Chương trình phục hồi thị trường lao động: Chú trọng việc triển khai

ANH THƯ |

Với Chương trình phục hồi và phát triển thị trường lao động, các chuyên gia cho rằng việc triển khai thực hiện là quan trọng nhất, trong đó chú ý về nguồn lực, kinh phí.

6 giải pháp

Mới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành “Chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển thị trường lao động”.

Trong đó, có những nội dung quan trọng như chính sách hỗ trợ lao động ngoại tỉnh chi phí sinh hoạt tối thiểu, chi phí đi lại, y tế, sắp xếp nơi ở tạm thời, hoặc hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt; các giải pháp để thu hút lao động ngoại tỉnh quay trở lại làm việc; duy trì tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%..

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đưa ra 6 nhóm nhiệm vụ:

Thứ nhất, nghiên cứu xây dựng và tổ chức triển khai các chính sách hỗ trợ người lao động, đảm bảo an sinh xã hội, thu hút người lao động quay trở lại làm việc.

Thứ hai, hỗ trợ người sử dụng lao động phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động.

Thứ ba, tập trung đào tạo, nâng cao chất lượng lao động đáp ứng yêu cầu phục hồi và phát triển thị trường lao động.

Thứ tư, tổ chức kết nối cung - cầu lao động, trên cơ sở nắm chắc diễn biến của cung - cầu lao động, cả về số lượng, ngành nghề, trình độ; chuẩn bị phương án huy động nguồn nhân lực như học sinh, sinh viên, bộ đội xuất ngũ, công an hoàn thành nghĩa vụ.

Thứ năm, phát triển thị trường lao động đồng bộ, hiện đại, lành mạnh và ổn định. Trong đó, bộ sẽ sửa đổi, bổ sung các Luật Việc làm, Luật An toàn vệ sinh lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Giáo dục nghề nghiệp. Cùng đó, xây dựng dữ liệu về lao động, việc làm và chia sẻ với các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bảo hiểm xã hội, đăng ký doanh nghiệp để quản lý.

 
Hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp phục hồi sản xuất. Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn

Thứ sáu, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định trong doanh nghiệp, kịp thời có phương án ngăn ngừa, giải quyết khi tranh chấp lao động, đình công xảy ra.

Chú trọng việc triển khai hiệu quả

Ông Đinh Ngọc Quý - Uỷ viên thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho biết, chương trình của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa ban hành mang tính chất ngắn hạn. Chính sách đã có, quan trọng làm sao để triển khai, thực hiện một cách nhanh nhất.

Ở đây, người lao động cần mưu sinh và đảm bảo sức khoẻ an toàn. Còn đối với doanh nghiệp sự hỗ trợ để phục hồi và phát triển sản xuất.

Ông Quý nhấn mạnh, dịch COVID-19 đã tác động đến thị trường lao động, trong đó nhóm lao động khu vực phi chính thức rất khó khăn.

"Do đó, cần phải sự vào cuộc từ các bên từ nhà nước đến chính quyền địa phương, các nhà hảo tâm… Vai trò của cơ quan quản lí nhà nước kết hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ nhóm lao động này" - ông Quý nói.

Theo Uỷ viên thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội, nhìn lại năm 2020, chúng ta đã có chương trình tổng thể phát triển thị trường lao động đến năm 2030. Kì họp Quốc hội vừa qua, chương trình cơ cấu nền kinh tế trong đó có phần thị trường lao động cũng đề cập vấn đề này.

Chính phủ gấp rút chuẩn bị chương trình tổng thể về phát triển kinh tế bền vững sau đại dịch. Quốc hội sẽ có kỳ họp bất thường vào đầu tháng 1 về các vấn đề trên.

Ông Quý cho hay: "Với Chương trình của Bộ, việc triển khai thực hiện là quan trọng nhất, trong đó chú ý về nguồn lực, kinh phí. Đây là phần doanh nghiệp, người lao động và các địa phương mong chờ nhất. Không có nguồn lực rất khó triển khai thực hiện"

Uỷ viên thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho rằng cần xác định rõ nguồn lực, nhóm ưu tiên… của chương trình. Quan trọng nguồn lực đó cụ thể ra sao, có thực sự hỗ trợ được thị trường lao động hay không? Việc hỗ trợ phải giúp phục hồi thị trường chắc chắn, bền vững, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội, tạo ra công ăn việc làm cho người lao động.

ANH THƯ
TIN LIÊN QUAN

Giải ngân các gói hỗ trợ: Sẽ hiệu quả hơn nếu đủ cơ sở dữ liệu lao động

ANH THƯ |

Trong những năm qua, nhiều gói hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 được triển khai. Song, tiến độ giải ngân gói hỗ trợ còn thấp. Các chuyên gia cho rằng: Do hạn chế về cơ sở dữ liệu lao động nên chính sách chưa phủ hết nhóm lao động.

Công đoàn, người lao động đồng hành cùng doanh nghiệp vượt khó

Hà Anh |

Với sự nhiệt tình, sáng tạo trong công việc trong thời gian qua, anh Nguyễn Ngọc Tuấn - Phó quản đốc phân xưởng sửa chữa thiết bị cơ khí và vận tải, Xí nghiệp bảo dưỡng, Tổng Công ty Giấy Việt Nam đã có nhiều sáng kiến, giải pháp mang lại hiệu quả trong sản xuất.

Người lao động ở Đắk Nông thu nhập cao nhất 16 triệu đồng/tháng

Bảo Lâm |

Đắk Nông - Năm 2021, bình quân người lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Nông được các doanh nghiệp trả mức lương khoảng 16 triệu đồng/tháng, còn thấp nhất là 3,6 triệu đồng/tháng.

Giao công an xác minh việc "hôi của" trên cao tốc ở Phú Thọ

Tô Công |

Phú Thọ - UBND huyện Cẩm Khê giao Công an và chính quyền xã Minh Tân xác minh, làm rõ thông tin "hôi của" trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Xe cứu thương cháy rụi trên đường đưa bệnh nhân chuyển viện

Hoài Phương |

Bình Định - Trung chuyển bệnh nhân từ Phú Yên ra Bình Định, chiếc xe cứu thương bất ngờ cháy rụi trên đường.

Thanh Hóa khởi tố, bắt tạm giam 5 cán bộ huyện Quảng Xương

Trần Lâm |

THANH HÓA - Công an tỉnh đã bắt tạm giam 5 bị can “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi hành công vụ", trong đó có nguyên Chủ tịch huyện.

Giá vàng cao kỷ lục, chọn kênh đầu tư nào để tránh mạo hiểm?

Hoàng Xuyến - Việt Anh |

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh giá vàng tăng cao, người dân nên cẩn trọng khi đầu tư vào vàng. Dự kiến, chứng khoán là một thị trường đầu tư tiềm năng.

Thân thế điệp viên khiến thủ lĩnh Hezbollah bị hạ sát

Thanh Hà |

Cuộc không kích của Israel vào Beirut, Lebanon khiến thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah thiệt mạng dựa trên thông tin tình báo từ một điệp viên Iran.

Giải ngân các gói hỗ trợ: Sẽ hiệu quả hơn nếu đủ cơ sở dữ liệu lao động

ANH THƯ |

Trong những năm qua, nhiều gói hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 được triển khai. Song, tiến độ giải ngân gói hỗ trợ còn thấp. Các chuyên gia cho rằng: Do hạn chế về cơ sở dữ liệu lao động nên chính sách chưa phủ hết nhóm lao động.

Công đoàn, người lao động đồng hành cùng doanh nghiệp vượt khó

Hà Anh |

Với sự nhiệt tình, sáng tạo trong công việc trong thời gian qua, anh Nguyễn Ngọc Tuấn - Phó quản đốc phân xưởng sửa chữa thiết bị cơ khí và vận tải, Xí nghiệp bảo dưỡng, Tổng Công ty Giấy Việt Nam đã có nhiều sáng kiến, giải pháp mang lại hiệu quả trong sản xuất.

Người lao động ở Đắk Nông thu nhập cao nhất 16 triệu đồng/tháng

Bảo Lâm |

Đắk Nông - Năm 2021, bình quân người lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Nông được các doanh nghiệp trả mức lương khoảng 16 triệu đồng/tháng, còn thấp nhất là 3,6 triệu đồng/tháng.