Bịn rịn rời quê trở lại thành phố, công nhân lo nhiều hơn vui

PHONG LINH |

Ngày 4.9, trong nỗi bịn rịn nhớ quê về thành phố làm việc, nhiều công nhân miền Tây đã tâm sự với phóng viên Báo Lao Động về những lo lắng cho hành trình phía trước.

Sau kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2.9, chiều 4.9, gia đình nữ công nhân Ông Hồng Thư (1979) lại khăn gói từ huyện Phước Long (tỉnh Bạc Liêu) để trở về Hậu Giang làm việc. Điệp khúc này đã lặp đi lặp lại 6 lần, nhưng không lần nào là chị không khóc.

Trong cuộc gọi thoại với chúng tôi, chị chia sẻ: "Vợ chồng tôi lên Long An làm việc được 18 tháng thì buộc quay về Hậu Giang cho đỡ chi phí sinh hoạt. Tuy vậy, dịp lễ 2.9 nào mình cũng phải trở về quê thăm bà con, ăn uống sum họp. Để rồi mỗi lần rời đi là mình lại khóc. Khóc vì nhớ quê và khóc vì mình xa quê nhưng vẫn chưa khá lên nổi".

Hoạt động sản xuất của công nhân may tại tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Phong Linh
Hoạt động sản xuất của công nhân may tại tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Phong Linh

Theo đó, trước dịch bệnh COVID-19, tình hình sản xuất của công ty tốt, được nhiều đơn hàng, vị trí may của chị nhận lương lên đến 9 triệu đồng/tháng. Còn hiện nay, hàng hóa về ít, chị cố gắng may lắm cũng chỉ được hơn 5 triệu đồng/tháng.

"Dù chúng tôi không bị cắt hay giảm giờ làm nhưng rất nhiều công nhân thấy tình hình công ty khó khăn nên đã rời đi, kết quả là công ty chỉ có 4 chuyền (trước đó là 11 chuyền). Người thì ít, hàng cũng ít và lương cũng ít. Do đó, tôi chỉ mong muốn qua lễ 2.9 này, công ty khá lên một chút, đồng lương ổn định hơn để tôi tiếp tục làm việc" - chị Thư nói thêm.

Hiện tại, gia đình chị Thư đang thuê trọ gần công ty với giá 1,2 triệu đồng. Giá thuê này không quá đắt, nhưng trước xu hướng giá gạo, xăng, nhu yếu phẩm tăng, chị e là cũng kéo theo tiền trọ tăng.

Tương tự như chị Thư, hành trình từ Kiên Giang đi TP Hồ Chí Minh khiến công nhân Lê Minh Phúc (1992) khắc khoải nhiều nỗi niềm. Đoạn qua cầu Cần Thơ, anh ăn vội ổ bánh mì để "lót dạ" và cốt cũng để lưu giữ hình ảnh miền Tây thêm vài giây phút.

Anh Phúc tâm sự: "Tôi làm ở Sài Gòn 13 năm nhưng năm vừa qua là vất vả nhất, có tuần tôi nghỉ đến tận 2 - 3 ngày. Bình thường lương tăng ca lên đến 10 - 11 triệu/tháng, nay chỉ còn 5 - 6 triệu. Số tiền đó khó để trang trải tại đất thành phố.

Nhưng vì cuộc sống nên mình phải xa quê làm việc, chúng tôi hy vọng năm nay công ty sẽ ổn định hơn, công nhân làm việc thuận lợi hơn. Cuối năm cũng lo lắng cho gia đình nhiều hơn" - anh Phúc kể.

Hình ảnh ghi nhận dòng người trở về thành phố làm việc trong chiều ngày 4.9.2023. Ảnh: Phong Linh
Hình ảnh ghi nhận dòng người trở về thành phố làm việc trong chiều ngày 4.9.2023. Ảnh: Phong Linh

Tiết trời Cần Thơ dịu nhẹ sau nhiều ngày mưa dầm giúp anh Lâm Vương (49 tuổi, Sóc Trăng) được dịp lái xe thong thả ngắm cầu Cần Thơ. Cả nhà 6 người thì có 4 người làm công nhân tại thành phố nhưng do tình hình sản xuất khó khăn trong năm qua khiến kỳ nghỉ của gia đình anh không được đủ đầy.

"Năm nay, lương chúng tôi giảm đi 1/3 so với năm trước, tôi lại có con cháu đang học ở thành phố nên rất khổ sở. Tôi cũng như bao công nhân khác, chỉ mong đơn hàng về để mình làm việc tốt lên. Nếu không được, chắc có lẽ sang năm tôi sẽ về quê chứ chi phí ở đây thật sự không kham nổi" - anh Vương nói.

Đặt lưng xuống nền trọ ở Bình Dương lúc 18h30, anh Nguyễn Tuấn Cường (1985, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang) liền gọi điện thoại cho chúng tôi để báo tin vui về hành trình di chuyển thuận lợi, không gặp mưa to. Thanh âm vang lên từ chiếc điện thoại là một chất giọng khàn đặc nhưng chất chứa nhiều hy vọng - "Cuối năm nay, nếu làm ăn thuận lợi, chúng tôi sẽ về quê ăn Tết thật to".

PHONG LINH
TIN LIÊN QUAN

Nghỉ lễ 2.9 kiểu tiết kiệm của công nhân trong thời “bão giá”

MỸ LY |

Dù được nghỉ lễ 2.9 đến 4 ngày và có tiền thưởng nhưng một số công nhân không dám đi chơi xa vì tốn kém, trong khi cuộc sống còn nhiều khó khăn. Cho nên, họ dành những ngày nghỉ này để về ở bên gia đình, nghỉ ngơi hoặc đi chơi ở các điểm gần nhà.

Ngày Quốc khánh, công nhân vẫn miệt mài thi công cao tốc Bắc - Nam

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Ngày lễ Quốc khánh 2.9, nhiều cơ quan, đơn vị nghỉ lễ nhưng trên công trường cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2021 - 2025, qua địa bàn Hà Tĩnh, cán bộ, công nhân vẫn miệt mài thi công.

Công nhân chưa thể "an cư" lại thêm nỗi lo con không có chỗ học

Tô Thế |

Ngoài nỗi lo về cơm áo gạo tiền, nhà ở và tình trạng thường xuyên giảm việc làm, không được tăng ca thường xuyên, giờ đây, những gia đình công nhân lại thêm một trăn trở nữa về tương lai của con mình.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

CLB Thanh Hóa đánh bại Công an Hà Nội tại vòng 2 V.League

HOÀNG HUÊ - MINH DÂN |

Câu lạc bộ Thanh Hóa giành chiến thắng 1-0 trước đội Công an Hà Nội ở vòng 2, qua đó giành 3 điểm đầu tiên ở LPBank V.League 2024-2025.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.