9 năm dân không có đất vì "chênh" quy hoạch

Xuân Hải |

Ông Đặng Huy Đông đã nói như vậy tại phiên họp sáng 16.9 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến về dự án Luật quy hoạch.
Trình bày báo cáo thẩm tra dự luật, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh: Về “Quy hoạch ngành quốc gia”, đa số ý kiến đồng ý với chủ trương loại bỏ các quy hoạch sản phẩm đang tồn tại hiện nay với lý do như đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ, theo đó, các sản phẩm cụ thể sẽ được quản lý bằng hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật. Thường trực Ủy ban Kinh tế đồng ý với đa số ý kiến vì sẽ giúp bỏ được những loại giấy phép không phù hợp với kinh tế thị trường, là bước đột phá, giải pháp quan trọng thúc đẩy quá trình cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư, sản xuất kinh doanh.
Giải trình về chủ trương loại bỏ các quy hoạch sản phẩm ngành – vấn đề vẫn còn ý kiến ở một số Bộ băn khoăn, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư Đặng Huy Đông cho rằng, trong nền kinh tế thị trường, việc đặt ra quy hoạch mà không kiểm soát được ngoài thị trường thì chúng ta cũng không quản lý được cái gì; thậm chí đó là cái cớ để xin - cho, tạo rào cản phát triển.
“Bộ Công Thương có quy hoạch cả thương nhân xuất khẩu gạo. Trong nền kinh tế thị trường anh lấy quy hoạch để cho người này quyền xuất khẩu mà người kia không được là không đúng, có chăng chỉ có điều kiện để được xuất khẩu chứ không phải đưa vào luật này. Thậm chí còn quy hoạch cả cá tra, cá rô phi... như thế là sai lầm, vì chuyển sang nền kinh tế thị trường thì ở đó nguồn lực không chỉ của nhà nước mà còn nằm trong túi của xã hội, của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài” – ông Đông phân tích và lưu ý sản phẩm phát triển đến đâu là do yêu cầu thị trường, cả trong nước và quốc tế.
“Chúng ta đặt ra quy hoạch mà không kiểm soát được ngoài thị trường thì chúng ta cũng không quản lý được cái gì cả. Đó còn là cái cớ để xin - cho, tạo rào cản rất nhiều. Do đó nhiều ý kiến trong Chính phủ đồng thuận rất cao bỏ quy hoạch ngành sản phẩm” – ông Đông nói.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng nhất trí cao về bỏ quy hoạch sản phẩm vì nó không thích nghi cơ chế thị trường, tạo ra kẽ hở, tiêu cực, cơ chế xin – cho và và không phù hợp thực tế. Ông Lưu nói: "Bây giờ thị trường cần bao nhiêu sản phẩm thì khi đó cung – cầu quyết định chứ không phải do ông kế hoạch đề ra năm nay sản xuất 10 tấn thóc hay 10 tấn tôm, không phải như vậy".
Bảo vệ quan điểm quy định theo hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia được lập theo phương pháp tích hợp, đa ngành, ông Đông cho biết, từ trước đến nay từng bộ, ngành đều dựa trên luật chuyên ngành có quy định rất là chung là chịu trách nhiệm xây dựng quy hoạch về vấn đề này, vấn đề kia, dẫn đến chồng chéo, mâu thuẫn do không làm tích hợp. 
Theo đó, quy trình là các bộ ngành bằng chuyên môn của mình đứng ra bảo vệ quy hoạch từng có trước đây nhưng chịu sự cọ xát, tranh luận với đối tượng, địa phương khác chịu ảnh hưởng. 
“Làm quy hoạch phải có tính thừa kế nhưng anh bảo vệ được mới giữ lại quy hoạch, không thì phải điều chỉnh. Trước đây khi quy hoạch chỉ có lấy ý kiến chứ không phải ngồi vào bàn tranh luận, cọ xát với chuyên gia, ngành lĩnh vực khác, dẫn đến việc triển khai sau khi phê duyệt lại vướng. Như dự án giao thông xây cây cầu hay con đường khi triển khai thì ngành thuỷ lợi lên tiếng đề nghị điều chỉnh vì vướng quy hoạch thuỷ lợi và ngược lại” – ông Đông nói.
Ông Đông cũng đưa ra ví dụ, ở Hà Nội có trường hợp bà con ở một huyện ngoại thành sau 9 năm không có đất kinh doanh. Theo quy định khi chuyển đất nông nghiệp thành đất đô thị thì phải tạo quỹ đất cho bà con ở đó kinh doanh để đảm bảo an sinh. Tuy nhiên, quy hoạch của Sở Tài nguyên và môi trường “chênh” với Sở Quy hoạch nên không giao được đất cho bà con.
 “Chúng tôi xây dựng luật này không phải để kéo việc về cho Bộ Kế hoạch đầu tư quản lý” – ông Đông nói và cho rằng, quy hoạch tổng thể quốc gia theo phương án tích hợp là vạch nối quan trọng còn thiếu giữa chiến lược và kế hoạch phát triển KT-XH, khi triển khai sẽ lập hội đồng thẩm định (Bộ và cơ quan tư vấn độc lập) rà soát quy hoạch hiện hữu, từ đó giữ lại cái gì còn hiệu quả, phù hợp với định hướng phát triển, cái gì bất cập, chồng chéo thì bỏ. 

Clip Phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội.



Xuân Hải
TIN LIÊN QUAN

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.

Trường sạt lở nghiêm trọng, hàng trăm học sinh Thanh Hóa nghỉ học

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Do ảnh hưởng của mưa bão, một trường học đang xây dựng thì bị sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau đó, ngành chức năng đã cho toàn bộ học sinh nghỉ học.

Miền Bắc sắp mưa rất to, có nơi vượt mốc 150mm

AN AN |

Cơ quan khí tượng dự báo khu vực đồng bằng Bắc Bộ sắp đón một đợt mưa; đặc biệt ngày 22.9 có nơi mưa rất to vượt mốc 150mm.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.