Chuyện của những lao động trẻ rời phố về quê

Cường Ngô - Hưng Thơ |

Để giải bài toán tuyển dụng lao động, đồng thời giảm bớt chi phí, vừa tạo việc làm cho người dân tại địa phương..., nhiều doanh nghiệp ở TPHCM đã đầu tư mở nhà máy, lập thêm xưởng sản xuất ở các tỉnh, thành phố. Nhiều lao động cũng có mong muốn được làm việc trong các nhà máy trên chính mảnh đất quê hương của mình.

Thu nhập thấp, nhưng chi phí ít và ổn định nên quyết định trở về

Sau 4 năm học đại học ở TPHCM, Hồ Lan Linh (26 tuổi, trú tại xã Hải Quế, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) quyết định ở lại đây làm việc. Linh được một công ty tư nhân tuyển làm kế toán với mức lương bình quân khoảng 14 triệu đồng/tháng.

Công việc không quá vất vả, khó khăn nhất với Linh là việc mỗi ngày di chuyển trên các đoạn đường tấp nập xe. Ở thành phố, Linh thuê trọ ở một mình, thêm chi phí khá đắt đỏ, dù tiết kiệm mỗi tháng cũng mất đi nửa số tiền lương.

Cuối năm 2022, tình cờ biết một công ty may ở quê tuyển dụng kế toán, Linh làm hồ sơ rồi chuyển theo địa chỉ công ty thì may mắn trúng tuyển. Không do dự, Linh làm đơn xin nghỉ việc rồi gói hành lý rời thành phố để trở về nhà.

Thời điểm Linh làm đơn xin nghỉ việc, thêm 1 tháng nữa là có thưởng Tết. Nhưng Linh quyết định không bỏ lỡ cơ hội được trở về, nên bỏ qua món tiền thưởng Tết cao gấp đôi tiền lương mỗi tháng.

Bây giờ, Linh làm việc ở Công ty TNHH Dệt may VTJ - Toms (huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) với vị trí công việc là kế toán. Theo Linh, dù mức lương được trả không cao bằng công ty cũ, nhưng "ăn cơm mẹ nấu" và "ngủ ở nhà chính chủ" nên mỗi tháng vẫn tiết kiệm được tiền.

"Ở thành phố, đi làm về phần lớn em ở trọ, lâu lắm mới đi chơi với bạn và anh chị cùng cơ quan. Còn về đây có người thân quan tâm, có nhiều bạn cùng trang lứa, ở công ty toàn người cùng quê nên rất tình cảm. Em thấy lựa chọn của mình là đúng đắn" - Linh nói.

Không học ở TPHCM, nhưng sau khi tốt nghiệp cao đẳng, vào năm 2012, Nguyễn Minh Diễn (31 tuổi, trú tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) khăn gói vào đây để lập nghiệp. Diễn được nhận vào làm giám sát cho một công ty xây dựng ở quận Thủ Đức (TPHCM), và đi theo các công trình từ Nam ra Bắc.

Đến năm 2020, Diễn cùng bạn lập công ty riêng, rồi nhận các dự án có quy mô vừa phải. Công việc ban đầu khá thuận lợi, nhưng đến năm 2021 và trong năm 2022 gặp khó khăn. Tết Dương lịch 2023, sau mấy ngày về thăm gia đình, Diễn đưa ra quyết định sẽ không bám trụ lại ở TPHCM nữa.

Quyết là làm, sau khi trở lại TPHCM thu xếp công việc, đầu tháng 2.2023, Diễn về quê. Với kinh nghiệm nhiều năm làm việc ở thành phố, Diễn có thể xin làm việc ở các công ty xây dựng tư nhân, nhưng anh lại lập công ty riêng, và nhận làm các công trình nhà chìa khóa trao tay.

"Với kinh nghiệm của bản thân, mình có thể xin vào các công ty xây dựng đang làm các dự án điện gió. Nhưng ở quê bây giờ cũng khá phát triển, nhiều gia đình có nhu cầu xây nhà theo kiểu hiện đại với chi phí hợp lý, nên mình lập công ty riêng và nhận thiết kế, xây dựng trọn gói. Vì nhân công và vật liệu ở quê khá rẻ, chỉ cần làm chất lượng và xây dựng được thương hiệu là có thể phát triển" - Diễn chia sẻ.

