Thấy gì từ mức tăng GDP kỷ lục của Việt Nam?

Phan Anh |

Theo Tổng cục Thống kê, 9 tháng đầu năm 2022 Việt Nam duy trì tỉ lệ lạm phát ở mức 2,73%; GDP quý III/2022 cũng đạt mức rất cao so với cùng kỳ năm trước. Đây là một thành công trong việc kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Tăng trưởng kinh tế có thể đạt 7,5%

Bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ Thống kê (Tổng cục Thống kê) cho biết, Việt Nam đang duy trì được mức độ tăng trưởng GDP khá tốt trong 9 tháng đạt 8,83% so với cùng kỳ năm trước, riêng trong quý III/2022 GDP đạt 13,6% so với cùng kỳ. Đây là nỗ lực của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân.

Về lạm phát, trong bối cảnh lạm phát 9 tháng đầu năm 2022 tại nhiều nước tại khu vực châu Âu, châu Mỹ và một số nước ở châu Á như Thái Lan, Indonesia… tăng cao, nước ta tiếp tục thuộc nhóm các nước có tỷ lệ lạm phát thấp với bình quân 9 tháng năm 2022 ở mức 2,73%.

Giới chuyên gia nhận định
Giới chuyên gia nhận định tích cực về đà tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Ảnh: Phan Anh

TS Cấn Văn Lực - Kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia nhận định, kinh tế thế giới đang đối mặt với rất nhiều rủi ro và thách thức. Tuy nhiên  "trong nguy có cơ", kinh tế Việt Nam đang phục hồi nhanh và tương đối ổn định, mục tiêu tăng trưởng cả năm đạt 7,5% là khả thi.

"Việt Nam đi ngược với xu hướng của thế giới. Tức là khi thế giới lạm phát cao thì chúng ta vẫn giữ được mức quanh 4% như dự tính của Chính phủ. 9 tháng đầu năm, Việt Nam phục hồi bứt phá ấn tượng, riêng quý III tăng trưởng đạt 13,67%. Thực tế tăng trưởng dương của Việt Nam 3 năm qua khoảng 7%, đây là mức tốt. Hiện 9 tháng đầu năm chúng ta đã tăng trưởng 8,83% thì mục tiêu cả năm, tăng trưởng đạt 7,5% là tương đối khả thi, nhưng năm tới tăng trưởng sẽ chậm hơn, dự báo khoảng 6%.

Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 - 2023; đầu tư công được đẩy mạnh. An ninh năng lượng và an ninh lương thực của Việt Nam đang ở mức khá tốt. Riêng mức tăng tiêu dùng của Việt Nam đạt 18%.

Vấn đề quy hoạch đang được quan tâm, đầu tư cơ sở hạ tầng được coi là một trong ba đột phá chiến lược, đầu tư công được thúc đẩy. Pháp lý đã và đang được tháo gỡ: Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản đang được nghiên cứu sửa đổi...", TS Cấn Văn Lực chia sẻ.

Môi trường hấp dẫn nhà đầu tư

TS Cấn Văn Lực đánh giá đồng tiền của chúng ta giữ tỉ giá tốt. "Ngân hàng lo lạm phát, thanh khoản giảm, dòng tiền đầu vào không tăng được, nên gần đây đã tăng cường kiểm soát dòng vốn vào thị trường bất động sản, cùng với đó, trái phiếu doanh nghiệp cũng bị siết chặt hơn.

Tuy nhiên, chúng ta cũng yên tâm là Thủ tướng đã ký Nghị định 65/2022/NĐ-CP ngày 16.9.2022 sửa đổi, bổ sung Nghị định 153/2020/NĐ-CP về phát hành trái phiếu riêng lẻ nhằm thúc đẩy thị trường trái phiếu phát triển an toàn, lành mạnh hơn trong thời gian tới.

Còn theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, đồng tiền Việt Nam mạnh lên sẽ tạo môi trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư vào Việt Nam, điều này giải thích cho việc mặc dù 2 năm qua chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng do tỷ giá đồng Việt Nam và USD ở mức ổn định, các nhà đầu tư vẫn giải ngân nhiều hơn.

