Bảo vệ tỏi Lý Sơn khi còn có thể

NGUYỄN NGHĨA |

Những ngày này nông dân huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi bắt tay vào xuống giống sản xuất vụ tỏi đông xuân 2018 - 2019 trong tâm trạng lo lắng.

Anh Phạm Như Lành, xã An Hải, xuống giống 6 sào tỏi. Để sản xuất mùa vụ này anh phải đầu tư trên 80 triệu đồng. Anh cho biết, vụ này người dân rất lo lắng cho đầu ra, nếu qua năm giá tỏi thấp như năm nay, thì người dân sẽ khó khăn.

Vụ tỏi này toàn huyện Lý Sơn xuống giống trên 320 hécta diện tích. Chi phí đầu tư cao, tuy nhiên thời gian qua các loại tỏi được trồng trong đất liền sống ký sinh trên thương hiệu tỏi Lý Sơn khiến giá tỏi có lúc chỉ còn 30.000 đồng/kg, thấp hơn 100.000 đồng/kg so với năm trước. Bước vào vụ tỏi này hàng nghìn nông dân trên đảo cùng chung nỗi băn khoăn, lo lắng đầu ra cho cây tỏi, vì họ không biết giá tỏi sau này có bù đắp được công sức của họ đã bỏ ra hay không, vì trên hòn đảo này ngoài đi biển và trồng hành tỏi thì người dân không không biết làm gì để sống.

Người dân Lý Sơn lo lắng là có cơ sở, bởi đến cuối năm nay nhưng 280 tấn tỏi vẫn còn tồn đọng trong dân, khó tiêu thụ, giá cả lại thấp vì tỏi đất liền nhan nhản trên đảo cạnh tranh với tỏi địa phương. Với tâm lý trữ tỏi đợi giá cao rồi bán, nhưng tình trạng lượng tỏi đất liền năm nay nhiều khiến việc tiêu thụ tỏi Lý Sơn có phần giảm đáng kể. Đó cũng là nguyên nhân tỏi Lý Sơn rớt giá thảm.

Bà Phạm Thị Hương - Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn - cho biết, để bảo vệ thương hiệu tỏi, ngoài việc vận động các chủ phương tiện vận tải tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn và Bưu điện huyện không nhận chuyển, gửi các mặt hàng tỏi từ nơi khác về đảo, thì huyện cũng đang phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Quảng Ngãi làm chỉ dẫn địa lý cho cây tỏi, để quản lý thương hiệu đối với cây tỏi chặt chẽ hơn. “Với hộ gia đình nào có hành vi gian dối, đưa tỏi nơi khác kinh doanh dưới nhãn mác tỏi Lý Sơn thì chúng tôi sẽ tạm giữ, đồng thời có thông báo để du khách... tẩy chay. Phải quản lý chặt chẽ vấn đề này thì bảo vệ thương hiệu tỏi Lý Sơn mới bền vững được” - Bà Hương nhấn mạnh.

Toàn huyện Lý Sơn có gần 4.000 hộ nông dân sản xuất nông nghiệp với trên 326 hécta đất sản xuất hành tỏi, mỗi năm thu về hơn 2.000 tấn tỏi. Nơi đây được ví là vương quốc tỏi với chất lượng vượt trội, được người tiêu dùng cả nước ưa chuộng. Thế nhưng tỏi Lý Sơn dần mất đi giá trị đối với người tiêu dùng bởi các loại tỏi từ đất liền mang đến. Vì vậy, Lý Sơn cần có giải pháp căn cơ hơn để lấy lại niềm tin người tiêu dùng, và nâng tầm thương hiệu tỏi, chứ không đơn thuần áp dụng các biện pháp hành chính...

NGUYỄN NGHĨA
TIN LIÊN QUAN

Tin 20h: Yên Bái kiểm tra nhà hàng "chặt chém" đoàn từ thiện

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 19.9: Bà Nguyễn Phương Hằng được ra tù vào hôm nay; Yên Bái kiểm tra nhà hàng bị tố chặt chém đoàn từ thiện...

Phía Miss Universe nói về thông tin Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp

Huyền Chi |

Thông tin Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương gây xôn xao mạng xã hội.

Trực tiếp bóng chuyền U23 Thể Công Tân Cảng 1-0 U23 Ninh Bình: Set 2

Nhóm PV |

Trực tiếp chung kết giải bóng chuyền U23 quốc gia giữa U23 Thể Công Tân Cảng vs U23 Ninh Bình vào lúc 20h ngày 19.9.

Chậu hoa giấy trên phố đi bộ ở Đà Nẵng đồng loạt "nằm" tránh bão

Nguyễn Linh |

UBND quận Hải Châu, TP Đà Nẵng cho biết đã chủ động đặt nằm các chậu hoa giấy tại phố đi bộ Bạch Đằng để tránh thiệt hại bởi ảnh hưởng của cơn bão số 4.

Cháy lớn Hà Nội, khói lửa cuồn cuộn khiến người dân khiếp sợ

Hải Danh |

Một xưởng in rộng khoảng 400m2, kết cấu khung thép, mái tôn trên địa bàn quận Nam Từ Liêm (TP Hà Nội) bốc cháy dữ dội khiến người dân khiếp sợ.

Nợ chế độ giáo viên Bình Định: Trách nhiệm "chảy" về trường

Hoài Phương |

Bình Định - Về việc giáo viên huyện miền núi Vân Canh bị nợ lương, chế độ kéo dài, các cơ quan, đơn vị liên quan đều cho rằng trách nhiệm chính thuộc về trường.

Chơi dưới chung cư, bé gái bị vật cứng rơi trúng, lõm sọ não

Hoàng Xuyến - Việt Anh |

Mới đây, tại một chung cư trên địa bàn Hà Nội xảy ra trường hợp bé gái bị một vật cứng như bát, đĩa sứ rơi trúng vào đầu, gây lõm sọ não.

Xưởng trái phép vẫn uy hiếp hành lang đê Trà Lý ở Thái Bình

TRUNG DU |

Dù đã bị yêu cầu dừng hoạt động từ năm 2021, xưởng sản xuất, sơ chế phế liệu trái phép, gây ô nhiễm ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình vẫn ngang nhiên tồn tại.