Phát triển bền vững là con đường độc đạo doanh nghiệp phải đi

Tuyết Lan |

Phát triển bền vững không còn là sự lựa chọn mà trở thành xu thế, hướng đi độc đạo bắt buộc doanh nghiệp phải đi. Nhiều doanh nghiệp đã có ý thức đầu tư mạnh vào công nghệ, liên kết tạo thành phong trào sản xuất các sản phẩm hữu cơ phát triển rộng khắp cả nước. Tuy nhiên, sự xuất hiện của sản phẩm xanh trong hệ thống bán lẻ hiện đại tại Việt Nam vẫn còn chừng mực và khiêm tốn.

Cụ thể theo khảo sát của Nielsen Việt Nam, 80% người tiêu dùng Việt sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm có cam kết “xanh” và “sạch”, sản xuất từ những nguyên liệu thân thiện với môi trường.

Để cạnh tranh trong xu hướng “xanh hóa”, nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực đầu tư sản xuất nhằm cho ra đời những sản phẩm đảm bảo yếu tố “xanh” và “sạch”. Đồng thời, xây dựng thương hiệu xanh gắn với phát triển bền vững. Tuy nhiên, các thương hiệu có cam kết “xanh” và “sạch” hiện có mức tăng trưởng chỉ khoảng 4%/năm.

Theo bà Nguyễn Quỳnh Anh - Phó Chủ tịch Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia, khái niệm về sản xuất tiêu dùng còn mới mẻ ở Việt Nam. Để thay đổi nhận thức, chuyển biến tư duy mạnh mẽ của người tiêu dùng, doanh nghiệp về phát triển bền vững cần ít nhất khoảng 5 - 10 năm.

“Thời gian vừa qua, các doanh nghiệp đã có ý thức đổi mới sáng tạo để thay đổi sản phẩm phù hợp với xu hướng xanh. Tiêu dùng bền vững có những tác động tích cực đến từng cá nhân nên đây chính là trách nhiệm của toàn xã hội.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) mới được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2023 có nội dung quy định về thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững. Trong đó, ban soạn thảo cố gắng đưa các khái niệm về tiêu dùng bền vững vì đây chính là xu hướng của thời đại. Thời gian tới sẽ còn nhiều chương trình để thay đổi nhận thức của người tiêu dùng và doanh nghiệp” - bà Nguyễn Quỳnh Anh cho hay.

Rác thải nhựa là vấn nạn trong hành trình phát triển bền vững. Ông Hoàng Thành Vĩnh đại diện Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tại Việt Nam đánh giá Việt Nam đang đứng hàng đầu về xả thải rác thải nhựa. Trong bối cảnh tiêu dùng xanh, cần lập kế hoạch và hành động giảm thiểu lượng rác thải.

“Việt Nam cần có nghiên cứu và lộ trình cấm đồ nhựa dùng một lần sẽ có tác dụng nhanh và tích cực đến người tiêu dùng, doanh nghiệp. Tuy nhiên, trước khi thực hiện lộ trình cấm cần phải có sản phẩm xanh thay thế. Doanh nghiệp sản xuất nhiều đồ nhựa, có tác động tiêu cực đến môi trường cần phải trả nhiều tiền hơn. Doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí sẽ điều chỉnh sản xuất, hướng tới sự phát triển bền vững” - ông Hoàng Thành Vĩnh nhận định.

Để phát triển bền vững, tiêu dùng xanh, bà Trần Thị Hoa - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Phát triển xanh GreenHub - cho rằng, mỗi cá nhân cần thay đổi nhận thức từ hành động nhỏ trong cuộc sống hàng ngày.

“Cần có những hoạt động tuyên truyền thúc đẩy tiêu dùng xanh ở các địa phương. Gần đây, các bà nội trợ đã dùng giỏ, làn để đi chợ thay vì dùng túi nhựa. Hay các bạn trẻ sử dụng ly nước bằng thép, không còn dùng cốc nhựa để mua nước. Đây là những kết quả tích cực cho thấy người tiêu dùng đã có nhận thức về xu hướng sống xanh, phát triển bền vững” - bà Hoa nói.

