Nhà bình dân: Chưa bao giờ khó tìm đến thế!

T.CHÍ |

Tại TPHCM, trong nửa đầu năm 2019 chỉ chiếm 5% toàn thị trường, chỉ chiếm chưa tới 1/3 so với 17% căn hộ cao cấp được tung ra thị trường. Vấn đề này, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM phải thốt lên, trong quý 2 không có dự án nhà ở bình dân, vừa túi tiền được đưa ra thị trường. Việc dần vắng bóng nhà bình dân, theo nhiều ý kiến sẽ tạo áp lực đáng kể cho phát triển hạ tầng, an sinh xã hội khi nhu cầu về nhà ở bộ phận thu nhập thấp đô thị ngày càng nhiều, trong khi nguồn cung chẳng có bao nhiêu.

“Đỏ mắt” tìm nhà bình dân

Tại buổi họp báo Hội nghị chuyên đề BĐS Việt Nam 2019 vừa mới diễn ra, ông Nguyễn Hoàng - GĐ bộ phận nghiên cứu và phát triển thị trường Cty DKRA - nhận định, giá căn hộ các phân khúc đều tăng trên 50% trong 5 năm qua.. Theo ông Hoàng, từ năm 2015 đến tháng 6.2019, thị trường địa ốc TPHCM có nhiều yếu tố tích cực. Nguồn cung mới khá dồi dào với trung bình khoảng 35.000 - 40.000 căn hộ mỗi năm, tỉ lệ hấp thụ khoảng 70 - 80%.Tuy nhiên, căn hộ bình dân ngày càng ít trên thị trường. Nếu như năm 2016, con số này chiếm 30%, tăng 8% vào năm 2017 thì tới 2018 chỉ còn 17% và còn 5% nửa đầu 2019. Ngược lại, căn hộ hạng sang, cao cấp đang mở rộng, tăng từ 5% năm 2018 lên 17% trong nửa đầu năm 2019.

Nói về thực trạng này, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM bày tỏ: “Hiệp hội Bất động sản TPHCM rất lo ngại trước tình trạng sụt giảm quy mô thị trường BĐS, sụt giảm nguồn cung dự án và nguồn cung sản phẩm nhà ở, nhất là loại căn hộ nhà ở thương mại có giá vừa túi tiền, nhà ở xã hội. Tại TPHCM, trong 6 tháng đầu năm 2019, chỉ có 3 dự án nhà ở thương mại mới được Sở Xây dựng đề xuất UBND thành phố công nhận chủ đầu tư với quy mô diện tích chỉ có 2ha233 và 924 căn hộ, giảm 16 dự án (giảm 84,2%) so với cùng kỳ năm 2018. Đồng thời cũng chỉ có 24 dự án đủ điều kiện bán nhà hình thành trong tương lai, với tổng số 7.313 căn, giảm 10 dự án (giảm 29,4%), giảm 2.336 căn (giảm 24,2%) so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, căn hộ bình dân giảm 34,7%. “Điều đáng quan tâm là quý II/2019, không có dự án nhà ở bình dân, vừa túi tiền được đưa ra thị trường”, ông Châu nói.

Cũng theo Hiệp hội BĐS TPHCM, nguồn cung nhà ở bình dân tại thành phố trong tương lai rất hạn chế. Bởi 74% tổng số dự án là những dự án có đất hỗn hợp, quy mô lớn, nằm tại các quận vùng ven và huyện ngoại thành (nguồn cung chủ yếu nhà ở bình dân). Các dự án này bao gồm đất ở, đất nông nghiệp mà DN đã nhận chuyển nhượng, xen cài đất rạch, bờ đất, đường thuộc diện Nhà nước trực tiếp quản lý thường chiếm khoảng trên dưới 10% diện tích dự án. Theo quy định, phần diện tích này phải đấu giá theo giá thị trường. Do đó, đến nay, tất cả các dự án nhà ở thương mại (mới) đã giải phóng mặt bằng, có quỹ đất hỗn hợp đều bị ách tắc thủ tục công nhận chủ đầu tư.

Cần sớm có ngân hàng tiết kiệm nhà ở

Theo tính toán của Bộ Xây dựng, đến năm 2020, các khu vực đô thị cả nước có hơn 1,7 triệu người khó khăn về nhà ở và 1,7 triệu công nhân có nhu cầu ổn định chỗ ở. Để đáp ứng nhu cầu này, cần phải xây dựng khoảng 700.000 căn hộ nhà ở giá rẻ. Trong khi đó, thị trường đang thiếu sản phẩm nhà ở thương mại loại vừa và nhỏ có giá vừa túi tiền; thiếu nhà ở xã hội; thiếu nhà cho thuê giá thấp. Nhà nước chưa có chính sách tín dụng phù hợp hỗ trợ người có thu nhập trung bình, người có thu nhập thấp đô thị tạo lập nhà ở cũng như cơ chế chính sách hữu hiệu nhằm khuyến khích các doanh nghiệp phát triển các dự án nhà ở cho thuê để giải quyết nhu cầu chỗ ở của sinh viên, công nhân, lao động, người có thu nhập thấp đô thị, người nhập cư. Bởi vậy, thị trường BĐS nhà ở, nhất là phân khúc bình dân trong 2019 - 2020 có thể gặp khó khăn và thu hẹp hơn nhiều so với giai đoạn vài ba năm trước.

Trên cơ sở đó, ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch Hội Môi giới BĐS đề nghị các địa phương cần triển khai xây dựng, điều chỉnh chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở làm cơ sở cấp phép đầu tư cho các dự án nhà ở. Rà soát, bổ sung quy hoạch để có quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội. “Đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành liên quan sớm cân đối nguồn vốn bù lãi suất, đưa chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội và nhà giá rẻ cho người thu nhập thấp khu vực đô thị. Sớm thành lập NH tiết kiệm nhà ở để người dân chủ động tham gia, tạo nguồn vốn cải thiện nhà ở của bản thân cũng như có trách nhiệm đối với việc này”, ông Hà nói.

T.CHÍ
TIN LIÊN QUAN

Nếm "trái đắng" khi vi phạm quy định sử dụng chung cư, nhà ở xã hội

NGUYỄN TRI |

Ngày 21.8, Sở Xây dựng tỉnh Bình Định cho biết đã ngừng cung cấp nước sinh hoạt đối với các chủ sở hữu căn hộ vi phạm về quản lý và sử dụng tại dự án nhà ở xã hội chung cư Long Thịnh và chung cư Phú Mỹ.

Người dân liều mình "bám víu" trong chung cư sắp sập

A.T |

Những mảng bêtông trên trần nhà bong tróc, còn tường nhà nứt toác, các cột bêtông nguy cơ sập đổ, nhưng nhiều cư dân ở chung cư 119B Tân Hòa Đông, quận 6 (TP Hồ Chí Minh) vẫn cố gắng bám trụ, bất chấp nguy hiểm.

Đường tự đặt tên biến khỏi Google; phân khúc nhà bình dân nhiều triển vọng

Phan Anh |

Nguyên con dao rơi vào tầng 8 toà Rice City Tây Nam Linh Đàm khiến người dân hoảng sợ; Con đường 10 làn mang tên "Ngô Minh Dương” đã "biến mất" trên Google Maps; Cận cảnh cao ốc nghìn tỉ Aqua Central công an khuyến cáo dân không vào ở... là những tin tức bất động sản đáng chú ý 24h qua.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.