Hiểm họa bệnh tật từ nguồn nước sinh hoạt nhiễm độc

Minh Phạm |

Gần đây, dư luận đang hoang mang và lo lắng trước tình trạng nước sinh hoạt gặp vấn đề. Đặc biệt là các khu đô thị. Nước sinh hoạt nhiễm khuẩn, nhiễm độc không chỉ gây khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày mà còn gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với sức khỏe.

Lo ngại nguồn nước nhiễm độc

Như Lao Động đã thông tin, mới đây, theo kết quả kiểm tra chất lượng nguồn nước của Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM đối với các hộ dân chưa được sử dụng nước sạch tại 1.400 vị trí thuộc 7 quận - huyện (Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Bình Tân, Thủ Đức, quận 12), cho thấy: chỉ có 3,21% mẫu đạt chất lượng theo quy chuẩn của Bộ Y tế. Có 95,86% mẫu xét nghiệm không đạt chỉ tiêu hóa lý do độ pH thấp, hàm lượng sắt cao. Còn tại Hà Nội, cách đây không lâu, nhiều người choáng váng với thông tin khu đô thị Mỹ Đình 2 có nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm Asen với nồng độ cao 4 lần cho phép, khu vực chung cư Tam Trinh, nguồn nước sinh hoạt của người dân bỗng dưng vẩn đục, đen mà không rõ nguyên nhân.

Th.s Dương Phát Chiếu, Trưởng phòng quản lý ngộ độc thực phẩm, Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm TPHCM cho biết, tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước có thể chia ra làm nhiều loại: kim loại nặng, các hợp chất vô cơ, vi khuẩn trong nước.

Các kim loại nặng  như bạc, thủy ngân, kẽm, chì, Asen… có trong nước với hàm lượng cao là nguyên nhân gây ngộ độc cho con người, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, đột biến. Nghiêm trọng hơn cả là nguồn nước nhiễm Asen, dù chỉ với liều lượng nhỏ nhưng qua thời gian sử dụng lâu dài sẽ gây các triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn, giảm hồng cầu, bạch cầu, rụng tóc, giảm trí nhớ, rối loạn nhịp tim, đau mắt, viêm dạ dày, ung thư… Nếu nồng độ quá lớn, người dùng có thể khiến mạch đập yếu, mặt nhợt nhạt, tử vong rất nhanh.

Các chất tổng hợp bao gồm nhiên liệu, chất màu, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, phụ gia trong dược phẩm, thực phẩm thường có độc tính và độ bền sinh học khá cao. Đây là nguyên nhân gây nhiễm độc mạn tính và các bệnh hiểm nghèo như ung thư bàng quang, ung thư phổi… Vi khuẩn có hại nhiễm trong nước có nguồn gốc từ chất thải sinh hoạt của con người và động vật như virus gây nên bệnh tả, thương hàn, bại liệt. Vi sinh E.coli, Coliforms có thể gây ra các bệnh đường ruột, tiêu chảy cấp, một số trường hợp có gây suy thận, nhiễm khuẩn huyết…

Dấu hiệu nhận biết nước sinh hoạt nhiễm độc

Với những tác hại nguy hiểm đó, theo Th.s Dương Phát Chiếu, mỗi gia đình có thể dựa vào màu sắc, mùi vị, độ đục… để phát hiện sự ô nhiễm của nguồn nước và đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời.

Cụ thể, nước có mùi tanh, có màu xanh hoặc vàng sau khi để ngoài không khí là nước bị nhiễm sắt, mangan, tảo… Nước có mùi hôi có thể do nguồn nước ngầm đã bị nhiễm nước thải, chất hữu cơ trong đất. Nước có mùi thum thủm, trứng thối là nước nhiễm H2S. Nước có mùi khó thở, buồn nôn, mùi đặc biệt là nước nhiễm phenol và clo. Bên cạnh đó, nước có màu đục chứng tỏ có các chất lơ lửng nhiễm trong nước (chất keo, đất sét, tảo, vi sinh…).

