DỰ THẢO SỬA ĐỔI BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ ĐIỀU CHỈNH TĂNG TUỔI NGHỈ HƯU:

Cân nhắc đối với công nhân lao động trực tiếp

QUẾ CHI |

Đồng ý với Phương án 1 điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu trong dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi do Bộ LĐTBXH vừa công bố, tuy nhiên, theo Tổng LĐLĐVN, cần cân nhắc, xem xét tuổi nghỉ hưu của các đối tượng là CNLĐ trực tiếp trong khu vực sản xuất, dịch vụ và một số ngành nghề đặc thù.

Tránh “cú sốc chính sách”

Ngày 1.5, trao đổi với phóng viên về việc xem xét điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu trong dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi do Bộ LĐTBXH vừa công bố, ông Lê Đình Quảng - Phó ban Quan hệ lao động (Tổng LĐLĐVN) - cho biết, Tổng LĐLĐVN đồng ý với việc xem xét để tăng tuổi nghỉ hưu trong lần sửa đổi Bộ luật Lao động lần này, và việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu cần phải được quy định thống nhất trong Bộ luật Lao động. Việc xem xét tăng tuổi nghỉ hưu phải quán triệt đầy đủ tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23.5.2018 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách BHXH: “Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu cần có tầm nhìn dài hạn và có lộ trình phù hợp với tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, thất nghiệp; không gây tác động tiêu cực đến thị trường lao động; bảo đảm số lượng, chất lượng và cơ cấu dân số; bình đẳng giới; cân đối Quỹ BHXH trong dài hạn; xu hướng già hoá dân số; tính chất, loại hình lao động và giữa các ngành nghề, lĩnh vực. Từ năm 2021, thực hiện điều chỉnh tuổi nghỉ hưu theo mục tiêu tăng tuổi nghỉ hưu chung, thu hẹp dần khoảng cách về giới trong quy định tuổi nghỉ hưu; đối với những ngành nghề đặc biệt, NLĐ được quyền nghỉ hưu sớm, hoặc muộn hơn 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu chung”.

Với quan điểm trên, Tổng LĐLĐVN đồng ý với Phương án 1 trong Dự thảo: Kể từ ngày 1.1.2021, tuổi nghỉ hưu của NLĐ trong điều kiện lao động bình thường là 60 tuổi 3 tháng đối với nam và 55 tuổi 4 tháng đối với nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với nam và 4 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.

Sở dĩ chọn Phương án 1 nhằm đảm bảo có lộ trình, giảm các tác động không tốt đến các chính sách kinh tế xã hội tổng thể. “Kinh nghiệm của một số nước có tăng tuổi nghỉ hưu vừa qua cho thấy, tăng tuổi nghỉ hưu nhanh có thể tạo nên “cú sốc”, ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách kinh tế - xã hội khác của đất nước; và sau đó, để khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực này sẽ rất khó khăn” - ông Quảng cho biết.

Cần xem xét đối với đối tượng là CNLĐ trực tiếp

Tổng LĐLĐVN đồng ý với Phương án 1, tuy nhiên cần cân nhắc, xem xét tuổi nghỉ hưu của các đối tượng là CNLĐ trực tiếp trong khu vực sản xuất, dịch vụ và một số ngành nghề đặc thù. Thực tế, hiện nay rất nhiều LĐ nữ đang làm việc trong các ngành dệt may, da giày, chế biến thủy sản, lắp ráp điện tử bị người sử dụng LĐ cho nghỉ việc ở tuổi 30-35 với lý do sức khỏe không đáp ứng yêu cầu sản xuất. Bên cạnh đó, những LĐ làm việc trong các ngành nghề LĐ chân tay còn phải đối mặt với một nguy cơ nữa là bị mất việc trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Cần cân nhắc, xem xét tuổi nghỉ hưu của các đối tượng là CNLĐ trực tiếp trong khu vực sản xuất, dịch vụ và một số ngành nghề đặc thù. Ảnh minh họa. Ảnh: QUẾ CHI
Cần cân nhắc, xem xét tuổi nghỉ hưu của các đối tượng là CNLĐ trực tiếp trong khu vực sản xuất, dịch vụ và một số ngành nghề đặc thù. Ảnh minh họa. Ảnh: QUẾ CHI

Theo nghiên cứu mới nhất của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), trong thập niên tới, 86% số NLĐ Việt Nam trong ngành dệt may, da giày có thể phải đối mặt với nguy cơ mất việc làm cao do tự động hóa; trong khi đó, 3/4 số LĐ làm công ăn lương trong ngành sản phẩm điện - điện tử có thể bị thay thế bởi robot. Như vậy, NLĐ, nhất là LĐ nữ, còn đang lo lắng trước nguy cơ bị mất việc này thì lại thêm lo lắng trước viễn cảnh phải tăng tuổi nghỉ hưu; gánh nặng lại càng chồng chất lên đôi vai họ.

Anh Dương Th (cán bộ quận Cầu Giấy, Hà Nội): Cán bộ đang công tác trong UBND các phường, xã hiện nay cũng phải chịu nhiều sức ép, áp lực. Bởi hằng ngày, chúng tôi nhận, giải quyết hồ sơ và giải đáp mọi thắc mắc về mọi thủ tục hành chính chứng thực, tư pháp, địa chính, LĐTBXH,… trung bình khoảng 120, có khi tới 150 hồ sơ/ngày. Chưa kể, những đợt dịch bệnh bùng phát, đợt cao điểm kỷ niệm, lễ, Tết thì cán bộ chúng tôi phải xuống địa bàn khu dân cư để tuyên truyền, vận động trực tiếp tới các hộ gia đình. Tôi đồng ý với quan điểm của Tổng LĐLĐVN là theo Phương án 1 nói trên. Tôi cũng như nhiều đồng nghiệp khác đều không muốn tăng độ tuổi nghỉ hưu lên nhiều, bởi chúng tôi cần có thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc gia đình.

Chị Hoàng Thị Tuyến (quê Thanh Sơn, Phú Thọ, CN KCN Thăng Long, Hà Nội): Hiện nay, nếu làm tăng ca thì thu nhập của tôi chỉ hơn 7 triệu đồng/tháng. Trừ các sinh hoạt phí, tôi chỉ gửi được 3 triệu đồng/ tháng về quê để nuôi con. Nguyện vọng của tôi là giữ nguyên độ tuổi nghỉ hưu của nữ là 55. Bởi công nhân lao động trực tiếp như chúng tôi, nhất là những người làm ở KCN-KCX, áp lực công việc ngày càng cao, đòi hỏi chúng tôi rất nhiều về mặt thể chất và tinh thần, trong khi đó, thu nhập không đủ đảm bảo mức sống tối thiểu, dẫn tới sức lực ngày càng giảm. Tôi cho rằng, nếu tăng tuổi nghỉ hưu thì cần phải dựa vào tính chất công việc của NLĐ, chứ không nên “đánh đồng” giữa NLĐ trực tiếp với những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, quản lý… H.A ghi

QUẾ CHI
TIN LIÊN QUAN

Chọn tăng tuổi nghỉ hưu chậm hơn để tránh tạo “cú sốc chính sách"

Quế Chi |

Về nội dung điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu trong dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi do Bộ LĐTBXH vừa công bố, Tổng LĐLĐVN đồng ý với phương án điều chỉnh tăng chậm hơn (Phương án 1).

Đề xuất nâng dần tuổi nghỉ hưu của nam và nữ từ năm 2021

ANH THƯ |

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa công bố dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi, trong đó đáng lưu ý là điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu.

Tuổi nghỉ hưu phải phù hợp với ngành nghề, công việc

NAM DƯƠNG |

Tăng tuổi nghỉ hưu phải phù hợp với ngành nghề, công việc, là ý kiến của nhiều CNLĐ trong buổi tiếp xúc các Đại biểu Quốc hội Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN; Trần Kim Yến - Bí thư Quận ủy quận 1 (TPHCM) tại “Diễn đàn bình đẳng giới trong sửa đổi Bộ luật Lao động (BLLĐ)” do Bộ Ngoại giao và thương mại Úc, Tổng LĐLĐVN, Tổ chức Care Quốc tế tại Việt Nam và Tổ chức Sáng kiến đầu tư cho phụ nữ tổ chức tại TPHCM tối 6.4.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.