Trăn trở giữ làng may áo dài truyền thống Trạch Xá

Thảo Nguyên-Thành An |

Làng may truyền thống Trạch Xá (xã Hoà Lâm, Ứng Hoà, Hà Nội) từ lâu đã trở thành mảnh đất nuôi dưỡng những người thợ may áo dài truyền thống vô cùng khéo léo, tạo nên những chiếc áo vừa kín đáo vừa tôn lên vóc dáng thanh thoát của người phụ nữ Hà thành. Thế nhưng, những thế hệ sau sinh ra và lớn lên ở mảnh đất này vẫn đang trăn trở làm sao để vực dậy và lưu giữ một làng nghề truyền thống trước nguy cơ mai một.
Trạch Xá từ lâu đã nổi tiếng không chỉ với nghề may áo dài truyền thống, áo cung đình, mà còn mở rộng sang nghề làm chăn, gối, áo bông xuất khẩu. 

Người dân trong làng luôn ghi nhớ những câu chuyện được truyền tụng trong dân gian về Bà tổ nghề Nguyễn Thị Sen - Tứ phi của vua Đinh Tiên Hoàng - với đôi bàn tay khéo léo và yêu thích may mặc đã học được nghề may trong cung vua, rồi dạy cho các cung nữ tường đường kim, mũi chỉ, phát triển nghề may trong chốn Hoàng cung mà trước đây chưa hề có.

Sau khi vua Đinh Tiên Hoàng và con trưởng là Nam Việt Vương Đinh Liễu bị Đỗ Thích sát hại, Bà Tứ phi Nguyễn Thị Sen đưa các con từ giã Hoàng cung trở về làng Trạch Xá. Tại đây, Bà đã truyền nghề cho dân làng để rồi nghề may được cha truyền con nối, thế hệ trước dạy cho thế hệ sau và trở thành nghề truyền thống của làng.

Những bậc cao niên trong làng kể lại, trước năm 1980 nghề may áo dài Trạch Xá phát triển mạnh mẽ. Đến làng Trạch Xá ngày đó, đâu đâu cũng thấy những tà áo dài mềm mại treo trong nhà, ngoài phố. Trẻ con chưa đến 10 tuổi đã bắt đầu làm quen với việc đơm cúc, thêu áo... Những đứa trẻ sáng dạ thì 15 tuổi đã tự hào vì có thể may được một chiếc áo dài đẹp. Nhiều gia đình đã gắn bó với nghề may áo dài từ đời này sang đời khác, trở thành cái “nghiệp” đã “ngấm” vào mình.

Thế nhưng, cái thuở “hoàng kim” ấy ở Trạch Xá dường như đang dần mất đi khi nghề truyền thống không còn đủ sức hấp dẫn với chính những thế hệ nối tiếp trong làng, thậm chí, nhiều người không thể tiếp tục coi đó là cái “nghiệp” của đời mình như xưa nữa.

Anh Tám giới thiệu một chiếc áo dài truyền thống dành cho nam giới, dùng trong các dịp lễ, tết.
Anh Tám giới thiệu một chiếc áo dài truyền thống dành cho nam giới, dùng trong các dịp lễ, tết.

Anh Đỗ Minh Thường (tên thường gọi là Tám) ở xóm Đông, thôn Trạch Xá, rất hào hứng khi kể về làng nghề may truyền thống của mình - một làng khâu áo dài bằng tay đến 100% mà giờ hiếm nơi nào lưu giữ được. Nhưng khi nói đến thực trạng làng nghề, giọng anh chùng xuống: “97% người làng Trạch Xá làm nghề may, nhưng nghề nông vẫn là chính, nghề này chỉ là phụ, bởi nghề này là “bắc nước chờ gạo người”, nếu sinh sống 100% bằng nghề này thì không sống được”.

Anh Tám cho hay, đa phần những người thợ may áo ở làng Trạch Xá chỉ nhận đơn hàng từ trong nội thành Hà Nội gửi về. Công khâu tay nhận từ cửa hàng là 70.000 đến 75.000 đồng/áo. Trung bình mỗi người mỗi ngày làm được 3 sản phẩm áo dài tân thời. So với làm máy may công nghiệp thì năng suất lao động thủ công chỉ bằng một nửa, làm máy may có thể hoàn thiện 5 đến 6 sản phẩm một ngày.

