Nhận dạng muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết để phòng bệnh hiệu quả

THUỲ TRANG |

Muỗi vằn là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết có khả năng sinh sản và thích ứng cao trong môi trường có con người sinh sống. Muốn phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.Đà Nẵng đã khuyến cáo người dân phải diệt muỗi tận gốc và hiểu về đặc tính của loại muỗi vằn truyền bệnh.

Đặc điểm nhận dạng

Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết gồm 2 loài thuộc họ chi Aedes, là Aedes aegypti hoặc Aedes albopictus (có tỉ lệ thấp hơn). Trong đó, Aedes aegypti là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết chủ yếu.

Muỗi Aedes aegypti hay còn gọi là muỗi vằn có kích thước nhỏ, sẫm màu, dài khoảng 4 đến 7mm. Trên cơ thể có các mảng màu trắng điển hình ở chân và một vết giống hình đàn lia ở ngực. Con cái lớn hơn con đực và có thể được phân biệt bằng những vòi có vảy bạc hoặc trắng.

Thời gian muỗi kiếm ăn và nơi trú ẩn

Muỗi vằn ở vùng không có người sinh sống chỉ hút máu động vật. Tuy nhiên, khi sống trong khu dân cư, chúng tìm kiếm nguồn thức ăn từ máu người.

Muỗi cái hay đốt người vào ban ngày, với hai giai đoạn cao điểm là 2-3h sáng và chiều tối. Muỗi cái rất nhạy cảm và có thể ngừng ăn khi nhận thấy một chuyển động nhỏ, sau đó trở lại tiếp tục đốt người. Chính hành vi này khiến một con muỗi vằn cái có thể đốt nhiều người trong một lần ăn và truyền virus cho nhiều người trong một khoảng thời gian ngắn, ngay cả khi mới chỉ cắm vòi mà chưa kịp hút máu.

Muỗi thích trú đậu ở các góc/xó tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà.

Mùa sinh sản

Muỗi vằn sinh sản vào mùa mưa, do đó thời gian dịch sốt xuất huyết bùng phát nhiều thường từ tháng 3-5 và tháng 7-11 hàng năm.

Muỗi thích đẻ trứng vào các vật chứa nước nhân tạo trong và quanh nhà ở của con người, như bình hoa, lốp xe cũ, xô nước mưa... Những vật chứa nước to hơn như thùng, bể xi măng có thể tạo ra một lượng lớn muỗi vằn.

Trứng của muỗi Aedes aegypti có thể tồn tại trong điều kiện khô hạn tận 6 tháng. Chỉ cần có chút nước, trứng có thể nở thành bọ gậy, sau đó phát triển thành lăng quăng rồi muỗi trưởng thành trong một thời gian ngắn.

Diệt muỗi, lăng quăng như thế nào?

Cách phòng bệnh sốt xuất huyết tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt. Người dân có thể loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:

+ Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

+ Thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt lăng quăng/bọ gậy.

 
Người dân cần tìm và diệt lăng quăng, bọ gậy để phòng bệnh

+ Thau rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.

+ Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá... Dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.

+ Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.

Để phòng chống muỗi đốt, người dân cần:

+ Mặc quần áo dài tay.

+ Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày.

+ Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi...

+ Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.

+ Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.

Bên cạnh đó, người dân cần tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

THUỲ TRANG
TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng triển khai chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy phòng sốt xuất huyết

THUỲ TRANG |

Sáng ngày 17.7, 100% quận, huyện, xã, phường trên địa bàn TP.Đà Nẵng đã đồng loạt tổ chức chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy trên địa bàn nhằm phòng tránh dịch sốt xuất huyết.

Đồng Nai 1 tuần ghi nhận hơn 1.300 ca mắc sốt xuất huyết

HÀ ANH CHIẾN |

ĐỒNG NAI - Ngày 15.7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết, thống kê trong 1 tuần, toàn tỉnh ghi nhận hơn 1.300 bệnh nhân phải nhập viện điều trị bệnh sốt xuất huyết. Trong đó có 867 ca là trẻ em, tăng 300 ca so với tuần kế trước.

TPHCM lên kịch bản ứng phó khi có 6.000 ca sốt xuất huyết điều trị nội trú

Thanh Chân |

TPHCM - Thành phố dự tính chia thành 3 tình huống để ứng phó với dịch sốt xuất huyết, đảm bảo sẵn sàng kích hoạt hệ thống điều trị, đáp ứng tình huống từ 2.000 đến 6.000 ca sốt xuất huyết điều trị nội trú tại các bệnh viện; hạn chế thấp nhất tỉ lệ tử vong.

Tử hình cựu Kế toán trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương

Việt Dũng |

Ông Nguyễn Hoàng - cựu Kế toán trưởng của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương viết khống 409 giấy rút tiền, séc và ủy nhiệm chi để rút số tiền hơn 246 tỉ đồng.

3 cháu bé trong một gia đình ở Ninh Bình bị mất tích

NGUYỄN TRƯỜNG |

Lực lượng chức năng xã Kim Tân và huyện Kim Sơn (Ninh Bình) đang phối hợp cùng với gia đình để tìm kiếm 3 cháu bé bị mất tích hơn 2 ngày nay.

Thêm giả thuyết chấn động về MH370

Thanh Hà |

Tin MH370 mới nhất cho biết, sau một xác nhận mới về vị trí chiếc máy bay mất tích, một chuyên gia tìm kiếm nhấn mạnh, MH370 "không bị rơi".

Cận cảnh chung cư cũ, xuống cấp chờ được cải tạo ở TPHCM

Chân Phúc - Như Quỳnh |

TPHCM - Được xây dựng từ năm 1968, đến nay chung cư Ngô Gia Tự (Quận 10) đã xuống cấp, nhiều hạng mục bị hư hỏng nghiêm trọng.

Tập đoàn Đan Mạch muốn xây cảng nước sâu lớn tại Việt Nam

Thanh Hà |

Tập đoàn Đan Mạch APM Holding muốn tìm hiểu cơ hội đầu tư để xây cảng biển container nước sâu lớn, hiện đại tại Việt Nam.

Đà Nẵng triển khai chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy phòng sốt xuất huyết

THUỲ TRANG |

Sáng ngày 17.7, 100% quận, huyện, xã, phường trên địa bàn TP.Đà Nẵng đã đồng loạt tổ chức chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy trên địa bàn nhằm phòng tránh dịch sốt xuất huyết.

Đồng Nai 1 tuần ghi nhận hơn 1.300 ca mắc sốt xuất huyết

HÀ ANH CHIẾN |

ĐỒNG NAI - Ngày 15.7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết, thống kê trong 1 tuần, toàn tỉnh ghi nhận hơn 1.300 bệnh nhân phải nhập viện điều trị bệnh sốt xuất huyết. Trong đó có 867 ca là trẻ em, tăng 300 ca so với tuần kế trước.

TPHCM lên kịch bản ứng phó khi có 6.000 ca sốt xuất huyết điều trị nội trú

Thanh Chân |

TPHCM - Thành phố dự tính chia thành 3 tình huống để ứng phó với dịch sốt xuất huyết, đảm bảo sẵn sàng kích hoạt hệ thống điều trị, đáp ứng tình huống từ 2.000 đến 6.000 ca sốt xuất huyết điều trị nội trú tại các bệnh viện; hạn chế thấp nhất tỉ lệ tử vong.