Cầu thủ Việt Nam phải rời khỏi "vùng an toàn"

KHÁNH AN |

Xuất ngoại là một sự mạo hiểm với cầu thủ Việt. Chơi bóng tại V.League an toàn hơn, dễ toả sáng hơn nhưng rất khó để tạo ra sự bứt phá cho tuyển Việt Nam.

“Vùng an toàn” tại V.League

Sau thất bại của Văn Hậu, Tuấn Anh, Công Phượng, Xuân Trường,… khi xuất ngoại thi đấu, không thể phủ nhận rằng tâm lý của các đội bóng và bản thân cầu thủ Việt Nam đã dè chừng hơn nhiều. Ngay cả giới truyền thông cũng không còn bùng nổ mỗi khi có tin cầu thủ này, cầu thủ kia được đội bóng nước ngoài để ý.

Thực tế chứng minh rằng, Công Phượng, Tuấn Anh hay Xuân Trường có thể không thành công ngoài biên giới Việt Nam, nhưng họ luôn chơi rất tốt khi quay lại V.League. Mùa giải này, Công Phượng dự bị nhiều ngang bằng số trận đá chính nhưng anh đã có 6 bàn khi giai đoạn 1 V.League còn chưa kết thúc.

Tuấn Anh sau những ngày tháng khó khăn luôn có vai trò quan trọng ở tuyển Việt Nam. Trong khi đó, nếu không gặp chấn thương thì đóng góp của Văn Hậu là điều không phải bàn cãi. Anh là hậu vệ trái số 1 ở V.League khi mới 22 tuổi.

Công Phượng và các cầu thủ Hoàng Anh Gia Lai từng nhiều lần “xuất ngoại“. Ảnh: Trung Thu
Công Phượng và một số cầu thủ Hoàng Anh Gia Lai từng nhiều lần “xuất ngoại". Ảnh: Trung Thu

Một ví dụ khác về "vùng an toàn" chính là Nguyễn Quang Hải. Tiền vệ sinh năm 1997 chắc chắn là cầu thủ có đẳng cấp cao nhất của tuyển Việt Nam. Trước những đối thủ thực sự đẳng cấp tại châu lục, Quang Hải càng thể hiện được sự khác biệt của bản thân. Đó là khả năng chơi bóng chính xác ở tốc độ cao, sự bình tĩnh, phẩm chất bùng nổ ở trận cầu lớn.

Nhưng để Quang Hải có thể rời Hà Nội và đến một đội bóng nước ngoài thì không hề dễ dàng. Cầu thủ này vẫn có thể chọn cách an toàn là tận hưởng thứ bóng đá của mình hàng tuần trong sự tung hô của người hâm mộ. Bởi, anh không hề kém đi mà vẫn ghi bàn, vẫn chuyền “dọn cỗ” cho đồng đội.

Còn câu lạc bộ Hà Nội tìm đâu ra người thay thế Quang Hải về chuyên môn, về sức hút với người hâm mộ? Tất nhiên là không, câu trả lời ai cũng đã rõ. Nếu họ chấp nhận cho Quang Hải ra đi, đó là sự hy sinh quá lớn.

Nhưng cầu thủ Việt vẫn cần xuất ngoại

Những thông tin về việc BG Pathum United muốn có Hoàng Đức xuất hiện ngày một nhiều hơn. Liệu Hoàng Đức có đến Thái Lan và thất bại hay thành công? Nhưng dù thế nào thì Hoàng Đức vẫn nên suy nghĩ về việc ra nước ngoài thi đấu, bởi đây là cơ hội cho anh và cho cả bóng đá Việt Nam.

Sau trận đấu với tuyển Saudi Arabia, vua phá lưới V.League 2020 Pedro Paulo từng chia sẻ: “Hoàng Đức là cầu thủ hiếm hoi của tuyển Việt Nam vẫn bình tĩnh thi đấu và giữ được bóng trước đối phương mạnh hơn mình nhiều lần. Tôi khẳng định cậu ấy đủ sức chơi bóng ở Thai League, đó là xuất phát điểm phù hợp. Nếu có cơ hội hãy nắm bắt, đất nước Brazil chúng tôi có hàng trăm nghìn cầu thủ ra nước ngoài, nền bóng đá vì vậy mà phát triển đa dạng hơn. Cầu thủ mang tinh hoa của nơi khác về giúp quê hương”.

Hoàng Đức nhận được lời mời từ các câu lạc bộ Thái Lan và Hàn Quốc. Ảnh: Hoài Thu
Hoàng Đức nhận được lời mời từ các câu lạc bộ Thái Lan và Hàn Quốc. Ảnh: Hoài Thu

Thời điểm này, Hàn Quốc hay Nhật Bản có thể tự hào với những Son Heung-min, Hwang Hee-chan, Takumi Minamino, Takefusa Kubo… tung hoành ở trời Âu. Nhưng khoảng 20 năm trước đó, họ cũng thất bại rất nhiều. Thời ấy, một vài ngôi sao sáng như Lee Young-pyo, Hidetoshi Nakata, Shunsuke Nakamura… mới chỉ có chỗ đứng ở một vài đội bóng tầm trung tại châu Âu.

Trong buổi lễ ký hợp đồng giữa câu lạc bộ Sint-Truidense và Công Phượng, CEO Takayuki Tateishi nói: “Nhiều năm trước, bóng đá Nhật Bản cũng như các bạn thôi. Chúng tôi muốn có cầu thủ ra nước ngoài và quyết tâm làm điều ấy. Nhưng 40 cầu thủ đi châu Âu thì 20 người có chỗ đứng, 20 người còn lại thất bại. Nhưng câu trả lời cuối cùng là hành động”.

Trong các đối thủ tại vòng loại thứ 3 World Cup 2022 của tuyển Việt Nam, bóng đá Australia và Saudi Arabia là sự tương phản về câu chuyện xuất ngoại. Hầu hết cầu thủ Australia đều xuất ngoại từ khi còn trẻ, có nhiều người chưa kịp ra sân tại giải vô địch quốc nội A.League thì đã bắt đầu chơi bóng ở các đội trẻ châu Âu.

Do vậy, những Tom Rogic, Hrustic, Mabil hay Souttar có lối chơi đa dạng, hiện đại và tiệm cận với bóng đá châu Âu. Những cầu thủ như vậy có ý niệm rất tốt về chiến thuật, khả năng thích nghi tốt với nhiều sơ đồ chiến thuật.

Các cầu thủ tuyển Australia đều đang thi đấu ở nước ngoài. Ảnh: Hoài Thu
Các cầu thủ tuyển Australia đa phần đều đang thi đấu ở nước ngoài. Ảnh: Hoài Thu

Ngược lại, Saudi Arabia được xem là quốc gia có tiềm năng bóng đá phát triển mạnh mẽ nhất ở khu vực Tây Á. Nhưng quốc gia này từng đưa ra một chính sách “có một không hai” là cấm cầu thủ xuất ngoại để bảo vệ chất lượng giải quốc nội. Giờ đây chính sách ấy đã bị bãi bỏ.

Tuy nhiên, các đội bóng ở quốc gia này trả lương cầu thủ nội rất cao, mức 1 triệu USD/năm không thiếu. Do vậy, cầu thủ thường… "lười" ra nước ngoài. Dễ nhận thấy, tuyển Saudi Arabia là đội bóng châu Á có thành tích không tốt tại World Cup, bởi họ không tạo ra sức bật đủ lớn.

Trong khi đó, bóng đá Iran vẫn luôn có nhiều cầu thủ ra nước ngoài từ đầu thập niên 2000. Có thể kể đến Ali Daei, Ali Karimi, Mehdi Mahdavikia… từng tạo ra điểm nhân rất đặc biệt. Gần đây, Shardar Azmoun, Mehdi Taremi hay Alireza Jahanbakhsh cũng đang chơi nổi bật ở châu Âu.

Công cuộc “xuất khẩu” cầu thủ có lẽ vẫn còn là chặng đường dài với bóng đá Việt Nam. Sẽ còn nhiều thất bại, nhưng có đi thì mới thành đường. Muốn bóng đá Việt Nam vươn tầm châu lục, rõ ràng những "sản phẩm" mà cụ thể là cầu thủ Việt Nam cần được sự thừa nhận bên ngoài biên giới.

KHÁNH AN
TIN LIÊN QUAN

Tuyển futsal Việt Nam “đá chung kết” với Panama

ĐÌNH THẢO |

Trận thua đậm 1-9 trước Brazil của tuyển futsal Việt Nam sẽ giúp cho huấn luyện viên Phạm Minh Giang rút ra nhiều bài học để có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi bước vào trận đấu mang tính “sinh tử” với Panama.

Hoàng Đức khó nhận mức lương 10.000 USD/tháng tại Thai League?

KHÁNH AN |

Tiền vệ Nguyễn Hoàng Đức khó hưởng mức lương lên đến 10.000 USD/tháng dù có chơi cho đội bóng nhà giàu như BG Pathum United.

Hoàng Đức được các CLB nước ngoài để ý và thắng lợi của giấc mơ World Cup

NGUYỄN ĐĂNG |

Thông tin tiền vệ Nguyễn Hoàng Đức được các câu lạc bộ của Thái Lan, Hàn Quốc, Tây Ban Nha để ý là điều rất vui với cá nhân anh nói riêng và bóng đá Việt Nam nói chung.

Sửa Luật Công đoàn phải phù hợp với thể chế chính trị

Bảo Hân - Hải Nguyễn |

Chiều 8.10, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức tham vấn ý kiến các đồng chí nguyên lãnh đạo Tổng Liên đoàn về dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).

Lật xe khách ở Nghệ An, 2 người phụ nữ tử vong

QUANG ĐẠI |

Nghệ An - Đang lưu thông trên Quốc lộ 7C, xe khách mất lái lao xuống ruộng làm 2 người tử vong.

Sinh viên "tố" phải ăn cơm thừa canh cặn, ĐH Bách khoa Hà Nội nói gì?

Tường Vân |

Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội khẳng định, việc cho sinh viên ăn canh thừa là không thể chấp nhận và kiên quyết sẽ xử lí, khắc phục tình trạng trên.

Bò thả rông, rượt nhau giữa đường phố ở Đà Nẵng

Trần Thi |

Dù đã được kiến nghị nhiều năm nay nhưng tình trạng bò thả rông tại một số tuyến đường ở TP Đà Nẵng vẫn xảy ra, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Em họ Trương Mỹ Lan giúp chị gái chiếm đoạt hơn 26.000 tỉ

Tâm Tú |

TPHCM - Trong phần tranh luận tại phiên tòa ngày 8.10, em họ Trương Mỹ Lan - Trương Vincent Kinh hối hận khi giúp sức chị gái chiếm đoạt hơn 26.000 tỉ đồng.

Tuyển futsal Việt Nam “đá chung kết” với Panama

ĐÌNH THẢO |

Trận thua đậm 1-9 trước Brazil của tuyển futsal Việt Nam sẽ giúp cho huấn luyện viên Phạm Minh Giang rút ra nhiều bài học để có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi bước vào trận đấu mang tính “sinh tử” với Panama.

Hoàng Đức khó nhận mức lương 10.000 USD/tháng tại Thai League?

KHÁNH AN |

Tiền vệ Nguyễn Hoàng Đức khó hưởng mức lương lên đến 10.000 USD/tháng dù có chơi cho đội bóng nhà giàu như BG Pathum United.

Hoàng Đức được các CLB nước ngoài để ý và thắng lợi của giấc mơ World Cup

NGUYỄN ĐĂNG |

Thông tin tiền vệ Nguyễn Hoàng Đức được các câu lạc bộ của Thái Lan, Hàn Quốc, Tây Ban Nha để ý là điều rất vui với cá nhân anh nói riêng và bóng đá Việt Nam nói chung.