Khi biết rằng nguồn nước tại địa phương bị nhiễm bẩn, nhiễm độc hoặc không được kiểm nghiệm, có thể dùng một số phương pháp trước mắt để xử lý được nguồn nước tại gia đình như: Luôn luôn đun sôi nước trước khi sử dụng; Uống nước mới sau 24h (bởi sau 24h, nước đun sôi để nguội sẽ bị nhiễm khuẩn trở lại); Gợn nước sau khi để lắng và phơi dưới ánh nắng 1,2 ngày, sử dụng các phương pháp lọc nước bằng than hoạt tính, dụng cụ lọc…

Tuy nhiên, đây chỉ là những nhận biết và giải pháp xử lý tạm thời, bởi dù nước không màu, không mùi, không đóng cặn nhưng cũng không có nghĩa nước không nhiễm khuẩn. Asen và một số vi khuẩn, vi sinh không thể phát hiện bằng mắt thường. Cách tốt nhất, hãy mang mẫu nước đến các đơn vị có chuyên môn, có đầy đủ các máy móc khoa học để kiểm định lại nguồn nước để được tư vấn phương án giải quyết tối ưu.

Minh Phạm

Minh Phạm
TIN LIÊN QUAN

Chủ tịch Quốc hội: Kỳ họp thứ 8 có nhiều luật quan trọng

Tạ Quang |

Hậu Giang - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thông tin tới cử tri, Kỳ họp thứ 8 có nhiều luật quan trọng, liên quan đến các địa phương, doanh nghiệp, người dân.

Công nhân gặp khó khăn trăm bề vì bị nợ lương 3 tháng liền

ĐÌNH TRỌNG - NHƯ QUỲNH |

Bình Dương - Cả trăm công nhân Công ty Hoàng Sinh ngừng việc, yêu cầu công ty trả lương. Đây là ngày ngừng việc thứ 3 của đợt ngừng việc thứ 2.

Nghịch cảnh của phim Việt dự Oscar

Bình An |

Xưa nay, mỗi bộ phim Việt gửi dự vòng sơ tuyển Oscar ở hạng mục "Phim quốc tế hay nhất" luôn gây tranh cãi.

Quy định là khung, việc ký phối hợp sẽ dựa trên thực tế

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội – Ngày 30.9, tại kỳ họp thứ 7, khóa XIII Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN dưới sự chủ trì của Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Đình Khang, các đại biểu đã cho ý kiến vào Tờ trình dự thảo Quy định về mối quan hệ phối hợp công tác giữa Công đoàn ngành Trung ương và tương đương với các LĐLĐ tỉnh, thành phố.

Israel tấn công, 3 lãnh đạo phong trào Palestine thiệt mạng

Song Minh |

Mặt trận Nhân dân Giải phóng Palestine (PFLP) cho biết 3 lãnh đạo của tổ chức này thiệt mạng trong cuộc không kích của Israel vào Beirut, Lebanon.

1 tài xế ôtô đưa đón học sinh dùng giấy phép lái xe giả

Duy Tuấn |

Bình Thuận - Một tài xế ôtô đưa đón học sinh dùng giấy phép lái xe giả bị phát hiện và xử phạt.

Đề nghị xử lý mất kết nối giám sát để hỗ trợ ngư dân

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Sở NNPTNT tỉnh đã làm việc với nhà mạng Vinaphone - VNPT đề nghị xử lý việc mất kết nối giám sát hành trình của ngư dân.

Nữ bác sĩ BV K bị tấm kính rơi vào người đã trở lại làm việc

Lệ Hà |

Nữ bác sĩ nội trú Hoàng Minh Lý công tác tại Bệnh viện K bị tấm kính ở quán cà phê rơi vào người đã hồi phục sức khỏe, trở lại làm việc.