Tuyết Lan
TIN LIÊN QUAN

Liên Hợp Quốc cảnh báo mục tiêu phát triển bền vững bị đe doạ

Thanh Hà |

Những mục tiêu thế giới đặt ra nhằm xoá đói giảm nghèo, cải thiện khả năng tiếp cận nước uống và hướng tới phát triển bền vững cho toàn nhân loại đang bị đe doạ, Liên Hợp Quốc cảnh báo.

Việt Nam quyết tâm tăng trưởng xanh hướng đến phát triển bền vững

Song Minh |

Việc Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tham dự Hội nghị Thượng đỉnh về Hiệp ước tài chính toàn cầu mới và làm việc tại Pháp (21-24.6.2023) thể hiện cam kết mạnh mẽ, nhất quán của Việt Nam trong ứng phó biến đổi khí hậu và xây dựng nền kinh tế xanh, hướng đến phát triển bền vững.

Khẩn trương kiện toàn Hội đồng Quốc gia phát triển bền vững

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Văn phòng Chính phủ kiến nghị phương án kiện toàn Hội đồng Quốc gia phù hợp với thông lệ quốc tế, cam kết của Việt Nam về phát triển bền vững với 3 trụ cột kinh tế - xã hội – môi trường.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Bổ nhiệm, điều động nhân sự mới ở Hải Dương, Hà Tĩnh

PHẠM ĐÔNG |

Từ ngày 16.9 - 20.9, các tỉnh/thành phố: Khánh Hòa, Hải Dương, Lào Cai, Đắk Nông, Hà Tĩnh... đã triển khai các quyết định bầu, điều động, bổ nhiệm nhân sự mới.

Áp thấp gần Philippines mạnh lên áp thấp nhiệt đới

Ngọc Vân |

Một vùng áp thấp ngoài khơi phía bắc Luzon, Philippines đã phát triển thành áp thấp nhiệt đới Igme vào chiều 20.9.

Israel không kích Lebanon, diệt chỉ huy cấp cao Hezbollah

Song Minh |

Cuộc tấn công chính xác của Israel vào thủ đô Lebanon khiến thủ lĩnh cấp cao Hezbollah Ibrahim Aqil và nhiều người khác thiệt mạng.

Nữ cán bộ ở Lạng Sơn bị thi hành án trừ lương để trả nợ

An Khánh |

Lạng Sơn - Do không thể trả được khoản nợ từ nhiều năm trước, nữ cán bộ công tác tại một cơ quan hành pháp của tỉnh đã bị thi hành án trừ lương để trả nợ.

Liên Hợp Quốc cảnh báo mục tiêu phát triển bền vững bị đe doạ

Thanh Hà |

Những mục tiêu thế giới đặt ra nhằm xoá đói giảm nghèo, cải thiện khả năng tiếp cận nước uống và hướng tới phát triển bền vững cho toàn nhân loại đang bị đe doạ, Liên Hợp Quốc cảnh báo.

Việt Nam quyết tâm tăng trưởng xanh hướng đến phát triển bền vững

Song Minh |

Việc Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tham dự Hội nghị Thượng đỉnh về Hiệp ước tài chính toàn cầu mới và làm việc tại Pháp (21-24.6.2023) thể hiện cam kết mạnh mẽ, nhất quán của Việt Nam trong ứng phó biến đổi khí hậu và xây dựng nền kinh tế xanh, hướng đến phát triển bền vững.

Khẩn trương kiện toàn Hội đồng Quốc gia phát triển bền vững

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Văn phòng Chính phủ kiến nghị phương án kiện toàn Hội đồng Quốc gia phù hợp với thông lệ quốc tế, cam kết của Việt Nam về phát triển bền vững với 3 trụ cột kinh tế - xã hội – môi trường.