Đề xuất biểu giá điện sinh hoạt chỉ còn 5 bậc thang:

Công nhân thuê trọ có thể phải trả thêm tiền điện

Quế Chi - Tùng Giang |

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, nhiều chủ nhà trọ và người lao động thuê trọ cho biết, họ vẫn chưa nắm được thông tin Bộ Công Thương đang đề xuất biểu giá điện sinh hoạt chỉ còn 5 bậc thang thay vì 6 bậc như hiện tại. Nếu giá điện tăng, các chủ nhà trọ đều tính đến chuyện tăng giá điện đối với những công nhân thuê trọ.

Công nhân đang chịu mức giá “đồng hạng”

Chị Nguyễn Thị Luyến đang ở trọ cùng với một người bạn tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh và vẫn chưa nắm được thông tin về khả năng có thể điều chỉnh biểu giá điện sinh hoạt. Hiện chị Luyến đang phải trả mức giá 3.000 đồng/kWh, theo đó chi phí tiền điện từ 100.000 - 150.000 đồng/tháng. “Tôi không nắm được chủ nhà trọ đang trả tiền điện theo giá điện kinh doanh hay giá điện sinh hoạt. Từ trước đến giờ, công nhân (CN) chúng tôi không được hưởng tiền điện theo giá sinh hoạt mà theo một mức “đồng hạng” như trên. Như nhiều CN khác, tôi chỉ e ngại việc nhiều chủ nhà trọ sẽ nại ra lý do giá điện điều chỉnh để tăng giá tiền điện” - chị Luyến cho biết.

Còn chị Bùi Thị Tuyết - CN thuê trọ tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ - cũng phải chịu giá điện như chị Luyến và chưa nắm được thông tin về việc điều chỉnh biểu giá điện sinh hoạt.

Chia sẻ với chúng tôi, chị Lan Anh (sinh năm 1993) - CN Công ty Asahi thuộc Khu công nghiệp (KCN) Bắc Thăng Long nói rằng, dù mới chỉ là đề xuất chia giá điện gồm 5 bậc thang thay vì 6 bậc như hiện hành, không rõ nếu thay đổi sẽ tác động đến đời sống gia đình ra sao. Nhưng chị Lan Anh hy vọng, chính sách này nếu được triển khai, kinh tế của gia đình chị cũng như những gia đình CN khác sẽ không bị ảnh hưởng. “Thu nhập của CN vốn đã thấp, nếu thay đổi theo hướng giá điện tăng sẽ khiến đời sống chúng tôi chật vật hơn” - chị Lan Anh nói.

Vợ chồng anh Hoàng Tiến Đông (sinh năm 1990) - CN KCN Bắc Thăng Long, có 2 con nhỏ đang thuê trọ ở thôn Bầu (Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội) - cho hay, dù chỉ sử dụng các đồ dùng thiết yếu như nồi cơm điện, tivi và tủ lạnh trong những giờ cao điểm nhưng vợ chồng anh phải trả từ 300.000 - 400.000 đồng tiền điện mỗi tháng.

“Như tôi được biết, nếu tính theo phương án biểu giá 5 bậc theo kịch bản 1 sẽ đảm bảo giá bán lẻ điện bình quân cho sinh hoạt không đổi. Các hộ có mức sử dụng điện dưới 700kWh không tăng hoặc giảm. Như vậy sẽ không ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình” - anh Đông cho biết.

Chủ nhà trọ nói gì?

Cũng như nhiều người lao động (NLĐ) thuê trọ, nhiều chủ nhà trọ cũng chưa nắm được đề xuất trên của Bộ Công Thương. Một chủ nhà trọ tại phường Quan Hoa (quận Cầu Giấy, Hà Nội) có 30 phòng trọ cho thuê cũng chia sẻ, chưa nắm được thông tin về đề xuất thay đổi cách tính điện sinh hoạt từ 6 bậc xuống 5 bậc. Theo chủ nhà trọ này, điện tại khu trọ được tính theo giá sinh hoạt. “Vì số lượng phòng lớn nên số tiền điện một tháng nộp cho bên điện lực là rất lớn.

Khi được hỏi với điện năng tiêu thụ đo ở khu trọ ở mức cao (có thể vượt 701kWh/tháng) thì có khả năng chủ nhà trọ sẽ phải trả thêm tiền theo cách tính tiền điện đang đề xuất, chủ nhà trọ này cho rằng: “Nếu phải trả tiền điện thêm, chắc chắn sẽ phải tăng giá điện đối với người thuê, chứ tôi không thể bù vào được”.

Trong khi đó, anh N.Q.T - một chủ nhà trọ tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh - cho biết, khu nhà trọ của anh được áp theo giá điện kinh doanh; còn đối với người ở trọ, anh đang thu 2.500 đồng/kWh. Duy trì mức giá điện “phải chăng” này cũng là cách để NLĐ gắn bó lâu dài với khu trọ. “Phòng nào dùng nhiều điện thì một tháng hết khoảng 500.000-600.000 đồng; dùng ít thì hết khoảng 100.000-200.000 đồng” - anh T cho hay.

Anh T chia sẻ thêm, với mức giá 2.500 đồng/số áp dụng cho người thuê trọ trên, hiện anh phải bù thêm tiền để nộp cho điện lực. “Tôi chưa nắm được thông tin về đề xuất của Bộ Công Thương, vì khu nhà tôi áp theo điện kinh doanh chứ không phải điện sinh hoạt. Thời gian tới, nếu vẫn phải bù vào tiền điện, tôi tính sẽ tăng giá tiền điện, có thể ở mức 2.700 đồng/kWh, chứ không thể bù mãi như này được” - anh T nói.

Quế Chi - Tùng Giang
TIN LIÊN QUAN

98,2% hộ tiền điện không tăng hoặc giảm khi áp dụng biểu giá điện 2020

Hải Nguyễn |

Bộ Công thương vừa đưa ra biểu giá điện bán lẻ gồm 1, 3, 4 và 5 bậc và đề xuất chọn phương án giá điện 5 bậc thang. Nếu phương án này được thông qua, 98,2% tổng số hộ sử dụng điện ở mức dưới 700kWh/tháng thì tiền điện không tăng hoặc giảm.

Đề xuất thay đổi biểu giá điện sinh hoạt: Còn bao nhiêu bậc thì dân có lợi?

CAO NGUYÊN |

Mặc dù đưa ra nhiều kịch bản thay đổi biểu giá bậc thang điện sinh hoạt nhưng Bộ Công Thương đề xuất chọn phương án giá điện 5 bậc thang với lý do là mức tăng giá điện giữa các bậc ở mức hợp lý; đảm bảo toàn bộ số hộ có mức sử dụng điện dưới 700 kWh (chiếm 98,2% tổng số hộ) có mức tiền điện không tăng hoặc giảm khi áp dụng biểu giá điện mới.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

CLB Thanh Hóa đánh bại Công an Hà Nội tại vòng 2 V.League

HOÀNG HUÊ - MINH DÂN |

Câu lạc bộ Thanh Hóa giành chiến thắng 1-0 trước đội Công an Hà Nội ở vòng 2, qua đó giành 3 điểm đầu tiên ở LPBank V.League 2024-2025.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.