Chuyện về những thầy giáo mầm non: Khi các thầy... múa

Thảo Nguyên |

Dạy các cháu múa, hát, dạy chữ đến những việc chải đầu, tết tóc…tưởng chừng chỉ dành cho những cô giáo khéo léo, đảm đang, nhưng thật đáng quý khi dù rất ít ỏi vẫn có những người thầy.

Phụ nữ làm được thì nam giới cũng có thể làm

Là giáo viên nam duy nhất tại trường mầm non xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, thầy giáo Nguyễn Đình Quỳnh đã gắn bó với công việc dạy trẻ suốt 10 năm qua.

Yêu trẻ và được tiếp thêm động lực từ mẹ cũng là một cô giáo mầm non, anh Quỳnh đã không ngần ngại nộp hồ sơ thi vào trường Cao đẳng sư phạm mẫu giáo Trung ương I.

Anh tâm sự: “Ngày đầu khi mới bước vào nghề, nhiều người thắc mắc tại sao trong ngành giáo dục lại có giáo viên nam dạy mầm non. Nhưng khi tôi học ở trường Cao đẳng cũng có rất nhiều nam sinh viên khác. Những việc phụ nữ làm được thì dĩ nhiên nam giới cũng có thể làm”.

Không giống như anh Quỳnh, anh Phạm Văn Đạt, hiện đang công tác tại Phòng giáo dục huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định đã từng phải vượt qua mặc cảm từ chính bản thân mình để gắn bó với nghề nuôi dạy trẻ.

 Lớn lên từ một miền quê nghèo, hoàn cảnh gia đình lại khó khăn nên khi lựa chọn thi vào trường Sư phạm anh Đạt mới nghĩ đến bố mẹ sẽ không phải lo chi phí ăn học. Cũng năm đó, một người chị của anh Đạt đăng ký thi trường Cao đẳng sư phạm mẫu giáo Trung ương. Chị động viên anh, hai chị em cùng thi vào ngôi trường đào tạo những cô nuôi dạy trẻ.

Anh Đạt kể rằng, anh vào trường năm 2003. Khi đó khóa anh học có 420 sinh viên thì chỉ có 2 sinh viên nam. Những ngày đầu anh thực sự cảm thấy ngại vì sống và học tập trong môi trường đa số là nữ, thậm chí khi có ai đó hỏi học trường nào, anh không dám thú nhận. Anh Đạt cũng bộc bạch rất thực rằng, chính vì môi trường toàn nữ giới ấy đã khiến anh và những nam sinh còn lại trong trường luôn cố gắng “sống đúng bản lĩnh thực sự của người đàn ông”.

Đến khi ra trường, trở về quê hương làm một giáo viên mầm non thực thụ, anh Đạt mới thực sự thấu hiểu ý nghĩa và trân trọng công việc mình đang làm. Anh chia sẻ: “Tôi rất tự hào về trường mình. Đó là một môi trường tốt đã đào tạo trình độ chuyên môn vững chắc để ra trường tôi có thể làm tốt công việc của một giáo viên mầm non. Giờ có ai hỏi đã từng học trường nào, tôi có thể tự hào nói rằng trường Cao đẳng sư phạm mẫu giáo Trung ương I”.

Xóa mặc cảm, làm việc không ngại ngần

Thầy Đạt chia sẻ: “Nhiều người nghĩ nam giới làm việc chăm sóc, giáo dục trẻ rất khó khăn, đặc biệt là với trẻ gái. Nhưng  khi trong trường, chúng tôi đã được học hết nên không ngại làm gì cả, từ vệ sinh nhà cửa đến vệ sinh cho các cháu, chải tóc, đổ bô”.

Những điệu múa còn khá gượng gạo, thiếu sự mềm dẻo, những câu từ với trẻ đôi khi còn hơi khô cứng, việc vệ sinh cá nhân cho các cháu đặc biệt là vệ sinh cho bé gái đối với các thầy còn khá gian nan. Nhưng nhìn những gương mặt thơ ngây, ngộ nghĩnh, đặc biệt là khi các bé nói thích được thầy dạy hơn cô dạy và say mê, hứng thú học là động lực không gì lớn lao bằng, giúp các thầy tiếp tục gắn bó với công việc của mình.

