Số ca mắc tay chân miệng vào Bệnh viện Nhi TƯ tăng 6 lần cùng kì 2020

Thuỳ Linh |

Tính từ đầu năm, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận 125 ca tay chân miệng, tăng gấp 6 lần so với cùng kì năm trước. Mặc dù chưa có trường hợp biến chứng nặng nhưng chuyên gia khuyến cáo, bệnh tay chân miệng đang vào mùa và có xu hướng gia tăng rất nhanh.

Bệnh viện Nhi Trung ương chưa ghi nhận ca biến chứng nặng

Theo thống kê của Trung tâm bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Nhi Trung ương, tính từ đầu năm đến nay, Bệnh viện đã tiếp nhận 121 ca mắc tay chân miệng. Mặc dù chưa xuất hiện ca bệnh nặng nhưng số lượng bệnh nhân có thể tiếp tục tăng lên.

TS Nguyễn Văn Lâm - Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới - Bệnh viện Nhi Trung ương - cho biết: “Mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận từ 5- 6 bệnh nhân ở mức độ nhẹ 2A, có một vài trường hợp 2B. Mức độ 1 chỉ sốt nhẹ, kèm theo ban ở lòng bàn tay, bàn chân có thể cho về điều trị, chăm sóc tại nhà. Từ 2A sốt cao, mạch nhanh ở lại cơ sở y tế để theo dõi chăm sóc”.

Cũng theo TS Lâm, hầu hết trẻ mắc tay chân miệng đều dưới 5 tuổi, đặc biệt trẻ dưới 3 tuổi mắc nhiều hơn. Thông thường diễn biến bệnh tay chân miệng trong 5-7 ngày, nhưng nếu trẻ có biểu hiện nặng sớm thì ngay ngày đầu tiên hoặc ngày thứ 2, trẻ đã có biểu hiện của nặng.

Bạn T. được điều trị tại bệnh viện.
Bạn T. được điều trị tại bệnh viện. Ảnh: Thuỳ Linh

Vừa nhập viện đêm qua (13.4), bé T. (13 tháng tuổi) vào cấp cứu trong tình trạng nôn nhiều sau sốt. Tại nhà, bé T. được gia đình cho đi khám tư và được chẩn đoán tay chân miệng thể nhẹ, có thể chăm sóc tại nhà.

Tuy nhiên, chỉ sau một ngày sốt, bé liên tục nôn trớ, gia đình vội vã đưa cháu vào bệnh viện cấp cứu. Các bác sĩ cho biết, bé T. có biểu hiện điển hình của tay chân miệng với những nốt mọc nhiều chân tay. Virus này cũng gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa cho cháu bé khiến trẻ bị nôn trớ.

TS Lâm nhấn mạnh, khi trẻ có biểu hiện sốt kèm theo phát ban lòng bàn tay, chân, mông, ngực, miệng, cần cho trẻ đi khám để phân loại. Trường hợp nào sốt nhưng không biểu hiện thần kinh, đáp ứng với thuốc hạ nhiệt thì hướng dẫn gia đình theo dõi tại nhà.

Trẻ sốt cao không đáp ứng thuốc hạ sốt thì nên theo dõi tại các cơ sở y tế, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra. Nếu trẻ có biểu hiện run tay, giật mình, rối loạn ý thức thì diễn biến bệnh có xu hướng nặng lên.

Khuyến cáo phòng tránh tay chân miệng trong mùa dịch

TS Lâm cho biết, bệnh tay chân miệng lây qua tiêu hóa, tiếp xúc, giọt bắn và lây từ người sang người vì vậy điều kiện khí hậu, môi trường tập trung đông người, thói quen vệ sinh là yếu tố làm lây lan bệnh.

Các nốt đỏ xuất hiện trên tay chân trẻ. Ảnh: Thuỳ Linh
Các nốt đỏ xuất hiện trên tay chân trẻ. Ảnh: Thuỳ Linh

"Để phòng bệnh tay chân miệng, cần phải bảo đảm giữ khoảng cách, giữ thói quen vệ sinh tay, đồ chơi của trẻ phải giữ sạch để tránh tình trạng lây chéo.

Thực hiện chế độ ăn chín, uống sôi, thực phẩm dễ tiêu, bảo đảm dinh dưỡng để tăng cường cho trẻ. Khi tắm tránh gió lùa. Với những vết trong họng phải cho trẻ xúc miệng theo hướng dẫn và bôi thuốc giảm đau".

