TỪ VIỆC XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN BỆNH SÁN LỢN Ở TRẺ EM BẮC NINH:

Y học cơ sở đang bị quên lãng

GS-TSKH PHẠM MẠNH HÙNG (NGUYÊN THỨ TRƯỞNG BỘ Y TẾ, NGUYÊN CHỦ TỊCH TỔNG HỘI Y HỌC VIỆT NAM) |

Mấy ngày nay dư luận cả nước xôn xao về việc các thầy thuốc chẩn đoán các cháu ở Bắc Ninh có tỉ lệ cao bị sán lợn. Rất nhiều phụ huynh hoang mang đưa các cháu về hai cơ sở y tế trung ương để lấy máu làm xét nghiệm xem có bị bệnh sán lợn hay không.

Sáng ngày 18.3, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Y tế điều động ngay các thầy thuốc và lực lượng chuyên môn về Bắc Ninh để giải quyết việc này. Mãi đến ngày 21.3, ngành y tế mới có chỉ đạo chính thức với Sở Y tế Bắc Ninh dừng việc xét nghiệm như vậy. Sự việc này đã gây nhiều bức xúc cho dư luận và hoang mang trong dân chúng. Từ việc này có thể rút ra những kinh nghiệm gì?

Cần làm gì khi xảy ra tai biến y khoa?

Khi xảy ra một số vụ tai biến y khoa của điều trị trong y tế vừa qua (như vụ tiêm nhầm thuốc tại Hướng Hoá - Quảng Trị, vụ tai biến khi lọc máu tại khoa thận nhân tạo bệnh viện Hoà Bình), có một số người vội vàng giải thích nguyên nhân của các tai biến này là sốc phản vệ (anaphylaxis shock). Đã có những bài viết phân tích sai lầm trong cách giải thích này. Có hai nguyên nhân giả thiết được đặt ra:

(1) Do không được đào tạo một cách căn cơ về y học cơ sở, đặc biệt về miễn dịch học cơ bản, nên không phân biệt được sốc phản vệ với sốc nói chung; (2) Người giải thích có động cơ sai lầm ở chỗ: Khi gây ra cái chết cho người bệnh họ muốn làm nhẹ tội bằng cách đổ lỗi cho nguyên nhân khách quan (đó là tính phản ứng của cơ thể người bệnh và cái chết ấy được “định mệnh” bởi di truyền).

Vì vậy cần rút ra hai điều: (1) Cần tăng cường việc đào tạo những kiến thức về y học cơ sở để giúp người thầy thuốc tiến hành chẩn đoán và điều trị trên cơ sở hiểu biết khoa học chứ không phải chỉ dựa thuần tuý trên kinh nghiệm như trong y học dân gian; (2) Khi khoa học công nghệ y học càng phát triển, chúng ta càng cần tăng cường giáo dục đạo đức y tế; tuyệt đối không được núp dưới các kiến thức y học hiện đại để nguỵ biện hoặc nói dối người bệnh.

Bài học kinh nghiệm

Mấy ngày nay dư luận cả nước xôn xao về việc các thầy thuốc chẩn đoán các cháu ở Bắc Ninh có tỉ lệ cao bị sán lợn. Sự việc này đã gây nhiều bức xúc cho dư luận và hoang mang trong dân chúng. Từ việc này có thể rút ra những kinh nghiệm gì?

Một là: Cần xem xét lại tình hình và phải coi trọng việc đào tạo y học cơ sở hiện nay trong các trường y (đặc biệt là đại học y). Y học cơ sở là một bộ phận quan trọng của nền y học, những bộ môn này nghiên cứu các vấn đề bệnh nguyên (nguyên nhân gây bệnh) và bệnh sinh (cơ chế sinh bệnh) của bệnh tật. Do đó y học cơ sở mang lại cho thầy thuốc những kiến thức khoa học rất cần thiết để hiểu về bệnh, từ đó chẩn đoán và điều trị bệnh dựa trên những kiến thức khoa học chứ không chỉ dựa trên những kinh nghiệm thuần tuý thu được khi hành nghề. Y học hiện đại khác y học dân gian chính là có nghiên cứu về y học cơ sở. Trong số các bộ môn y học cơ sở có hoá sinh y học, sinh lý học, sinh lý bệnh học, giải phẫu, giải phẫu bệnh học, vi sinh vật học, ký sinh trùng học, miễn dịch học.

Từ hiện tượng phát hiện các cháu ở Bắc Ninh bị sán lợn, đã có những câu hỏi sau đây đặt ra: Các thầy thuốc chẩn đoán sán lợn bằng cách nào là chính xác nhất, bệnh sán lợn và bệnh ấu trùng sán lợn (còn gọi là bệnh gạo) khác nhau thế nào, lấy máu để chẩn đoán sán lợn bằng kỹ thuật ELISA có đặc hiệu cho chẩn đoán sán lợn không, tính phản ứng chéo của các kháng nguyên (đặc biệt là kháng nguyên ký sinh trùng) đã ảnh hưởng thế nào đến độ đặc hiệu của phản ứng ELISA.

Cách giải thích của một số chuyên gia y tế vừa qua trên các phương tiện thông tin đại chúng có những điểm vội vàng, mập mờ và không thuyết phục về mặt chuyên môn. Phải chăng là những kiến thức y học cơ sở của họ đã bị quên lãng và họ không được đào tạo liên tục, hay phải chăng khi học trên ghế nhà trường, những kiến thức này chưa được nhấn mạnh và chưa thu hút sự tập trung của sinh viên so với những kiến thức lâm sàng. Dù sao qua hai sự việc kể trên, chúng ta cũng cần xem xét và tìm phương cách đẩy mạnh hiệu quả việc đào tạo các môn y học cơ sở trong các trường y. Có như vậy thầy thuốc mới có những kiến thức thực sự dựa trên cơ sở khoa học mà không dừng ở kinh nghiệm thuần tuý của y học dân gian.

Hai là: Các xét nghiệm miễn dịch và sinh học phân tử là những xét nghiệm hiện đại (còn gọi là công nghệ cao). Các xét nghiệm hiện đại thường có độ nhạy cao hơn xét nghiệm thủ công. Cần nhớ là độ nhạy cao nhưng chưa chắc đặc hiệu trong chẩn đoán bệnh đã cao do tính phản ứng chéo giữa các kháng nguyên. Hơn nữa các xét nghiệm này thường có giá thành cao. Việc không hiểu thấu đáo giá trị của các xét nghiệm này và chỉ định không cần thiết hoặc không đúng mục đích không những đã dẫn đến chẩn đoán không chắc chắn, mà nó còn dấy lên nỗi lo lắng, hoang mang của người dân và vô hình chung đã “động viên” người dân đổ xô đi làm xét nghiệm. Phải chăng đó cũng là một ví dụ về lạm dụng kỹ thuật cao và ẩn khuất đằng sau chỉ định đó có hay không mục đích tăng doanh thu của các cơ sở y tế (?). Người trong cuộc mới tự biết rõ và tự soi xét điểm này.

Chúng ta đang sống trong không khí của cách mạng 4.0. Chúng ta bắt buộc phải thực hiện cách mạng 4.0 trong y tế. Nhưng không bao giờ được nghĩ cứ công nghệ cao thì “rảnh tay” và coi nhẹ giáo dục đạo đức y tế. Trái lại công nghệ càng cao bao nhiêu càng phải tăng cường giáo dục đạo đức y tế bấy nhiêu. Có khi bên cạnh sử dụng kỹ thuật cao với mục đích chuyên môn, thầy thuốc cũng dễ xen lẫn với mục đích thương mại, nhất là khi nền y tế đang thực hiện cơ chế tự chủ bệnh viện. Thế mới biết giáo dục đạo đức y tế là việc cần thiết như thế nào.

(Tiêu đề bài viết do Báo Lao Động đặt)

GS-TSKH PHẠM MẠNH HÙNG (NGUYÊN THỨ TRƯỞNG BỘ Y TẾ, NGUYÊN CHỦ TỊCH TỔNG HỘI Y HỌC VIỆT NAM)
TIN LIÊN QUAN

Một số đối tượng gây rối, kích động trong vụ xét nghiệm sán lợn

LH |

Trong quá trình khám, xét nghiệm sán lợn cho bệnh nhân ở Bắc Ninh tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh viện đã phát hiện một số trường hợp trà trộn vào người bệnh để gây rối, nói xấu địa phương tỉnh Bắc Ninh, Bộ Y tế và kích động.

Bộ Y tế yêu cầu dừng lấy máu xét nghiệm Elisa để chẩn đoán sán lợn

LH |

Ngày 21.3, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến đã có văn bản gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh liên quan đến bệnh sán dây lợn.

Hàng loạt trẻ nhiễm sán lợn ở Bắc Ninh: Thêm nhiều cán bộ bị đình chỉ

Đặng Chung |

UBND huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) vừa có quyết định đình chỉ thêm nhiều cán bộ để điều tra, làm rõ việc hàng trăm trẻ ở Bắc Ninh bị nhiễm sán lợn.

Giao công an xác minh việc "hôi của" trên cao tốc ở Phú Thọ

Tô Công |

Phú Thọ - UBND huyện Cẩm Khê giao Công an và chính quyền xã Minh Tân xác minh, làm rõ thông tin "hôi của" trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Xe cứu thương cháy rụi trên đường đưa bệnh nhân chuyển viện

Hoài Phương |

Bình Định - Trung chuyển bệnh nhân từ Phú Yên ra Bình Định, chiếc xe cứu thương bất ngờ cháy rụi trên đường.

Thanh Hóa khởi tố, bắt tạm giam 5 cán bộ huyện Quảng Xương

Trần Lâm |

THANH HÓA - Công an tỉnh đã bắt tạm giam 5 bị can “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi hành công vụ", trong đó có nguyên Chủ tịch huyện.

Giá vàng cao kỷ lục, chọn kênh đầu tư nào để tránh mạo hiểm?

Hoàng Xuyến - Việt Anh |

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh giá vàng tăng cao, người dân nên cẩn trọng khi đầu tư vào vàng. Dự kiến, chứng khoán là một thị trường đầu tư tiềm năng.

Thân thế điệp viên khiến thủ lĩnh Hezbollah bị hạ sát

Thanh Hà |

Cuộc không kích của Israel vào Beirut, Lebanon khiến thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah thiệt mạng dựa trên thông tin tình báo từ một điệp viên Iran.

Một số đối tượng gây rối, kích động trong vụ xét nghiệm sán lợn

LH |

Trong quá trình khám, xét nghiệm sán lợn cho bệnh nhân ở Bắc Ninh tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh viện đã phát hiện một số trường hợp trà trộn vào người bệnh để gây rối, nói xấu địa phương tỉnh Bắc Ninh, Bộ Y tế và kích động.

Bộ Y tế yêu cầu dừng lấy máu xét nghiệm Elisa để chẩn đoán sán lợn

LH |

Ngày 21.3, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến đã có văn bản gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh liên quan đến bệnh sán dây lợn.

Hàng loạt trẻ nhiễm sán lợn ở Bắc Ninh: Thêm nhiều cán bộ bị đình chỉ

Đặng Chung |

UBND huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) vừa có quyết định đình chỉ thêm nhiều cán bộ để điều tra, làm rõ việc hàng trăm trẻ ở Bắc Ninh bị nhiễm sán lợn.