Đang hút thuốc lá: Cần biết gì để giảm nguy cơ bệnh tật?

Thái Anh |

Khói thuốc lá không chỉ dẫn đến các căn bệnh nghiêm trọng đối với người hút thuốc mà còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của những người xung quanh. Nếu đang hút thuốc lá và chưa thể bỏ, cần hiểu rõ đâu là nguyên nhân gây hại cũng như các cách giảm tác hại để hạn chế rủi ro cho bản thân và cộng đồng.

Khói thuốc lá là căn nguyên của nhiều bệnh mạn tính nguy hiểm

Khói thuốc lá có liên quan đến khoảng 90% số ca ung thư phổi. Gần 1/3 số ca tử vong liên quan đến bệnh tim mạch vành cũng bắt nguồn từ việc hút thuốc lá điếu đốt cháy và hít phải khói thuốc lá thụ động. Khoa học chỉ ra rằng những người hút thuốc lá điếu có khuynh hướng mất sớm hơn 10 năm so với người không hút thuốc.

Khói thuốc lá có hàng nghìn chất độc hại, trong đó có chất gây ung thư và kích thích sự phát triển của tế bào ung thư trong cơ thể.
Khói thuốc lá có hàng nghìn chất độc hại, trong đó có chất gây ung thư và kích thích sự phát triển của tế bào ung thư trong cơ thể.

Khói thuốc lá không chỉ gây ra các bệnh lý liên quan đến hút thuốc và thậm chí tử vong cho người hút thuốc, mà còn ảnh hưởng lên sức khỏe của những người xung quanh, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ đang mang thai, người cao tuổi, người có bệnh nền về hô hấp hoặc tim mạch.

Vì vậy, Tổ chức y tế Thế giới (WHO) kêu gọi cai bỏ thuốc lá hoàn toàn không chỉ vì bản thân mà còn cho gia đình và cộng đồng. Dù mức độ nhận thức về tác hại của thuốc lá của người hút thuốc là cao, tuy nhiên tỷ lệ cai thuốc thành công vẫn luôn thấp hơn so với mục tiêu đề ra. Chính vì thế, nhiều quốc gia đã phải đổi chiến lược từ việc “ép” người hút thuốc phải cai thuốc lá bằng mọi cách nhưng vẫn không hiệu quả, sang việc tạo ra những sản phẩm đáp ứng nguyện vọng người hút thuốc nhưng có hàm lượng các chất gây hại thấp hơn so với thuốc lá điếu thông thường. Các sản phẩm thay thế tốt hơn so với thuốc lá điếu này hoạt động trên nguyên tắc: loại bỏ khói dù vẫn cung cấp đủ hàm lượng nicotin đáp ứng nhu cầu cho người hút thuốc, vì vậy còn được gọi là thuốc lá không khói.

Thuốc lá không khói:  Cơ hội thứ hai cho người khó cai

Để đáp ứng nhu cầu nicotin cho người chưa sẵn sàng cai thuốc hoặc không thể cai, trên thế giới đã có nhiều sản phẩm thay thế thuốc lá điếu bao gồm các liệu pháp thay thế nicontin như miếng dán nicotin, kẹo ngậm nicotin… và các sản phẩm thuốc lá không khói bao gồm thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng, thuốc lá ngậm snus...

Sở dĩ vẫn được gọi là “thuốc lá” vì những sản phẩm này cung cấp nicotin từ nguyên liệu thuốc lá tự nhiên (trừ thuốc lá điện tử không có nguyên liệu thuốc lá). Các sản phẩm này đều đã được khoa học chứng minh là giúp giảm phơi nhiễm với hàm lượng các chất gây hại hoặc có tiềm năng gây hại so với thuốc lá điếu. Cụ thể, sau nhiều nghiên cứu khoa học về khả năng giảm tác hại hơn so với thuốc lá điếu thông thường, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cho phép kinh doanh một số sản phẩm thuốc lá không khói gồm thuốc lá làm nóng, thuốc lá điện tử và thuốc lá sử dụng qua đường uống, ngậm.

Dù chưa có dữ liệu dịch tễ học dài hạn (thông thường cần 10-20 năm để hoàn thành), các sở cứ được thực hiện bởi cơ quan y tế của chính phủ các nước như Mỹ, Nhật, Anh, NewZealand… đều cùng khẳng định, hàm lượng các chất gây hại của những sản phẩm thuốc lá làm nóng, thuốc lá điện tử đã qua kiểm nghiệm là thấp hơn so với thuốc lá điếu.

Đồng thời chính phủ của hơn 184 nước trong tổng số 195 quốc gia tham gia Công ước khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC) do WHO chủ trì đã công nhận sự hiện diện của những sản phẩm này như là chính sách bổ trợ cho chiến lược kiểm soát thuốc lá toàn diện của quốc gia.

Thế giới đang nhìn nhận cởi mở hơn đối với các giải pháp giảm thiểu tác hại thay thế thuốc lá điếu.
Thế giới đang nhìn nhận cởi mở hơn đối với các giải pháp giảm thiểu tác hại thay thế thuốc lá điếu.