Bên cạnh đó, TS Lâm nhấn mạnh, khi cho trẻ dùng thuốc hạ sốt nhưng không đáp ứng, cha mẹ tuyệt đối không dùng thêm liều hạ sốt khác, dẫn tới quá liều lượng gây ra tình trạng trẻ bị ngộ độc paracetamol, dẫn tới tổn thương gan nặng nề.

"Biến chứng nặng của tay chân miệng có viêm não, tim mạch, phù phổi cấp. Ở thể tối cấp, có thể gây ra tình trạng nặng cho bệnh nhi và tử vong nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời", TS Lâm cho biết thêm.

Thuỳ Linh
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội cảnh báo về số ca mắc tay chân miệng gia tăng

Tùng Giang |

Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Chử Xuân Dũng nêu rõ, dịch bệnh tay chân miệng đã có ở 28 quận huyện, và số ca mắc đang gia tăng.

Số ca bệnh tay chân miệng tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái

Thùy Linh |

Để tăng cường phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, nhằm giảm đến mức thấp nhất số trường hợp mắc, tử vong, không để dịch bệnh lan rộng và kéo dài, Bộ Y tế đã có công văn khẩn gửi UBND các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh tay chân miệng.

Bệnh tay chân miệng gia tăng, phụ huynh nên làm gì để phòng ngừa cho trẻ?

Thanh Chân |

Bệnh tay chân miệng vẫn là căn bệnh khiến các bậc phụ huynh rất lo lắng vì những ảnh hưởng đến sức khỏe của con trẻ. Trước tình hình bệnh tay chân miệng gia tăng, bác sĩ Đỗ Châu Việt - Trưởng Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2 (Quận 1, TPHCM) đã đưa ra những khuyến cáo giúp phụ huynh phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ.

Giá vàng tăng kỷ lục: Chờ 2 tiếng chỉ để mua 1 chỉ vàng

Thanh Bình - Phương Anh |

Sáng 27.9, sau 30 phút mở bán, hàng loạt cửa hàng vàng trên tuyến phố Cầu Giấy (Hà Nội) đã hết sạch vàng để bán.

Ông Trump - bà Harris một 9 một 10 ở các bang chiến địa

Ngọc Vân |

Hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ Donald Trump và Kamala Harris đang bám đuổi sít sao ở các bang chiến địa quan trọng.

Chen chân mua iPhone 16 sớm tại TPHCM

THANH VŨ - NGỌC LÊ |

Tại TPHCM, các cửa hàng đều đông khách hàng đến nhận iPhone 16 sớm. Khách hàng đều tỏ ra vô cùng phấn khích khi sở hữu chiếc điện thoại này.

Thông báo quan trọng cho trái chủ trong vụ án Vạn Thịnh Phát

Anh Tú |

TPHCM - Ngày 27.9, TAND TPHCM phát thông báo quan trọng đến các bị hại mua trái phiếu trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2.

Có thể nâng ngưỡng miễn thuế trong Dự thảo Luật thuế GTGT

Minh Ánh |

Hiện ngưỡng không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) của doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, hộ kinh doanh đang được xem xét nên là dưới 200 hay 300 triệu đồng/năm.

Hà Nội cảnh báo về số ca mắc tay chân miệng gia tăng

Tùng Giang |

Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Chử Xuân Dũng nêu rõ, dịch bệnh tay chân miệng đã có ở 28 quận huyện, và số ca mắc đang gia tăng.

Số ca bệnh tay chân miệng tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái

Thùy Linh |

Để tăng cường phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, nhằm giảm đến mức thấp nhất số trường hợp mắc, tử vong, không để dịch bệnh lan rộng và kéo dài, Bộ Y tế đã có công văn khẩn gửi UBND các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh tay chân miệng.

Bệnh tay chân miệng gia tăng, phụ huynh nên làm gì để phòng ngừa cho trẻ?

Thanh Chân |

Bệnh tay chân miệng vẫn là căn bệnh khiến các bậc phụ huynh rất lo lắng vì những ảnh hưởng đến sức khỏe của con trẻ. Trước tình hình bệnh tay chân miệng gia tăng, bác sĩ Đỗ Châu Việt - Trưởng Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2 (Quận 1, TPHCM) đã đưa ra những khuyến cáo giúp phụ huynh phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ.