Sắc màu cuộc sống qua bàn tay của người thầy khuyết tật

Thanh Hương |

Với một bàn tay co quắp và phải ngồi xe lăn, anh Trương Tấn Dũng không chỉ vẽ được tranh, viết nhạc, thông thạo tin học, vi tính, mà còn trở thành thầy giáo của rất nhiều em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt. Điều gì đã giúp cuộc sống của anh Dũng đầy màu sắc và sự lạc quan?

Bị tật nguyền từ lúc lên 3, năm lên 10 tuổi mẹ mất, cha bỏ đi, tuổi thơ đầy bất hạnh nhưng anh Trương Tấn Dũng (sinh năm 1982) không để điều đó ngăn cản ước mơ của mình.

Vì thế, không gian chương trình “Trạm yêu thương” tuần này lựa chọn những bức tranh đầy màu sắc của các em nhỏ được nuôi dưỡng tại Trung tâm bảo trợ Nạn nhân chất độc da cam và trẻ em bất hạnh (quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng).

Những nét vẽ thơ ngây, nguệch ngoạc là biết bao cố gắng của các em cùng sự nỗ lực hướng dẫn của một người thầy đặc biệt, đó chính là anh Trương Tấn Dũng.

Kể về cuộc đời mình, ánh mắt anh Dũng không giấu được vẻ đượm buồn: “Mình sinh ra là một đứa trẻ bình thường nhưng năm lên 3 tuổi, sau một cơn sốt nặng, cơ thể mình trở nên biến dạng, chân không di chuyển được và tay bị co quắp. Vài năm sau đó thì mẹ qua đời, cha mình vì quá đau buồn nên đã bỏ đi”.

Anh Trương Tấn Dũng khiến khán giả không khỏi xúc động về hành trình
Anh Trương Tấn Dũng khiến khán giả không khỏi xúc động về hành trình vượt qua khó khăn để theo đuổi niềm đam mê của mình. Ảnh: VTV

Cậu bé Dũng ngày đó may mắn khi được bà ngoại đón về chăm sóc và ở bên cho đến bây giờ. Thiếu thốn tình cảm gia đình từ nhỏ nên với anh Dũng, khoảnh khắc ở bên bạn bè người thân luôn được anh trân trọng.

Khi được hỏi sẽ lựa chọn 3 màu nào để nói về cuộc đời mình, anh Dũng cho biết, tuổi thơ của anh gắn liền với màu u tối, nhưng bây giờ thì ngập tràn sắc màu tích cực. Bởi cuộc sống không cho mình được chọn nơi sinh ra nhưng sẽ được chọn nơi bước đến. Phải ngồi xe lăn và chỉ sử dụng được một tay, thế nhưng anh Dũng vẫn tìm mọi cách để thực hiện những đam mê của mình.

Anh chia sẻ thích xem nhất là bóng đá và muốn làm cầu thủ. Nhưng vì hạn chế của cơ thể nên anh đã nghĩ ra cách chia quân cờ tướng thành hai đội để tự thiết kế một trận đấu cho bản thân.

Thầy giáo Trương Tấn Dũng
Thầy giáo Trương Tấn Dũng mơ ước mở một xưởng in trong tương lai. Ảnh: VTV

Không chỉ vậy, anh Dũng còn tìm cách học chữ để có nhiều cơ hội làm việc. Gia đình không có điều kiện cho đi học, anh Dũng học từ người em. Khi đã có chút “vốn liếng” chữ nghĩa trong đầu, anh đã nghĩ đến việc phải làm được việc gì đó để đỡ đần cho bà ngoại. Anh xin ngoại đi bán vé số để trang trải cuộc sống và tới gần ước mơ hội họa của mình.

Không chỉ học vẽ, anh Dũng còn học tin học và sử dụng thành thạo máy vi tính. Một tay không dùng được, một tay thì lóng ngóng, anh Dũng luôn cố gắng nhiều hơn mọi người, thường xuyên thức đến 4 - 5h sáng để luyện tập. Và nỗ lực ấy đã được đền đáp, điểm các bộ môn của anh ngày đó đều cao nhất lớp.

Vừa vẽ đẹp, vừa biết hát, anh Dũng dễ dàng hòa nhập với mọi người. Sau này anh có cơ hội làm việc tại Trung tâm bảo trợ Nạn nhân chất độc da cam và trẻ em bất hạnh Đà Nẵng.

Dù lớp học của anh toàn học sinh đặc biệt, công việc giảng dạy không đơn giản, để các em khuyết tật học được một chữ phải mất 1 tháng, có khi bị học sinh đánh nhưng anh Dũng vẫn hết sức kiên trì, vì anh muốn các em nhỏ không may mắn sẽ tìm được những gam màu tích cực giống như mình.