“Người ta chỉ giao như vậy, mình làm nghề thì mình phải chịu thôi, đã theo nghề thì vẫn phải làm, không thể khác được. Nếu mình không sản xuất thì tự đánh mất miếng cơm manh áo của mình”, anh Tám lo lắng.

Hiện tại trong làng Trạch Xá, hầu hết các hộ làm may vẫn mang tính nhỏ lẻ. Trong nhà có vài cái máy may, đôi ba chiếc áo đã làm xong chờ cửa hàng ở Hà Nội lấy về giao cho khách, chứ không mấy ai có nhà xưởng rộng, có nhiều nhân công làm việc, cùng với đó là lượng hàng lớn như mong đợi.

Mấy chục năm gắn bó với nghề may ở mảnh đất Trạch Xá nức tiếng một thời là ngần ấy năm gia đình anh Tám cũng như nhiều gia đình khác của làng mưu sinh nhỏ lẻ. Ai cũng nghĩ tới làm sao để có diện tích rộng rãi, có nhà xưởng để sản xuất, có nhiều đơn đặt hàng, nhưng chưa có được lời đáp.

 Anh Tám chia sẻ: “Bản thân tôi cũng như các gia đình khác trong làng luôn muốn làm sao để làng nghề được phát triển tập trung hơn, không còn tình trạng là nhỏ lẻ như hiện tại. Bên cạnh đó là cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất được cải thiện, xây dựng được những phân xưởng lớn để thu hút được những mối khách hàng lớn hơn, mang lại thu nhập ổn định hơn cho những người thợ của làng”.

Clip anh Tám giới thiệu áo dài truyền thống của làng Trạch Xá:

Thảo Nguyên-Thành An
TIN LIÊN QUAN

Israel không kích dữ dội vào thủ đô Lebanon

Thanh Hà |

Các cuộc không kích của Israel vào thủ đô Beirut của Lebanon vào đêm 3.10 tới sáng 4.10 nhằm vào lãnh đạo Hezbollah Hashem Safieddine.

Phụ công Lê Thanh Thúy sẵn sàng xuất ngoại khi có cơ hội

NHÓM PV |

Góc nhìn thể thao số 183 có buổi trò chuyện với phụ công Lê Thanh Thúy của đội LPB Ninh Bình về hành trình với bóng chuyền Việt Nam trong năm 2024.

Nhiều dự án điện gió tại Quảng Trị bị yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu

Mai Dung |

Trong số 32 dự án điện mặt trời, điện gió mà Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan để phục vụ công tác điều tra, xử lý vụ án thì có 2/4 nhà máy điện gió ở Quảng Trị đã lộ sai phạm.

Bruno lại thẻ đỏ, Man United hòa kịch tính trước Porto

tam nguyên |

Harry Maguire đã cứu nguy cho Man United và huấn luyện viên Erik ten Hag ở trận đấu trên sân Porto.

Trở lại chợ Đồng Đăng - gần 10 năm sau lệnh di dời

An Khánh |

Lạng Sơn - Sau gần 10 năm được vận động di chuyển, đến nay, chợ Đồng Đăng - khu chợ sầm uất nhất vùng biên vẫn diễn ra hoạt động mua bán nhộn nhịp.

Giáo viên trẻ cần đủ thời gian tiếp cận tình huống thực tế

Vân Trang - Việt Anh |

Clip cô giáo thân mật với nam sinh ở Hà Nội đang khiến dư luận xôn xao và đặt ra câu hỏi về cách hành xử giữa giáo viên và học trò.

Cần thêm mức phạt với tài xế đưa đón học sinh sai quy định

Phương Anh - Hương Mơ |

Theo nhiều chuyên gia, việc áp dụng xử phạt với các tài xế chở xe đưa đón học sinh sai quy định sẽ có hiệu quả hơn nếu cân đối về các mức phạt phù hợp.

Việt Nam thu hút gần 25 tỉ USD vốn FDI trong 9 tháng đầu năm

Tuyết Lan |

Trong 9 tháng đầu năm, tổng vốn FDI đã tăng lên gần 25 tỉ USD. Đặc biệt, nhiều dự án lớn ở các lĩnh vực bán dẫn, năng lượng được đầu tư mới và mở rộng vốn.