Theo Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị, trung bình mỗi năm, tỉnh Quảng Trị giải quyết việc làm cho khoảng 11.000 lao động. Nhưng con số này chủ yếu tập trung vào phân khúc lao động phổ thông, lao động có kỹ năng nghề cao lại thiếu so với nhu cầu.

Sau đợt dịch COVID-19 cho đến nay, tại Quảng Trị đã thu hút được một số lao động có tay nghề từ các tỉnh, thành phía Nam ở lại quê để làm việc. Hiện, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Trị, đặc biệt là các doanh nghiệp may mặc ở địa phương này khá lớn.

Các chi phí ở quê chỉ bằng 1 nửa thành phố

Là công nhân vừa quyết định nghỉ việc hơn 2 tháng nay tại một công ty chuyên về linh kiện điện tử ở Khu công nghiệp Nam Thăng Long (Hà Nội), anh Ngô Quốc Chí (Xuân Hoà, Lập Thạch, Vĩnh Phúc) cho biết, công ty không có đơn hàng, công nhân chỉ ở nhà hưởng lương ngừng việc.

Mức lương 4 triệu đồng không đủ trả tiền giúp việc trông con nhỏ, nên anh phải tạm nghỉ. 8 năm gắn bó với công ty, đây là lần đầu tiên anh thấy tình trạng này.

Từ hôm nghỉ việc, người đàn ông 34 tuổi chạy khắp nơi tìm việc. Anh xin làm thợ hồ ở một công trình xây dựng quận Nam Từ Liêm (Hà Nội). Mỗi ngày anh cũng kiếm thêm được 300.000 đồng để trang trải cuộc sống.

Tuy nhiên, làm được hai tuần thì công trình cũng ngưng do thiếu điều kiện về an toàn lao động. Anh làm thêm shipper, giao hàng... nhưng các công việc này đòi hỏi sự linh hoạt, anh không quen, rồi nghỉ ngang sau gần hai tuần làm.

Cuối tháng 2.2023, anh quyết định trở về quê, nộp hồ sơ xin việc tại một công ty chuyên gia công giày da ở thị trấn Lập Thạch (tỉnh Vĩnh Phúc). Sau khi phỏng vấn, anh được nhận vào làm tại dây chuyền làm đế giày với mức lương 6 triệu đồng/ tháng.

"Ở thành phố, tôi cùng 2 đồng nghiệp rủ nhau thuê chung một phòng trọ nhỏ, nhưng tiền nhà cộng với điện, nước mỗi tháng cũng mất gần 1 triệu đồng. Tiết kiệm, kham khổ hết mức thì mỗi ngày cũng phải mất khoảng 40.000 - 50.000 đồng ăn uống, chưa kể các khoản phí sinh hoạt khác; tàu xe về quê dịp lễ, Tết... thành ra mỗi tháng không dư dả được bao nhiêu. Về quê, tiền nhà không mất, sinh hoạt chỉ bằng một phần ba so với thành phố lại còn được ở gần vợ con, đó là điều mà tôi mong muốn nhất" - anh Chí cho hay.

Xu hướng chuyển dịch nhà máy theo công nhân về quê của nhiều doanh nghiệp thành phố được dự báo sẽ càng phổ biến. Theo chia sẻ của một số doanh nghiệp, họ phải trả mức lương khoảng 8 - 10 triệu đồng/ tháng mới giữ chân được người lao động ở các thành phố lớn như Hà Nội hay TPHCM, trong khi mức lương được chấp nhận ở các tỉnh chỉ 6 - 7 triệu đồng/ người/ tháng do chi phí nhà ở, ăn uống chỉ bằng một phần hai so với ở thành phố.