Món quà của “Trạm yêu thương” sẽ phần nào tiếp thêm sức mạnh cho anh Dũng trên hành trình biến mơ ước đầy nhân văn của mình trở thành hiên thực. Ảnh: VTV
Món quà của “Trạm yêu thương” sẽ phần nào tiếp thêm sức mạnh cho anh Dũng trên hành trình biến mơ ước đầy nhân văn của mình trở thành hiên thực. Ảnh: VTV

Nói về ước mơ, anh Dũng hy vọng trong tương lai sẽ mở được xưởng in để tạo điều kiện cho các em ở trung tâm anh dạy có thêm thu nhập, tự nuôi sống bản thân.

Hành trình tô màu cuộc sống đầy sự lạc quan của người thầy ngồi trên xe lăn Trương Tấn Dũng sẽ truyền cảm hứng cho khán giả trong “Trạm yêu thương” số 27 sẽ phát sóng vào 10h ngày 2.7 trên kênh VTV1.

Thanh Hương
TIN LIÊN QUAN

Người phụ nữ bỏng toàn thân lan tỏa sự lạc quan trong“Trạm yêu thương”

Thanh Hương |

Trạm yêu thương” số 26 có chủ đề “Khát vọng hồi sinh” sẽ khiến khán giả xúc động đến rơi nước mắt thông qua phóng sự về Lê Thị Kim Ngân - người phụ nữ bị bỏng nặng đến 92% toàn thân.

Thầy giáo nâng bước trẻ khuyết tật đến trường

THANH TUẤN |

Để giúp trẻ khuyết tật ở huyện Đức Cơ, Gia Lai được đến trường học tập như bao học sinh bình thường khác, thầy giáo Hồ Đức Kỳ (SN 1982) - Giáo viên môn Ngữ Văn, Trường THPT Nguyễn Trường Tộ đã có những sáng kiến hữu ích.

Cậu bé không tay truyền cảm hứng trong “Trạm yêu thương”

Thanh Hương |

Câu chuyện về hành trình đặc biệt của cậu bé không tay Nguyễn Đông Khải sẽ được kể lại trong “Trạm yêu thương” số 24 tới đây.

Bắt khẩn cấp đối tượng hủy hoại hàng trăm cây đào thế

Minh Hạnh |

Hà Nội - Ngày 11.10, Công an huyện Mê Linh đã khởi tố vụ án hình sự, bắt khẩn cấp đối tượng cố ý hủy hoại hàng trăm cây đào thế của người dân.

Vướng mắc về quy định bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí

PHẠM ĐÔNG |

Người đứng đầu không giữ chức vụ quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp, có trình độ lý luận chính trị cao cấp là những nội dung được một số cơ quan báo chí kiến nghị.

Nhiều chợ dân sinh ở Hà Nội bỏ hoang

Đền Phú |

Hà Nội - Xây dựng chợ dân sinh mục đích làm giảm thiểu chợ cóc giúp cải thiện mỹ quan đô thị, tuy vậy, nhiều chợ dân sinh không được sử dụng, gây lãng phí.

Bí ẩn tài khoản tên "Colombia" của bà trùm ma túy Oanh "Hà"

Việt Dũng |

Để vận chuyển hàng trăm kg ma túy các loại từ Campuchia về Việt Nam, Vũ Hoàng Oanh thuê người và dùng tài khoản mạng xã hội giao dịch.

Chiến lược giúp Hàn Quốc thắng Nobel Văn học và Oscar

Thùy Trang |

Chỉ trong vài năm qua, Hàn Quốc đã gặt hái nhiều thành tích mang tính lịch sử trong các lĩnh vực văn hóa từ phim ảnh, xuất bản, âm nhạc...

Người phụ nữ bỏng toàn thân lan tỏa sự lạc quan trong“Trạm yêu thương”

Thanh Hương |

Trạm yêu thương” số 26 có chủ đề “Khát vọng hồi sinh” sẽ khiến khán giả xúc động đến rơi nước mắt thông qua phóng sự về Lê Thị Kim Ngân - người phụ nữ bị bỏng nặng đến 92% toàn thân.

Thầy giáo nâng bước trẻ khuyết tật đến trường

THANH TUẤN |

Để giúp trẻ khuyết tật ở huyện Đức Cơ, Gia Lai được đến trường học tập như bao học sinh bình thường khác, thầy giáo Hồ Đức Kỳ (SN 1982) - Giáo viên môn Ngữ Văn, Trường THPT Nguyễn Trường Tộ đã có những sáng kiến hữu ích.

Cậu bé không tay truyền cảm hứng trong “Trạm yêu thương”

Thanh Hương |

Câu chuyện về hành trình đặc biệt của cậu bé không tay Nguyễn Đông Khải sẽ được kể lại trong “Trạm yêu thương” số 24 tới đây.