệ thống máy ECMO, máy lọc máu và một số trang thiết bị khác. Không phải ECMO với mọi tuyến. Đối với các cơ sở tiếp nhận điều trị bệnh nhân COVID-19 không có triệu chứng, không nhất thiết phải trang bị những thiết bị quá chuyên sâu, quá nhiều. “Chúng ta phải làm sao sử dụng trang thiết bị vừa hiệu quả, vừa tiết kiệm” - Bộ trưởng nói.

Thứ năm, các địa phải tiếp tục đào tạo, tập huấn về chuyên môn: lấy mẫu, xét nghiệm, điều trị, tiêm chủng “để chuẩn bị cho tình huống xấu có thể xảy ra”.

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng lưu ý “gắn trách nhiệm của chính quyền cơ sở, vai trò cấp ủy và bài học huy động tất cả các lực lượng, người dân tham gia chống dịch. Có như thế mới thành công trong chống dịch được”.

Báo Lao Động, Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng Vàng và Công đoàn ngành Y tế chính thức phát động Chương trình "VÌ NHỮNG CHIẾN BINH ÁO TRẮNG". Chương trình mong muốn góp một phần nhỏ bé hỗ trợ, tạo thêm sức mạnh cho những người ngày đêm cống hiến, hy sinh, lăn xả quên mình vì nhân dân, vì đất nước.

Chương trình kêu gọi sự ủng hộ của tất cả cá nhân, tổ chức, cơ quan, đơn vị. Sự đóng góp của quý vị sẽ được chúng tôi chuyển đến hỗ trợ những y, bác sĩ, cán bộ y tế để góp phần chia sẻ khó khăn, đoàn kết chống dịch.

Mọi sự hỗ ủng hộ gửi về Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động bằng một trong các hình thức sau đây:

  1. Liên hệ trực tiếp Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động:

    Số 51 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: 024.39232756 - 024.39232748
    Hoặc các Văn phòng đại diện Báo Lao Động trên toàn quốc.

  2. Chuyển tiền qua tài khoản:
    Tên tài khoản: Quỹ xã hội từ thiện Tấm lòng Vàng

    • STK 113000000758 tại Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK 0021000303088 tại Vietcombank, chi nhánh Hà Nội.
    • STK 12410001122556 tại BIDV, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK 1005755579 tại SHB, chi nhánh Hà Nội.
    • Số tài khoản USD 115000196228 tại Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    Nội dung chuyển khoản: Hỗ trợ chiến binh áo trắng

  3. Hỗ trợ qua Ví Momo:

    Mở Ví Momo, chọn chương trình “Mỗi ngày một nghìn”. Thực hiện theo hướng dẫn. Nội dung lời nhắn: Hỗ trợ chiến binh áo trắng.

  4. Hoặc hỗ trợ trực tuyến: bằng cách bấm vào nút ỦNG HỘ NGAY bên dưới.

.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Sẽ gộp mẫu test nhanh COVID-19, tách F0 khỏi cộng đồng càng nhanh càng tốt

Thùy Linh |

Trước đây chủ yếu dùng xét nghiệm RT-PCR nhưng trong đợt dịch COVID-19 này đã thay đổi sử dụng test nhanh là chính, để giảm thời gian, tối ưu hóa việc xét nghiệm, trả kết quả thật nhanh để đưa F0 ra khỏi cộng đồng càng nhanh càng tốt.

Bộ trưởng Y tế: Dịch COVID-19 sẽ kéo dài hơn, gây tác động trên diện rộng

Thùy Linh |

Sáng 16.7, Bộ Y tế, Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, tổ chức Hội nghị Giao ban trực tuyến với các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tại 128 điểm cầu.

Việt Nam ghi nhận 2611 ca COVID-19 mới, 64 bệnh nhân được chữa khỏi

Thùy Linh |

Tối 15.7, Bộ Y tế công bố Việt Nam ghi nhận 2611 ca COVID-19. Có thêm 64 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 15.7, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 9.688 ca.

Ưu đãi ở Khu thương mại tự do Đà Nẵng thu hút doanh nghiệp

Hoàng Bin - Mỹ Linh |

Chính sách thu hút đầu tư và cơ chế ưu đãi của Khu thương mại tự do Đà Nẵng nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng doanh nghiệp.

Loạt thương hiệu âm thầm rời khỏi mặt bằng "đất vàng" Hà Nội

Thu Giang |

Hà Nội - Nhiều thương hiệu, cửa hàng kinh doanh đang âm thầm rút lui khỏi mặt bằng tuyến phố trung tâm Thủ đô.

Tin 20h: “Sâu đẻ ra tiền” nhiễm bệnh hàng loạt ở Lâm Đồng

NHÓM PV |

“Sâu đẻ ra tiền” nhiễm bệnh hàng loạt ở Lâm Đồng; Dân lo lắng khi bãi biển dự kiến thành nơi đổ chất nạo vét...

CII chi hàng nghìn tỉ đồng đầu tư vào loạt dự án mới

Lục Giang |

CII có những động thái đầu tư vào loạt dự án mới. Trong khi đó, công ty phải lùi thời gian trả cổ tức để cơ cấu lại nguồn tiền đầu tư và trả nợ trái phiếu.

"Đánh thuế bất động sản giúp giảm giá nhà là không thực tế"

Linh Trang - Vũ Linh |

GS. Đặng Hùng Võ - Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có những nhận định về đề xuất đánh thuế bất động sản thứ 2 của Bộ Xây dựng.

Sẽ gộp mẫu test nhanh COVID-19, tách F0 khỏi cộng đồng càng nhanh càng tốt

Thùy Linh |

Trước đây chủ yếu dùng xét nghiệm RT-PCR nhưng trong đợt dịch COVID-19 này đã thay đổi sử dụng test nhanh là chính, để giảm thời gian, tối ưu hóa việc xét nghiệm, trả kết quả thật nhanh để đưa F0 ra khỏi cộng đồng càng nhanh càng tốt.

Bộ trưởng Y tế: Dịch COVID-19 sẽ kéo dài hơn, gây tác động trên diện rộng

Thùy Linh |

Sáng 16.7, Bộ Y tế, Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, tổ chức Hội nghị Giao ban trực tuyến với các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tại 128 điểm cầu.

Việt Nam ghi nhận 2611 ca COVID-19 mới, 64 bệnh nhân được chữa khỏi

Thùy Linh |

Tối 15.7, Bộ Y tế công bố Việt Nam ghi nhận 2611 ca COVID-19. Có thêm 64 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 15.7, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 9.688 ca.