10 năm trước, bỏ phố về quê, thu nhập sẽ giảm đi một nửa, bức tranh hiện nay đã đảo chiều

Theo dữ liệu Niên giám Thống kê, trong giai đoạn 2012 - 2021, thu nhập bình quân khu vực thành thị và nông thôn đã thay đổi đáng kể. Cụ thể, thu nhập bình quân ở khu vực thành thị đạt 2,989 triệu đồng/ người/ tháng năm 2002 tăng lên đạt 5,388 triệu đồng/ người/ tháng năm 2021. Như vậy, thu nhập bình quân khu vực thành thị đã gấp 1,8 lần trong giai đoạn 2012 - 2021.

Mặc dù thu nhập thành thị vẫn cao hơn khu vực nông thôn nhưng tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người qua các năm ở giai đoạn 2012 - 2021 của khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị. Cụ thể, tăng trưởng thu nhập khu vực thành thị đạt khoảng 13,3%/ năm và khu vực nông thôn đạt khoảng 19,1%/ năm.

Cường Ngô - Hưng Thơ
TIN LIÊN QUAN

Người lao động không được hưởng chế độ ốm đau của bảo hiểm xã hội

Hà Anh |

Chị Lê Thị Hạnh (Sóc Sơn, Hà Nội): Tôi là công nhân khu công nghiệp Sóc Sơn, vừa qua trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tôi bị ốm và phải nhập viện hơn 1 tháng. Vậy trong thời gian này tôi có được nhận chế độ bảo hiểm xã hội không?

Trao 115 suất quà hỗ trợ cho người lao động khó khăn

Tường Minh |

Đà Nẵng - Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng trao 115 suất quà hỗ trợ cho người lao động khó khăn.

Hàng nghìn người lao động ở Đắk Lắk tìm được việc làm mới

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Một lượng lớn người lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã tìm kiếm được công việc mới trong quý I/2023, trong đó không ít người là đồng bào dân tộc thiểu số. Riêng tại Cụm công nghiệp Tân An, số lượng công nhân lao động tăng đột biến so với cùng kỳ năm 2022.

Nghi vấn Iran dùng tên lửa siêu thanh tấn công Israel

Khánh Minh |

Iran được cho là lần đầu tiên sử dụng tên lửa siêu thanh Fattah 1 trong cuộc tấn công vào Israel, song các chuyên gia vũ khí đã bày tỏ hoài nghi.

HLV Kim Sang-sik tìm nhân tố trẻ cho tuyển Việt Nam

MINH PHONG |

Khi các trụ cột đang sa sút, huấn luyện viên Kim Sang-sik buộc phải tìm những nhân tố trẻ mới cho đội tuyển Việt Nam.

Người dân Hà Nội khoác áo dài, hào hứng đón không khí lạnh

HOÀNG XUYẾN - VIỆT ANH |

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, thời tiết Hà Nội bắt đầu chuyển sang mát mẻ, se lạnh vào buổi sáng.

Huyện nông thôn mới đầu tiên của Quảng Ninh lên thành phố

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Ngày 1.11.2024, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập thành phố Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh sẽ chính thức có hiệu lực.

Cận cảnh côn trùng chưa có thuốc trị tấn công lúa diện rộng

Lục Tùng - Phong Linh |

Kiên Giang - Trong bối cảnh chưa có thuốc đặc trị, bọ xít hôi có khả năng tiếp tục gây hại trên nhiều cánh đồng lúaĐồng bằng sông Cửu Long.

Người lao động không được hưởng chế độ ốm đau của bảo hiểm xã hội

Hà Anh |

Chị Lê Thị Hạnh (Sóc Sơn, Hà Nội): Tôi là công nhân khu công nghiệp Sóc Sơn, vừa qua trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tôi bị ốm và phải nhập viện hơn 1 tháng. Vậy trong thời gian này tôi có được nhận chế độ bảo hiểm xã hội không?

Trao 115 suất quà hỗ trợ cho người lao động khó khăn

Tường Minh |

Đà Nẵng - Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng trao 115 suất quà hỗ trợ cho người lao động khó khăn.

Hàng nghìn người lao động ở Đắk Lắk tìm được việc làm mới

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Một lượng lớn người lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã tìm kiếm được công việc mới trong quý I/2023, trong đó không ít người là đồng bào dân tộc thiểu số. Riêng tại Cụm công nghiệp Tân An, số lượng công nhân lao động tăng đột biến so với cùng kỳ năm 2022.