Anh Đạt nhớ lại kỷ niệm khi đang thực tập tại một trường mầm non vào năm cuối của Khóa học. Hôm ấy, anh dạy các cháu bài thơ “Nàng tiên ốc”, đến câu thơ “Bà già đập vỡ vỏ ốc xanh rồi ôm lấy nàng tiên” thì có một cháu không đọc theo văn bản mà lại “sáng tác” thành “Bà già đập vỡ vỏ ốc xanh rồi ôm lấy thầy Đạt”. Kể đến đó, anh Đạt vừa vui vừa xúc động.

Còn với anh Quỳnh, một lần khi một cháu đến lớp khóc rất nhiều, cô giáo hỏi vì sao cháu khóc thì cháu không trả lời. Nhưng khi thầy Quỳnh đến hỏi thì cháu nói: “Đến lớp phải ăn nhiều thịt. Con không thích ăn thịt, chỉ thích ăn rau thôi”. Hiểu được sự tình, thầy nhẹ nhàng dỗ dành, sau vài lần cháu hiểu ra, biết ăn đầy đủ hơn và lại thích đi học.

Cách chăm sóc, dạy dỗ của những thầy giáo mầm non - những người đàn ông - dường như lại có sức cuốn hút riêng biệt, khiến những học trò tí hon rất thích và dành nhiều tình cảm cho thầy. Bởi vậy, sự đắn đo, mặc cảm ban đầu của một số người với những thầy giáo mầm non cũng không còn là vấn đề quá lớn. Các thầy dạy, chăm sóc các cháu bằng tình yêu trẻ thơ và bằng chính sức mạnh từ tình cảm vô bờ mà các học trò ngộ nghĩnh mang lại cho mình.
Thảo Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Bí thư huyện bức xúc về việc 300 sổ đỏ của dân bị thu hồi

Hoài Phương |

Bình Định - Về việc tham mưu UBND huyện thu hồi 300 sổ đỏ của người dân, Bí thư Huyện ủy Phù Mỹ cho rằng, đây là vấn đề gây bất ổn trong xã hội.

Khởi tố, bắt tạm giam người cha bạo hành con trai 6 tuổi

Tâm Tú |

Ngày 4.10, Công an Quận 8 (TPHCM) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam người cha trong vụ bé trai 6 tuổi nghi bị bạo hành.

Xét tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho ông Mai Đức Chung

LƯƠNG HẠNH |

Bộ Nội vụ tiến hành lấy ý kiến nhân dân đề nghị tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động” đối với ông Mai Đức Chung.

Dự báo vùng ảnh hưởng của cơn bão mới mạnh ngang Helene

Thanh Hà |

Tin bão mới nhất cho hay, bão Kirk mạnh lên thành bão cấp 4 ngày 3.10, trở thành bão mạnh thứ 3 trong mùa bão 2024 sau siêu bão Beryl và Helene.

Bất ngờ lý do không đội mũ bảo hiểm của nam sinh lớp 9

Tô Thế |

Khi bị lực lượng CSGT Hà Nội dừng xe kiểm tra vì không đội mũ bảo hiểm, nam sinh lớp 9 tỏ ra bất ngờ.

Nhập khẩu gạo kỷ lục, chuyện “không có gì ầm ĩ”

Lục Tùng |

Việc Việt Nam nhập khẩu gạo tăng vọt 9 tháng đầu năm không phải là chuyện đáng lo mà còn mang lại lợi ích kép.

Ngắm 4 bộ hiện vật đang đề nghị công nhận Bảo vật Quốc gia

NGUYỄN LUÂN - HỒNG NHUNG |

HUẾ - Thừa Thiên Huế vừa hoàn tất hồ sơ đề nghị công nhận Bảo vật Quốc gia đối với 4 bộ hiện vật có từ thời nhà Nguyễn.

Cần một đề án thu hút vốn trong dân làm đường sắt tốc độ cao

PHẠM ĐÔNG |

Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa kiến nghị có đề án thu hút nguồn vốn trong nhân dân để làm 2 siêu dự án cao tốc Bắc - Nam và đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.