Sau cơn "sốt", giá đất vùng lòng hồ Hòa Bình giờ ra sao?

Tô Công |

Hòa Bình - Sau cơn "sốt", giá đất tại vùng lòng hồ Hòa Bình đã bắt đầu có dấu hiệu chững lại.

Với vị trí phù hợp cho việc phát triển du lịch, nghỉ dưỡng nên giá bất động sản ở khu vực lòng hồ Hòa Bình luôn được các nhà đầu tư và người dân rất quan tâm.

Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV Báo Lao Động đã có mặt tại xã Hiền Lương và xã Vầy Nưa của huyện Đà Bắc (thuộc vùng lòng hồ).

Dừng chân tại một quán giải khát ven đường, PV không khỏi bất ngờ khi nghe người dân kể về thời gian đỉnh điểm của việc “sốt" đất vào những ngày này của một năm trước.

Theo người dân, khoảng giữa năm 2021, mỗi ngày có hàng chục lượt người từ khắp nơi đổ về địa phương để “săn” đất, từ đất thổ cư, cho đến đất vườn, đất nông, lâm nghiệp…

Chỉ cần là mảnh đất gần với khu vực hồ Hòa Bình, là sẽ không thiếu người mua. Từ đó, giá đất tại đây tăng phi mã, nhiều người bỗng nhiên đổi đời, nhiều người cũng đáng tiếc mãi không thôi.

Anh Bùi Văn Tùng (người dân sống tại thị trấn Đà Bắc cho biết) kể: "Thời điểm năm 2018, đất đai rất rẻ, đối với đất vườn, đất đồi vị trí giáp mặt hồ chỉ khoảng 40 - 60 triệu đồng/1ha (tùy từng vị trí cụ thể) nhưng cũng ít người mua".

"Lúc đó, thay vì mua đất tôi lại xây nhà, đến cuối năm 2021, đầu năm 2022, những chỗ đất đó tăng giá lên tới 400 - 500 triệu đồng/1ha, nghĩ lại thật sự tôi cũng cảm thấy tiếc" - anh Tùng chia sẻ.

Còn chị Nguyễn Thị Bé, người dân sống tại xã Vầy Nưa chia sẻ, giá đất ở khu vực lòng hồ "sốt" nhất vào khoảng giữa năm 2021, thời điểm đó có gia đình bán khoảng 1ha đất (400m2 đất thổ cư, còn lại là đất vườn) giá gần 5 tỉ đồng.

"Giá đất có dấu hiệu chững lại nhưng không giảm từ đầu năm 2022, trước kia mỗi ngày có hàng chục xe từ khắp nơi đổ về đây hỏi, tìm mua đất nhưng bây giờ thì thấy rất ít" - chị Bé cho biết thêm.

Vùng lòng hồ Hòa Bình là điểm “nóng” về bất động sản trong thời gian vừa qua.
Vùng lòng hồ Hòa Bình là điểm “nóng” về bất động sản trong thời gian vừa qua.

Theo chị Bé, giá đất đồi (nông, lâm nghiệp) ở khu vực xã Vầy Nưa hiện tại khoảng 300-500 triệu đồng/ha (tùy từng vị trí), còn giá đất thổ cư thì tùy thuộc vào vị trí có đẹp, thuận tiện hay không, nhưng cũng phải tiền tỉ mới có thể mua được.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Bùi Văn Kỳ - Chủ tịch UBND xã Vầy Nưa cho biết, những tháng gần đây, giá đất ở khu vực lòng hồ đã có dấu hiệu hạ nhiệt, việc chuyển nhượng đất trên địa bàn đã giảm nhiều so với thời điểm trước đó.

Theo ông Kỳ, trong các cuộc họp địa phương luôn tuyên truyền người dân tìm hiểu kỹ trước khi giao dịch mua bán đất để tránh những vi phạm pháp luật về đất đai hoặc những tranh chấp không đáng có.

Trong vai người đi tìm mua đất, PV đã liên hệ được với một số "cò đất" trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Những người này chia sẻ, bất động sản khu vực lòng hồ Hòa Bình lúc này đã có dấu hiệu chững lại, hiện không còn sức hút như trước, giá đất đã bắt đầu giảm nhẹ.

"Hiện, các nhà môi giới, đầu tư không còn mặn mà lắm với bất động sản khu vực lòng hồ Hòa Bình. Nếu đầu tư làm du lịch thì rất tốt nhưng để "lướt sóng" vào khu vực này thì không nên" - một người buôn đất chia sẻ.

Tô Công
TIN LIÊN QUAN

Đấu giá đất nông thôn cao chót vót để tạo sốt đất rồi bỏ cọc

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Bỏ vào ít tiền cọc rồi tham gia đấu giá đất với giá gấp nhiều lần so với giá khởi điểm để tạo sốt đất khu vực xung quanh. Khi đạt được mục đích, các khách hàng liền quay lưng bỏ cọc. Tình trạng này diễn ra nhan nhản ở tỉnh Quảng Trị.

Sốt đất ở Quảng Trị: Đấu 46 lô đất, bị bỏ cọc hết 41 lô

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Một địa phương tại tỉnh Quảng Trị tổ chức đấu giá 46 lô đất ở nông thôn, kết quả trúng đấu giá cao kỷ lục. Thế nhưng, sau khi đấu giá trúng, 41 lô đất bị… bỏ cọc.

"Cơn lốc" thâu tóm đất nông nghiệp: Nguồn cơn sốt đất ảo, phá vỡ quy hoạch

Nhóm PV |

Như đã phản ánh trong các bài báo trước, về thực trạng đua nhau thâu tóm đất nông nghiệp rồi tách thửa, phân lô và vẽ dự án gây sốt đất ảo. Đã đến lúc cần phải gióng lên hồi chuông báo động về thực trạng này, để nông dân có tư liệu sản xuất, tránh được vấn nạn đầu cơ, sốt đất và phá vỡ quy hoạch sử dụng đất.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.