Tháng 9.2022 giải ngân tăng 10,7% so với cùng kỳ cho thấy lượng ngoại tệ đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn, góp phần giảm áp lực tăng tỷ giá. Nền kinh tế giữ ổn định, tăng nhẹ lãi suất giúp cho nền kinh tế Việt Nam giữ được trạng thái cân bằng, có dư địa, lợi thế trong xuất nhập khẩu hàng hóa cả chiều xuất khẩu, nhập khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài.

Phan Anh
TIN LIÊN QUAN

Tăng trưởng GDP giai đoạn 2031-2050 ở mức 6,5-7% có quá cao?

Vũ Long |

Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu tăng trưởng GDP sau năm 2030 từ mức 6,5-7%.

Trải nghiệm tiết học Ngữ Văn lớp 10 mới lạ theo chương trình GDPT mới

Linh Chi - Dương Anh |

Không chỉ tạo ra sự hào hứng với học sinh, nhiều giáo viên cũng cho rằng môn Ngữ Văn lớp 10 theo chương trình Giáo dục phổ thông mới sẽ kích thích học sinh sáng tạo, thể hiện quan điểm và khắc phục việc học thuộc lòng theo văn mẫu.

Kpop và cỗ máy in tiền cho GDP Hàn Quốc

Mi Lan |

Việt Nam đang lên kế hoạch xây dựng chiến lược phát triển nền công nghiệp văn hóa, để từ đó tiến tới xuất khẩu thương hiệu văn hóa. Chiến lược được định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045. Tham vọng này là cần thiết nhưng sẽ phải cần rất nhiều thời gian, khi những lĩnh vực dễ sinh lời nhất là điện ảnh, âm nhạc của chúng ta lại đang thua lỗ.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội công bố 2 Nghị quyết về nhân sự

PHẠM ĐÔNG |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn kết quả bầu ông Hà Sỹ Huân giữ chức vụ Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Bắc Kạn.

Thị trường bất động sản huyện Đông Anh tiếp tục nổi sóng mới

Linh Trang |

Hà Nội - Thị trường bất động sản huyện Đông Anh tiếp tục sôi sục với thông tin về hàng loạt dự án mới sẽ được triển khai trong tương lai.

Xuất hiện những căn biệt thự rao bán hàng tỉ đồng/m2

Lục Giang |

Phân khúc biệt thự đã thiết lập mặt bằng giá mới với giá rao bán lên đến hàng tỉ đồng/m2, mức cao nhất trên thị trường từ trước đến nay.

Dự án mở đường ở Hà Nội có gần 10 năm nhưng chưa thấy làm

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Được phê duyệt chủ trương đầu tư năm 2015 song dự án mở rộng ngõ 381 Nguyễn Khang đến nay vẫn chưa triển khai thi công, ảnh hưởng cuộc sống người dân.

Báo Lao Động khánh thành trụ sở văn phòng đại diện tại Quảng Ninh

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Sáng 11.10, báo Lao Động khánh thành trụ sở Văn phòng đại diện Đông Bắc Bộ tại Quảng Ninh; trao 520 triệu đồng hỗ trợ CNVCLĐ sau bão số 3.

Tăng trưởng GDP giai đoạn 2031-2050 ở mức 6,5-7% có quá cao?

Vũ Long |

Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu tăng trưởng GDP sau năm 2030 từ mức 6,5-7%.

Trải nghiệm tiết học Ngữ Văn lớp 10 mới lạ theo chương trình GDPT mới

Linh Chi - Dương Anh |

Không chỉ tạo ra sự hào hứng với học sinh, nhiều giáo viên cũng cho rằng môn Ngữ Văn lớp 10 theo chương trình Giáo dục phổ thông mới sẽ kích thích học sinh sáng tạo, thể hiện quan điểm và khắc phục việc học thuộc lòng theo văn mẫu.

Kpop và cỗ máy in tiền cho GDP Hàn Quốc

Mi Lan |

Việt Nam đang lên kế hoạch xây dựng chiến lược phát triển nền công nghiệp văn hóa, để từ đó tiến tới xuất khẩu thương hiệu văn hóa. Chiến lược được định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045. Tham vọng này là cần thiết nhưng sẽ phải cần rất nhiều thời gian, khi những lĩnh vực dễ sinh lời nhất là điện ảnh, âm nhạc của chúng ta lại đang thua lỗ.