Điều kiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

Trang Thiều (T/H) |

Dưới đây là thông tin chi tiết về điều kiện, thủ tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa mới nhất.

Điều kiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 56 Luật Trồng trọt 2018 và Khoản 1 Điều 13 Nghị định 94/2019/NĐ-CP, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phải đáp ứng một số yêu cầu, điều kiện như sau:

- Phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng của cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Không làm mất đi các điều kiện để trồng lúa trở lại; không làm biến dạng mặt bằng, không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa;

- Trường hợp chuyển trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, được sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng nuôi trồng thủy sản với độ sâu không quá 120 cm (1,2 mét) so với mặt ruộng.

Hồ sơ, thủ tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Khoản 3 Điều 13 Nghị định 94/2019/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa như sau:

Bước 1: Gửi hồ sơ

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng đất trồng lúa hợp pháp có nhu cầu chuyển đổi sang trồng cây hàng năm, trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản; hộ gia đình, cá nhân trong nước sử dụng đất trồng lúa hợp pháp có nhu cầu chuyển sang trồng cây lâu năm gửi 01 bản đăng ký đến UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn) theo Mẫu số 04.CĐ Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP.

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý yêu cầu

- Trường hợp bản đăng ký chuyển đổi không hợp lệ, trong thời gian 03 ngày làm việc, UBND cấp xã phải hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung bản đăng ký.

- Nếu bản đăng ký chuyển đổi hợp lệ và phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa của UBND cấp xã, trong thời gian 05 ngày làm việc, UBND cấp xã có ý kiến “Đồng ý cho chuyển đổi”, đóng dấu vào bản đăng ký, vào sổ theo dõi và gửi lại cho người sử dụng đất.

- Trường hợp không đồng ý, UBND cấp xã phải trả lời bằng văn bản cho người dân theo Mẫu số 05.CĐ Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP.

Trang Thiều (T/H)
TIN LIÊN QUAN

Những khoản tiền phải nộp khi làm sổ đỏ cho đất có giấy tờ

Trang Thiều (T/H) |

So với đất không có giấy tờ thì đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất nếu đang sử dụng đất ổn định khi làm sổ đỏ.

Thủ tục thu hồi đất sử dụng không đúng mục đích

Trang Thiều |

Dưới đây là trình tự, thủ tục thu hồi đất do vi phạm pháp luật theo Điều 66 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Trường hợp nào không được sang tên sổ đỏ đất trồng lúa?

Tuấn Anh (T/H) |

Sang tên sổ đỏ đất trồng lúa là việc chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.

Chốt phương án tái định cư cho Làng Nủ sau thiên tai

Bảo Nguyên |

Lào Cai - Khu tái định cư này trước mắt dự kiến bố trí 40 ngôi nhà cho 40 gia đình Làng Nủ bị thiệt hại trong trận lũ quét, sạt lở đất vừa qua.

Quán cơm bình dân đông khách nhất Hạ Long bị tẩy chay

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Ban Tuyên giáo Thành ủy Hạ Long đã có công văn đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc vụ quán Cơm sạch bà Liên bị dư luận đề nghị tẩy chay.

Hà Nội có hơn 40 điểm ngập sau trận mưa sáng 16.9

KHÁNH AN |

Trận mưa lớn đêm 15.9, rạng sáng 16.9 khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn Hà Nội ngập úng nặng.

Hầm xe ngập trong biển nước, hàng chục xe máy suýt "chết đuối"

Việt Anh |

May mắn kịp dậy lúc nửa đêm, cư dân tại một chung cư mini trên phố Cự Lộc (Thanh Xuân, Hà Nội) đã cứu được hàng chục xe máy trước khi hầm xe ngập hoàn toàn.

Các điểm du lịch Quảng Ninh tan hoang sau bão

Thanh Hải |

Là một trong những tỉnh thành phía Bắc bị tàn phá bởi bão số 3 Yagi, Quảng Ninh chịu vô số thiệt hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch.