Xây nhà cho công nhân thuê: Chủ nhà trọ cần được vay vốn ưu đãi (kỳ cuối)

Chính sách vẫn đang “giậm chân tại chỗ”

LÊ TUYẾT |

Ngày 5.5.2011, UBND TPHCM ban hành Quyết định số 18/2011/QĐ-UB, triển khai chương trình cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà trọ cho công nhân thuê để ở. Tuy nhiên, từ đó đến nay, số chủ nhà trọ được vay nguồn vốn này chưa đếm đủ một bàn tay, trong khi đó, các chủ nhà trọ đã và đang giải quyết hơn 85% chỗ ở cho công nhân lao động (CNLĐ) của TPHCM.
85% số công nhân đang ở trong nhà dân

Trong buổi đối thoại giữa Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm và thanh niên CN, nữ CN Nguyễn Thị Quyên - làm việc tại Cty TNHH Đỉnh Cao - đặt vấn đề: “Tiền lương của em chỉ 4,8 triệu đồng/tháng, trừ hết các khoản thì mỗi tháng em dư được 1 triệu đồng. Làm 10 năm, em để dành được 120 triệu đồng, thế nhưng đâu đâu cũng rao nhà ở xã hội đều từ mấy trăm triệu đến hơn 1 tỉ đồng. Vậy làm sao em mua được nhà? Đấy là em chưa có gia đình, chi tiêu còn ít, còn tăng ca được, những người có gia đình, chi phí rất nhiều, tiền để dành khó lắm, làm sao mua được nhà?”.

Trước tâm tư của nữ CN, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm hỏi: “Nếu tiền lương thấp không mua được nhà, em có muốn thuê nhà với giá hợp lý, tiện nghi đầy đủ không?”. Nữ CN trả lời ngay rằng “Có” và cho biết thêm, hiện nay giá thuê phòng trọ thấp nhất cũng đã 1,5 triệu đồng/tháng, nếu gia đình nào có con nữa thì ít nhất phải 2 triệu đồng/tháng, chưa kể chi phí điện, nước, nhưng đa phần hiện nay, phòng trọ cho CN thuê rất ẩm thấp, xập xệ. Đặc biệt, điện, nước không được bán đúng giá khiến cho CN rất thiệt thòi. “Có nhà là rất tốt, nhưng với thu nhập của CN hiện nay, chỉ cần được ở trong những căn phòng sạch sẽ, thoáng mát, sử dụng điện, nước đúng giá là ổn” - chị Quyên chia sẻ.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Đức - Phó Bí thư Quận ủy Bình Tân - cho rằng, bên cạnh một lượng CN muốn mua nhà ở thành phố để định cư thì vẫn có một lượng lớn CN cho biết, khi hết tuổi lao động, họ sẽ về quê sinh sống bởi họ có nhà ở quê. Cho nên, nhu cầu trước mắt và cấp bách của CN là có được chỗ ở đàng hoàng. Cũng với số tiền đó, thay vì phải ở trong những nhà trọ nhếch nhác, CN mong muốn được ở trong các khu lưu trú sạch sẽ, nhà trọ khang trang hơn. Đặc biệt, chính quyền phải giám sát để CN được sử dụng điện, nước đúng giá, đảm bảo công bằng, không phân biệt người nhập cư, người ở trọ với người có nhà.

Về góc độ đơn vị quản lý, ông Trần Trọng Tuấn - Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM - cho rằng, TPHCM đã có nhiều nỗ lực để hỗ trợ chỗ ở cho CN. Hiện nay, TPHCM có khoảng 40 nhà lưu trú dành cho CN, mới chỉ đáp ứng 15% nhu cầu ở của CN tại các KCX-KCN, còn phần lớn CN đang ở trọ trong các khu nhà trọ của bà con nhân dân. Ông Tuấn thừa nhận, có nhiều khu lưu trú, nhà trọ khang trang, nhưng cũng có nhiều khu nhà trọ xập xệ, nhếch nhác!

Cứng nhắc thì chính sách sẽ không đến được với công nhân!

Với một lượng lớn CN không mua được nhà vì thu nhập quá thấp, họ sẽ lựa chọn phương án về quê sau khi hết tuổi lao động, như vậy điều cấp bách như ý kiến của ông Phó Bí thư quận Bình Tân chính là cần có chỗ trọ đàng hoàng cho CN. Muốn vậy, phải tạo điều kiện cho các chủ nhà trọ tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi, lãi suất thấp, điện, nước đến tận tay CN với giá thấp nhất. 

Tuy nhiên, Quyết định số 18/2011/QĐ-UB của UBND TPHCM triển khai chương trình cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà trọ cho CN thuê để ở lại vướng phải Quyết định số 75/2006/QĐ-UBND về quy chế quản lý nhà cho CN, NLĐ thuê để ở. 

Quyết định 75 đặt ra quá nhiều yêu cầu khó thực hiện như: Diện tích bình quân đầu người ở nhà trọ phải đạt 3m2/người (không tính diện tích nhà vệ sinh và phần sinh hoạt chung). Rồi nhà từ 10 phòng trở lên phải có diện tích cây xanh hoặc khoảng trống tại khu nhà cho thuê, tối thiểu 1,5m2/người. Diện tích mỗi phòng ít nhất 9m2 (không tính tường xây, gác lửng). Phải tránh xa nơi phát sinh tiếng ồn lớn ít nhất 100m. Khu nhà có trên 20 người sử dụng phải có ý kiến thẩm định của cơ quan phòng cháy chữa cháy... 

Vì vướng phải những quy định này cho nên, một cán bộ thuộc Hội đồng Quản lý Quỹ Phát triển nhà ở TPHCM thừa nhận, hơn 6 năm qua, số chủ nhà trọ được tiếp cận vốn quá ít, ít đến nỗi… không thể công bố!

Chia sẻ cách tháo gỡ những quy định ngặt nghèo này, ông Nguyễn Tấn Định - nguyên Phó Trưởng ban Quản lý các KCX-KCN TPHCM - viện dẫn một ví dụ: Năm 2011, khi Ban Quản lý KCN-KCX TPHCM triển khai xây dựng nhà trẻ đầu tiên dành cho con CN, nếu cứ theo những quy chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn TPHCM thì có lẽ sẽ không bao giờ có được những nhà trẻ trong các KCN-KCX dành riêng cho con CN như hôm nay. 

Ông Định kể lại: “Khi nhà trẻ xây xong, cán bộ Sở GDĐT TPHCM xuống kiểm tra. 3 lần kiểm tra là 3 người khác nhau, nay người này thông báo hàng rào sai quy chuẩn này, lần khác người kia lại bảo diện tích sân chơi, không gian xung quanh không phù hợp với quy chuẩn của Bộ GDĐT… Đến nỗi tôi phải thốt lên rằng: Đây là nhà trẻ nằm trong KCN, phải linh động làm sao để phục vụ nhu cầu cấp thiết, nhất là tạo chỗ học hành cho con CN. Nếu cứ áp theo tiêu chuẩn thì không bao giờ có được nhà trẻ nào dành cho con CN. Tiêu chuẩn về nhà trọ cũng vậy, nếu cứ cứng nhắc, chính sách sẽ không đến được với CNLĐ. Quy chuẩn, tiêu chuẩn là do con người tạo ra, nếu thấy không phù hợp thì nên sửa”.

Theo ông Định, hiện nay đang có sự chuyển giao phương thức kinh doanh ở các chủ nhà trọ, bởi cho thuê nhà trọ coi vậy mà phức tạp vô cùng. Một số lượng người ở với nhau, là dân tứ xứ, chín người mười ý, quản lý không phải dễ. Nếu trước đây, một người có mảnh đất rộng, họ sẽ chọn phương án xây nhà trọ cho CN thuê thì nay họ chọn phương án xây nhà xưởng cho thuê vì vừa khỏe, vừa thu được tiền lớn.

“Nếu họ chuyển giao dần thì áp lực về chỗ ở cho CNLĐ càng bức bách hơn. Cho nên, những ai còn xây nhà trọ cho CN thuê, rất cần được chính quyền quan tâm, hỗ trợ cho họ, chính là gián tiếp hỗ trợ cho CN có được chỗ ở đàng hoàng. Không phải tất cả CN đều có nhu cầu mua nhà và không phải tất cả các KCN-KCX hiện nay đều có đất để xây nhà bán cho CN, cho nên tùy vào điều kiện, nhu cầu của CN mà có những chính sách hỗ trợ phù hợp” - ông Định chia sẻ. 



LÊ TUYẾT
TIN LIÊN QUAN

Phó Chủ tịch tỉnh xin tạm nghỉ việc để điều trị chấn thương

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Ông Võ Ngọc Hiệp - Phó Chủ tịch UBND tỉnh xin tạm nghỉ công tác điều hành, chỉ đạo để điều trị chấn thương.

Người dân TPHCM chật vật lội nước, xe cộ “chôn chân” sau cơn mưa lớn

MINH QUÂN |

TPHCM - Tối 7.10, cơn mưa lớn đã gây ngập sâu nhiều con đường ở quận Bình Thạnh, khiến người dân chật vật lội nước và kẹt xe về nhà.

Chủ quán cafe ở Thái Bình "choáng" vì hóa đơn nước quá cao

TRUNG DU |

Thái Bình - Chủ quán kinh doanh cafe tại TP Thái Bình gửi đơn khiếu nại đến công ty nước sạch vì hóa đơn tiền nước liên tục tăng cao bất thường theo thời gian.

Khẩn trương di dời 1 hộ dân khỏi vùng sạt lở đất ở Lâm Đồng

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm vừa khẩn trương di dời một hộ dân khỏi vùng sạt lở đất để đảm bảo an toàn.

Báo Nhật viết về GDP quý III của Việt Nam tăng vọt 7,4%

Song Minh |

Tăng trưởng GDP quý III năm 2024 của Việt Nam tăng vọt 7,4%, cao nhất trong 2 năm là tiêu đề bài viết trên tờ Nikkei Asia ngày 6.10.

Tranh cãi nên bỏ hay giữ lại ban đại diện cha mẹ học sinh

Vân Trang - Anh Đức |

Mỗi đầu năm học mới, tại khắp các diễn đàn lại xuất hiện 2 luồng ý kiến tranh cãi về việc nên hay không nên bỏ ban đại diện cha mẹ học sinh.

Bao giờ miền Bắc có mưa, chấm dứt nắng hanh?

AN AN |

Theo cơ quan khí tượng, khả năng khoảng đêm 14.10, một số nơi thuộc Bắc Bộ có mưa rào rải rác.

Một huyện ở Nghệ An hơn 1 tháng trống ghế Chủ tịch huyện

QUANG ĐẠI |

Nghệ AnChủ tịch UBND huyện nghỉ hưu, sau hơn 1 tháng vẫn chưa có Chủ tịch UBND huyện mới.