Phát triển nhà ở xã hội: Đang thiếu những yếu tố nào?

CAO NGUYÊN |

Ông Bùi Xuân Dũng - Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) - cho biết, việc phát triển nhà ở xã hội từ nguồn ngân sách của Nhà nước hầu như chưa thực hiện được do nguồn lực tài chính của Trung ương và địa phương còn hạn chế.

Chiều 20.4, Bộ Xây dựng tổ chức lễ bàn giao sản phẩm dự án "Xây dựng chính sách tổng thể nhà ở xã hội tại Việt Nam giai đoạn 2021-2030’’ do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ không hoàn lại cho Việt Nam thông qua Tổ chức Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA).

Tại đây, ông Bùi Xuân Dũng - Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản - cho biết, Chương trình phát triển nhà ở xã hội được Chính phủ đặc biệt quan tâm và người dân đánh giá cao, đồng tình, ủng hộ, tuy nhiên, kết quả vẫn còn nhiều hạn chế. Đến nay, địa bàn cả nước đã hoàn thành khoảng 250 dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị và công nhân khu công nghiệp, quy mô xây dựng khoảng hơn 100.000 căn, với tổng diện tích hơn 5.200.000m2, đạt được khoảng 41,7% so với mục tiêu đề ra.

Ông Bùi Xuân Dũng - Cục Trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng. Ảnh CN.
Ông Bùi Xuân Dũng - Cục Trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng. Ảnh: CN

Việc chưa đạt được mục tiêu đề ra theo Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 là do nhiều yếu tố, trong đó theo ông Dũng có 02 nhóm nguyên nhân chủ yếu là: Thiếu quỹ đất sạch để triển khai dự án và thiếu nguồn lực về tài chính, tín dụng để phát triển.

Về thiếu quỹ đất sạch để triển khai các dự án nhà ở xã hội, ông Dũng cho rằng, một số địa phương khi quy hoạch đô thị, khu công nghiệp chưa xác định rõ quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội. Thậm chí, chưa thực hiện nghiêm quy định dành 20% quỹ đất trong các dự án nhà ở thương mại để phát triển nhà ở xã hội hoặc có bố trí nhưng ở tại các vị trí không thuận lợi hoặc chưa giải phóng xong mặt bằng... dẫn đến thiếu quỹ đất sạch để triển khai các dự án nhà ở xã hội...

Đến nay, trên địa bàn cả nước đã hoàn thành khoảng 250 dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị và công nhân khu công nghiệp. Ảnh Cao Nguyên.
Đến nay, địa bàn cả nước đã hoàn thành khoảng 250 dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị và công nhân khu công nghiệp. Ảnh: Cao Nguyên

Trong khi đó, về thiếu nguồn lực tài chính, tín dụng để phát triển nhà ở xã hội, vị lãnh đạo này nói: Trong giai đoạn 2016-2020, ngân sách để phát triển nhà ở xã hội bố trí cho Ngân hàng Chính sách xã hội rất ít, khoảng 2.200 tỉ đồng, chỉ đáp ứng khoảng 24% so với nhu cầu. Trong khi đó, nguồn vốn để cấp bù lãi suất cho các tổ chức tín dụng để cho vay thực hiện chính sách nhà ở xã hội đến nay vẫn chưa được bố trí.

Ông Dũng nói thêm, việc phát triển nhà ở xã hội từ nguồn ngân sách của Nhà nước hầu như chưa thực hiện được do nguồn lực tài chính của Trung ương và địa phương còn hạn chế.

Đề xuất sửa đổi cho phù hợp

Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, quá trình nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng đã tham khảo các đề xuất của các chuyên gia để sửa đổi, bổ sung một số quy định cho phù hợp với thực tiễn.

Trong thời gian tới, khi đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ở và xây dựng Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2030, Bộ Xây dựng cũng sẽ tham khảo các kinh nghiệm của phía Hàn Quốc trong phát triển nhà ở xã hội và nghiêm túc nghiên cứu, đánh giá các kết quả của dự án, làm cơ sở để rà soát, hoàn thiện chính sách pháp luật nhằm phát triển mạnh mẽ hơn nữa nhà ở xã hội cho các đối tượng thu nhập thấp khu vực đô thị và công nhân khu công nghiệp, đáp ứng sự kỳ vọng của nhóm đối tượng này.

CAO NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Nhà ở xã hội có thế chấp để vay vốn kinh doanh không?

Khương Duy |

Người mua nhà ở xã hội thì chỉ được phép thế chấp căn nhà đó với ngân hàng để vay tiền mua chính căn hộ đó mà không được sử dụng nhà để thế chấp cho các mục đích khác.

Nhà ở xã hội cho cán bộ Đắk Lắk rao bán trái phép: Đã có trường hợp dọn đi

BẢO TRUNG |

Đã có người sống trong nhà ở xã hội (Khu dân cư Km4-5, phường Tân An, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) dọn đồ rời đi sau khi báo chí lên tiếng về tình trạng rao bán nhà trái phép ở đây.

Vướng chính sách phát triển nhà ở xã hội: Cần gỡ chỗ nào?

Cao Nguyên - Nhi Cúc |

Thời gian gần đây, Báo Lao Động đã đăng tải tuyến bài phản ánh về thực trạng nhà ở xã hội trong đó có nêu các bất cập về loại hình này. Thậm chí, việc trục lợi chính sách, phân bổ nhà ở xã hội không đúng đối tượng đang là vấn đề nhức nhối với các đơn vị quản lý. Cho rằng một số quy định tại Nghị định số 49/2021/NĐ-CP là không phù hợp với Luật Đất đai, Hiệp hội Bất động sản đã kiến nghị đến Thủ tướng, Bộ Xây dựng để xử lý.

Quy hoạch xây dựng nhà mới cho 37 hộ dân Làng Nủ

Đinh Đại |

Câu chuyện 2 gia đình với 8 nhân khẩu vẫn an toàn sau vụ lũ quét tại Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai tựa như một phép màu, bừng sáng niềm hy vọng tìm kiếm 39 người còn mất tích.

Du khách nói gì việc giá vé thăm quan Ga Đà Lạt sẽ tăng gấp 10 lần?

ĐÌNH QUANG |

Rất nhiều du khách cảm thấy chưa hài lòng, thậm chí chê đắt trước thông tin di tích quốc gia Ga Đà Lạt (Lâm Đồng) sẽ tăng giá vé gấp 10 lần.

Giãn nợ, giảm lãi suất để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định sản xuất

Tuyết Lan - Kim Khánh |

Nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng do bão số 3, ngành ngân hàng đã có nhiều chính sách như giảm lãi suất vay, giãn - hoãn nợ, để thể hiện trách nhiệm chia sẻ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi.

Công đoàn hỗ trợ hàng trăm lao động thắng kiện

Tường Minh |

Được 62 lao động ủy quyền, LĐLĐ thành phố Đà Nẵng khởi kiện và thắng kiện Công ty CP Dệt Hòa Khánh. Vụ việc đã mang đến sự tự tin hơn cho tổ chức Công đoàn trong nỗ lực đồng hành, bảo vệ người lao động.

Nước lũ rút, nhiều bệnh đã hiện hữu

Lệ Hà |

Vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau mưa bão là một trong những việc cần làm sau khi mưa rút. Bệnh người dân vùng mưa lũ dễ mắc phải là đau mắt, bệnh ngoài da và tiêu hóa.