Ngoài các nước phát triển tiên phong trong việc công nhận vai trò của các sản phẩm giảm tác hại, trong đó có Mỹ, Anh, Đức, Ý, New Zealand, Canada,... tại thị trường châu Á, các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippines... đều đã có những bước đi tương tự. Gần đây nhất là Thái Lan, quốc gia này cho biết sẽ sớm tiến tới hợp pháp hóa chiến lược giảm tác hại thuốc lá bằng những sản phẩm thuốc lá không khói.

Điều này cho thấy cả thế giới đang đón nhận các sản phẩm giảm tác hại thay thế thuốc lá điếu khi không thể “zero hóa thuốc lá”. Tuy nhiên, các chuyên gia nhấn mạnh chỉ nên xem thuốc lá không khói là giải pháp giảm tác hại tốt thứ nhì cho người hút thuốc lá điếu chuyển đổi sau khi đã thực hiện các biện pháp cai thuốc lá nhưng chưa thành công hoặc vẫn chưa sẵn sàng bỏ thuốc.

Ít nhất cho đến nay, một số nghiên cứu khoa học đã cho thấy có tình trạng cải thiện sức khỏe tích cực hơn của những người hút thuốc chuyển đổi hoàn toàn sang sử dụng các sản phẩm không khói, so với việc tiếp tục hút thuốc lá điếu đốt cháy.

Thái Anh
TIN LIÊN QUAN

Tiếp cận quá dễ làm giảm hiệu quả phòng chống tác hại của thuốc lá

Thùy Linh |

Sau 5 năm, tỉ lệ nam giới hút thuốc ở Việt Nam đã giảm từ 45,3% (năm 2015) xuống 42,3% (năm 2020). Tỉ lệ hút thuốc lá thụ động tại một số địa điểm cũng giảm so với các số liệu thống kê năm 2015.

Hà Nội sẽ có phố đi bộ không khói thuốc lá

Thùy Linh |

Quận Tây Hồ (Hà Nội) sẽ triển khai các mô hình cơ quan, bệnh viện, trường học, nơi công cộng, nhà hàng, khách sạn không khói thuốc lá, đặc biệt tuyến phố đi bộ không khói thuốc lá...

Thuốc lá gây độc cho môi trường, mỗi năm "giết" hơn 8 triệu người

Thùy Linh |

Năm nay, Ngày thế giới không thuốc lá (31.5) và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phát động có chủ đề: "Thuốc lá- mối đe dọa tới môi trường của chúng ta".

Bác sĩ bật khóc khi hiến tặng giác mạc của mẹ

Lệ Hà |

Người bác sĩ quân y ôm mẹ lần cuối cùng sau khi hiến tặng giác mạc của mẹ để mang lại ánh sáng cho người khác.

12 người lao động nhận tiền lương sau phản ánh của Lao Động

Hữu Long |

Khánh Hòa - Sau khi Báo Lao Động phản ánh về việc nợ lương, Công ty TNHH Xây dựng 189 tại Nha Trang đã thanh toán toàn bộ tiền nợ cho người lao động, kỹ sư.

Dự báo giá vàng thời gian tới, đầu tư như nào để chốt lời?

Hoàng Xuyến - Việt Anh |

Với lộ trình bắt đầu cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, các chuyên gia dự báo giá vàng nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng trong dài hạn.

344 người chết và mất tích, thiệt hại 81.503 tỉ do bão số 3

PHẠM ĐÔNG |

Siêu bão số 3 đã làm cho 344 người chết và mất tích, tổng thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu 81.503 tỉ đồng.

Khu tái định cư 4 năm chưa xong, sạt lở rình rập người dân

Đinh Đại |

Lào Cai - Sau 4 năm quy hoạch khu tái định cư của thôn Láo Vàng, người dân sống trong vùng có nguy cơ sạt lở cao vẫn chưa được chuyển đi.

Tiếp cận quá dễ làm giảm hiệu quả phòng chống tác hại của thuốc lá

Thùy Linh |

Sau 5 năm, tỉ lệ nam giới hút thuốc ở Việt Nam đã giảm từ 45,3% (năm 2015) xuống 42,3% (năm 2020). Tỉ lệ hút thuốc lá thụ động tại một số địa điểm cũng giảm so với các số liệu thống kê năm 2015.

Hà Nội sẽ có phố đi bộ không khói thuốc lá

Thùy Linh |

Quận Tây Hồ (Hà Nội) sẽ triển khai các mô hình cơ quan, bệnh viện, trường học, nơi công cộng, nhà hàng, khách sạn không khói thuốc lá, đặc biệt tuyến phố đi bộ không khói thuốc lá...

Thuốc lá gây độc cho môi trường, mỗi năm "giết" hơn 8 triệu người

Thùy Linh |

Năm nay, Ngày thế giới không thuốc lá (31.5) và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phát động có chủ đề: "Thuốc lá- mối đe dọa tới môi trường của chúng ta".