Rừng ma dưới chân Fuji san

NGUYỄN TRUNG HIẾU |

Chiếc xe nhỏ lầm lụi trong đêm từ Tokyo về Shizuoka. Ngoài trời là âm 4 độ C, tuyết rơi nhẹ phủ trắng con đường trước mặt.

Người Nhật ăn tết theo dương lịch, tuy nhiên đêm trừ tịch vẫn mang vẻ âm trầm của thời khắc năm cũ. Ngoại trừ Tokyo có pháo hoa đón chào năm mới, còn lại khắp dải đất Phù Tang không khí đều lặng lẽ như mọi ngày bình thường. Trong xe, nhiệt kế chỉ 28 độ, ấm áp, nhưng những người khách cuối cùng của năm cũ đến Shizuoka vẫn cảm thấy hơi lạnh thấm vào nơi sâu thẳm nhất của tâm hồn. Có lẽ câu chuyện về khu rừng ma Aokigahara, qua lời kể từ người hướng dẫn viên đang ám ảnh mọi người. Đó cũng chính là khu rừng đêm nay chúng tôi sẽ nghỉ lại.

Nhà văn Nhật Bản Wataru, gọi Aokigahara là “Nơi hoàn hảo để chết”. Aokiga trong tiếng Nhật là biển cây, hara là tự sát, ghép lại có nghĩa là “Khu rừng tự sát”, hay nôm na người ta gọi: “Rừng ma”.

Với đất nước và con người Nhật Bản, truyền thống tự hủy thân xác tồn tại từ thời Minh Trị Thiên Hoàng. Lịch sử chép lại, để bảo toàn danh dự, những người thuộc giai tầng Samurai (Võ sĩ đạo) sẽ dùng đoản đao (wakizaki) để mổ bụng tự sát vào lúc mặt trời mọc. Nghi thức này gọi là seppuku hay harakiri. Trong thế giới đương đại, bóng dáng Samurai chỉ còn trong chuyện kể. Mặc dù vậy, vì nhiều lý do, không ít người vẫn tìm về khu rừng Aokigahara để chọn một cách chết cho mình.

Khách sạn chúng tôi ở nằm trên sườn núi cao. Trời tháng mười, khu rừng sớm chìm sâu trong bóng tối. Tôi cùng cô gái người Nhật Midori rời khách sạn theo con đường mòn, thử thả bộ vào rừng. Theo lời kể, mỗi năm có từ 50-70 người đã tới đây để từ giã cõi đời. Điều tra của cảnh sát cho hay, người trong số ấy, tự sát hoàn toàn chẳng bởi lý do gì. Và người ta tin có một “tiếng gọi của quỷ” giữ chân và lôi kéo không cho ai trở lại. Midori cũng cắt nghĩa theo truyền thuyết: Tất cả đã bắt đầu sau khi nhà văn Seicho Matsumoto xuất bản cuốn tiểu thuyết “Black Sea Tree” (thập niên 60), với câu chuyện hai người yêu nhau, cùng tự tử trong rừng Aokigahara…

Dưới ánh trăng thượng tuần nhàn nhạt, tiếng chim lợn thảng thốt, gợn lên cảm giác rờn rợn; không một tiếng giun dế, nhưng trong hốc cây, ngọn cỏ như có tiếng rì rầm… Nhiệt độ trời khuya xuống thấp và câu chuyện về sự bí hiểm của “khu rừng tự sát” khiến sống lưng tôi bỗng dưng lạnh buốt... Thắp vội cây nhang trong ngôi đền bất chợt gặp bên đường, tôi kéo Midori vội quay về.

Sớm hôm sau, chúng tôi còn tạt qua khu rừng lần nữa. Dưới ban mai, cảnh vật như khác hẳn những gì tôi chạm vào đêm trước. Ngọn núi Phú Sĩ (Fuji san) trong màu tuyết trắng mang lại cảm giác thiêng liêng, thánh thiện. Từ trên cao, Aokigahara êm ả, tựa như dải lụa mềm, bao quanh chân núi. Từ cửa rừng, có thể nhìn thấy nhiều xe ôtô cá nhân bị bỏ hoang. Người hướng dẫn bảo, có xe còn để lại mảnh giấy “xe này còn sử dụng tốt, bạn có thể lấy để dùng”. Đi thêm vào phía trong, là những tấm biển với các dòng khuyến cáo: “Hãy cân nhắc lại, hãy nghĩ cẩn thận về những đứa con và gia đình của bạn”, hoặc “Cuộc sống của bạn là một món quà quý giá được cha mẹ trao cho. Hãy nghĩ về họ và những người thân còn lại trong gia đình”...

Nhiều thế kỷ đã trôi qua, Aokigahara vẫn xanh rì như một mê cung huyền bí.

Trong tín ngưỡng của người Nhật, đây là khu rừng để triệu hồi những linh hồn bị cầm giữ. Tôi không tin điều đó, dù vẫn thích xem đi xem lại bộ phim của Hollywood kể câu chuyện rùng rợn về những người mất tích tại Aokigahara và bối cảnh là chính khu rừng này.

Và tôi biết giữa nhịp sống đương đại, sẽ còn nhiều người nữa tới đây. Âu đó cũng là sự bất toàn muôn thuở của thân phận con người.

NGUYỄN TRUNG HIẾU
TIN LIÊN QUAN

Đèn đóm mỗi thời

đỗ phấn |

“Đèn đóm” là một danh từ để chỉ những vật thắp sáng nói chung. Từ điển của nhóm Nguyễn Như Ý giải thích đơn giản như vậy. Thế nhưng còn vô số danh từ có thêm “đuôi” là một danh từ khác rất khó lòng giải thích. Đó gần như tập quán phát ngôn của người Việt chủ yếu để cho có ngữ điệu thuận tai mà thôi. “Củi lửa” còn có thể hiểu. “Xe cộ” thì chịu.

Nơi mùa xuân bắt đầu

ĐỨC LỘC |

Ông chủ trọ cũ của tôi là một người kỳ dị. Ông lùn, bụng phệ, ngoại ngũ tuần, giọng nửa Bắc nửa Nam, mặc dù gốc gác của ông là người miền Trung.

Gánh xuân của mẹ

NGUYỄN THỊ BÍCH NHÀN |

Mẹ làm nông chứ không buôn thúng bán nia nhưng những ngày giáp Tết thì ngày nào cũng có mặt ngoài chợ từ tờ mờ đất. Ngày nhỏ tôi thường xách cái đòn tre, lẽo đẽo chạy sau gánh rau của mẹ để được ngắm nhìn chợ Tết.

Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Bà Đặng Bích Hà, phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến.

‘Sơ tán nhằm đảm bảo tính mạng nhân dân’

CÔNG SÁNG |

Chính quyền, cán bộ các địa phương tại tỉnh Quảng Bình đã triển khai các phương án ứng phó, đặc biệt là công tác sơ tán, bảo vệ tính mạng của nhân dân.

Làm gì để đến năm 2030 Việt Nam tiêu thụ trên 1 triệu ôtô

Anh Tuấn |

Mức sở hữu xe bình quân đầu người năm 2023 là 63 xe/1.000 dân, Bộ Công Thương muốn năm 2030 có thể tiêu thụ được 1 - 1,1 triệu chiếc ôtô.

Hà Nội nắng gắt, dịch vụ kéo xe qua điểm ngập vẫn ăn nên làm ra

Tô Thế |

Một số điểm trên đường gom Đại lộ Thăng Long, hầm chui dân sinh vẫn ngập nước, các phương tiện di chuyển khó khăn.

Việt Nam đã có vaccine sốt xuất huyết, tiêm đầu tiên tại Hệ thống tiêm chủng VNVC

THUẬN YẾN |

Ngày 20.9, gần 200 trung tâm tiêm chủng của VNVC trên toàn quốc đã có đầy đủ vắc xin sốt xuất huyết và triển khai tiêm cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn.

Đèn đóm mỗi thời

đỗ phấn |

“Đèn đóm” là một danh từ để chỉ những vật thắp sáng nói chung. Từ điển của nhóm Nguyễn Như Ý giải thích đơn giản như vậy. Thế nhưng còn vô số danh từ có thêm “đuôi” là một danh từ khác rất khó lòng giải thích. Đó gần như tập quán phát ngôn của người Việt chủ yếu để cho có ngữ điệu thuận tai mà thôi. “Củi lửa” còn có thể hiểu. “Xe cộ” thì chịu.

Nơi mùa xuân bắt đầu

ĐỨC LỘC |

Ông chủ trọ cũ của tôi là một người kỳ dị. Ông lùn, bụng phệ, ngoại ngũ tuần, giọng nửa Bắc nửa Nam, mặc dù gốc gác của ông là người miền Trung.

Gánh xuân của mẹ

NGUYỄN THỊ BÍCH NHÀN |

Mẹ làm nông chứ không buôn thúng bán nia nhưng những ngày giáp Tết thì ngày nào cũng có mặt ngoài chợ từ tờ mờ đất. Ngày nhỏ tôi thường xách cái đòn tre, lẽo đẽo chạy sau gánh rau của mẹ để được ngắm nhìn chợ Tết.