Đề nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội vấn đề liên quan đến sự cố Formosa

Xuân Hải |

Đó là ý kiến của nhiều đại biểu khi cho ý kiến vào việc chuẩn bị kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, tại phiên họp sáng 15.9 của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Dự kiến kỳ họp thứ 2 sẽ khai mạc vào ngày 20.10 và bế mạc vào 22.11.
Cho ý kiến về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường Phan Xuân Dũng cho biết, liên quan đến sự cố Formosa vừa xảy ra, Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường được giao đi giám sát và đã có kiến nghị với Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội. Khi báo cáo sang, Ủy ban nhấn mạnh quan điểm đề nghị Formosa phải hoạt động đúng quy trình, nếu không sẽ không cho tiếp tục hoạt động nữa.
“Theo đánh giá tác động môi trường, muốn đổi mới công nghệ thì mất rất nhiều tiền, nhưng Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường vẫn yêu cầu Formosa làm đúng cam kết thì mới cho chạy. Không biết những kiến nghị của Ủy ban gửi Quốc hội và Chính phủ có lồng được nội dung này vào không?” – ông Dũng nói. 

Đồng tình về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Nguyễn Đức Hải cũng nêu quan điểm Formosa cần có báo cáo riêng, quan tâm đến việc khắc phục hậu quả ra sao, tiền bồi thường có được kịp thời đưa đến người dân hay không, có giải quyết được khó khăn cho dân hay không.

Ông Hải băn khoăn: Đến nay, chúng ta trong Ủy ban thường vụ Quốc hội vẫn chưa hình dung tiền bồi thường của Formosa sẽ được sử dụng thế nào. Dân hỏi thì lại lúng túng. Chính phủ nên báo cáo công khai càng sớm càng tốt.
Cùng quan điểm trên, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến cho rằng nên có báo cáo riêng về Formosa vì đây là vấn đề dư luận và cử tri rất quan tâm, báo cáo cần tập trung xem khắc phục sự cố môi trường thế nào.
Ngoài ra, ông Chiến cũng đề nghị, Chính phủ có báo cáo riêng về tình hình Biển Đông sau khi có phán quyết của toà trọng tài thường trực, trong đó đề nghị báo cáo rõ về phản ứng của các nước cũng như chủ trương, giải pháp của ta.
“Có những vấn đề Quốc hội cho rằng nhạy cảm cần cân nhắc kỹ, chỉ cho nghe hoặc báo cáo đến mức nào đó nhưng tôi cho rằng như thế là hạn chế vị thế của Quốc hội. Vấn đề quan trọng nhất là đại biểu và dân cần phải biết, cứ bảo nhạy cảm phức tạp mà không đưa ra Quốc hội là tự hạ thấp vị thế của Quốc hội” – ông Chiến nói.
Kết luận lại nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh nguyên tắc là tất cả nội dung trình ra Quốc hội cần phải  chuẩn bị thật chu đáo và đảm bảo đúng Luật. Đảm bảo tiến độ nhưng không vì tiến độ mà bỏ qua chất lượng, xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan chuẩn bị. Đủ các yêu cầu trên mới trình ra Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội nhất trí việc với sự cố môi trường Formosa phải có báo cáo riêng, đầy đủ về các vấn đề mà Quốc hội cần phải biết. Để tránh trùng lắp, thì báo cáo riêng, còn thảo luận thì cùng với nội dung kinh tế xã hội.
Biển Đông cũng cần có báo cáo riêng, nhưng khác là báo cáo tình hình Biển Đông sau phán quyết của Tòa trọng tài thường trực, phản ứng của các nước cũng như giải pháp của chúng ta. “Chúng ta không tránh né nữa, mà Quốc hội cần phải biết những vấn đề nóng bỏng liên quan đến đất nước, ảnh hưởng đến sinh mệnh của đất nước” – Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh.

Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội sẽ xem xét thông qua 04 dự án luật, 01 dự thảo nghị quyết. Gồm, Luật về hội; Luật tín ngưỡng, tôn giáo; Luật đấu giá tài sản; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13; Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 55/2010/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp. 
Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến 14 dự án luật. Gồm, Luật Công an xã; Luật đường sắt (sửa đổi); Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); Luật quản lý ngoại thương; Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi); Luật thủy lợi; Luật chuyển giao công nghệ (sửa đổi); Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi); Luật cảnh vệ; Luật du lịch (sửa đổi); Luật trợ giúp pháp lý (sửa đổi); Luật quy hoạch. Và các nội dung quan trọng khác.
Clip Phiên họp thứ 3 của Ủy ban TVQH.


Xuân Hải
TIN LIÊN QUAN

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.

Trường sạt lở nghiêm trọng, hàng trăm học sinh Thanh Hóa nghỉ học

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Do ảnh hưởng của mưa bão, một trường học đang xây dựng thì bị sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau đó, ngành chức năng đã cho toàn bộ học sinh nghỉ học.

Miền Bắc sắp mưa rất to, có nơi vượt mốc 150mm

AN AN |

Cơ quan khí tượng dự báo khu vực đồng bằng Bắc Bộ sắp đón một đợt mưa; đặc biệt ngày 22.9 có nơi mưa rất to vượt mốc 150mm.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.