Thay đổi thời hạn ban hành bảng giá đất: Bao nhiêu năm thì phù hợp?

ANH HUY |

Dự thảo Luật đất đai sửa đổi dự kiến sẽ ban hành bảng giá đất hàng năm một lần. Tuy nhiên, nội dung này còn nhiều ý kiến khác nhau liên quan đến thời gian, nguồn lực tổ chức thực hiện. Một số chuyên gia cho rằng, ban hành bảng giá đất hàng năm sẽ làm tăng chi phí, thủ tục, thời gian và nhân lực khi không có biến động về giá đất.

Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) vừa mới có văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ TNMT đề nghị không nên quy định ban hành bảng giá đất hàng năm.

Theo HoREA, Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi trước hết cần phải quán triệt quan điểm và nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16.6.2022 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng.

Nghị quyết 18-NQ/TW đã chỉ đạo hoàn thiện cơ chế xác định giá đất, như: Bỏ khung giá đất, có cơ chế, phương pháp xác định giá theo nguyên tắc thị trường, quy định chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của cơ quan có nhiệm vụ xác định giá đất.

Theo đó, yêu cầu xây dựng tiêu chí, quy trình kiểm tra, giám sát các địa phương trong việc xây dựng bảng giá đất; HĐND cấp tỉnh quyết định và kiểm tra, giám sát việc thực hiện giá đất.

Đồng thời, chính sách tài chính về đất đai phải bảo đảm hài hoà về lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư; nghiên cứu có chính sách điều tiết chênh lệch địa tô, bảo đảm công khai, minh bạch...

Chia sẻ với PV Lao Động, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch HoREA – cho rằng, để luật hóa chủ trương của Nghị quyết 18-NQ/TW, Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi không quy định ban hành bảng giá đất hàng năm mà nên ban hành định kỳ 2 - 3 năm/lần.

Vị này phân tích, nếu ban hành định kỳ 2-3 năm/lần sẽ phù hợp với thực tiễn trình độ, năng lực của bộ máy hành chính, nhân lực, trang thiết bị công nghệ, phần mềm quản lý hiện nay.

Ngoài ra, đi đôi với định lượng, công thức hoá việc định giá đất cụ thể để tính tiền sử dụng, tiền thuê đất các dự án bất động sản, nhà ở, đô thị sẽ bảo đảm tính minh bạch, dễ hiểu dễ làm, không gây rủi ro pháp lý cho cán bộ và người liên quan trong thực thi công vụ.

Tuy nhiên, để đảm bảo cho giá đất luôn tiệm cận với giá trên thị trường thì phải đi đôi với việc tiếp tục quy định các hệ số điều chỉnh giá, trong đó có hệ số điều chỉnh giá đất hàng năm (hệ số k1 - áp dụng từ ngày 1.1 hàng năm)…

 
Nhiều ý kiến cho rằng, việc xây dựng bảng giá đất mỗi năm một lần là khó. Ảnh: Cao Nguyên.

Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) Lê Minh Ngân, bảng giá đất hằng năm đã có từ Luật Đất đai 2003 và đến Luật Đất đai năm 2013 quy định bảng giá đất 5 năm một lần. Hằng năm nếu có biến động giá đất sẽ dùng hệ số điều chỉnh giá đất để điều chỉnh, bên cạnh đó, hằng năm còn có khung giá đất. Nhưng hiện nay, bảng giá đất còn được dùng để tính thuế thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Thời gian vừa qua quy định giá đất để thu thuế thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất là giá ghi trong hợp đồng chuyển nhượng. Trường hợp giá cao hơn bảng giá đất thì sử dụng giá ghi trong hợp đồng, ngược lại sẽ sử dụng giá trong bảng giá đất.

Điều này dẫn đến tình trạng khi mua bán thực tế giá rất cao nhưng ghi trong hợp đồng thì thấp hơn bảng giá đất để được tính thuế theo bảng giá đất.

Từ đó thất thu ngân sách và quan trọng hơn là nhà nước không có dữ liệu giá đất đúng để thực hiện bước tiếp theo là định giá đất cụ thể. Vì thế, việc ban hành hằng năm là để sát với giá thị trường và để người dân ý thức bảo vệ lợi ích của họ.

Thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội cũng cho rằng, việc xây dựng bảng giá đất hằng năm có ưu điểm là bảo đảm sự cập nhật kịp thời với biến động giá đất trên thị trường.

Tuy nhiên, Luật Đất đai hiện hành quy định bảng giá đất được xây dựng định kỳ 5 năm một lần, do đó, nếu có sự thay đổi về kỳ xây dựng bảng giá đất, cần đánh giá khả năng thực tế địa phương có đáp ứng được yêu cầu triển khai quy định này hay không.

ANH HUY
TIN LIÊN QUAN

Giá khởi điểm giảm, đã có khách hàng tham gia đấu giá đất ở Quảng Trị

HƯNG THƠ |

Sau khi xây dựng lại giá khởi điểm theo hướng giảm từ 20-30% so với thời điểm sốt đất, tỉnh Quảng Trị đã tổ chức đấu giá 39 lô đất và tín hiệu mừng là đã có khách hàng tham gia.

Tiếp tục sử dụng bảng giá đất hiện hành đến hết 31.12.2025

PHẠM ĐÔNG |

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tiếp tục quy định bảng giá đất được ban hành hàng năm để đảm bảo giá đất phù hợp với nguyên tắc thị trường. Tuy nhiên, sẽ tiếp tục sử dụng bảng giá đất hiện hành đến hết 31.12.2025 để các địa phương có đủ thời gian để xây dựng, ban hành bảng giá đất mới.

Chủ tịch Quốc hội: Sửa đổi Luật Đất đai khó ở phương pháp định giá đất

PHẠM ĐÔNG |

"Hiện nay có một số vấn đề lớn, khó như vấn đề về tài chính đất đai và phương pháp định giá đất. Qua theo dõi đến nay vẫn còn rất khó khăn", Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh khi nói về việc sửa Luật Đất đai.

Lãnh đạo Bệnh viện Mường Lát ký khống hồ sơ cho 18 sinh viên

Trần Lâm |

Thanh Hóa - 18 sinh viên không thực tập tại Bệnh viện Đa khoa huyện Mường Lát nhưng vẫn được lãnh đạo bệnh viện này ký khống xác nhận.

Xảy ra động đất ở Mộc Châu

Đặng Tình |

Ngày 23.9, tại Sơn La, một trận động đất mạnh 3,3 độ richter xảy ra trên địa bàn huyện Mộc Châu.

Thanh Hóa công bố tình trạng khẩn cấp ở nhiều địa bàn

Trần Lâm |

Thanh Hóa - Sáng 23.9, UBND tỉnh đã công bố tình huống khẩn cấp ở nhiều nơi trên địa bàn.

Vụ phụ huynh “sợ” các khoản thu đầu năm: Kiểm điểm cô giáo

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Sau khi phụ huynh tại một trường tiểu học (ở thị xã Nghi Sơn) bức xúc, "thấy sợ" về các khoản thu đầu năm học, nhà trường đã kiểm điểm một cô giáo.

Hòa Bình di dời khẩn cấp người dân trong đêm, tránh sạt lở

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Tối 22.9, người dân ở tổ 1, phường Thống Nhất, TP Hòa Bình phải di dời khẩn cấp để đảm bảo an toàn, tránh sạt lở.