Phát triển công nghiệp hỗ trợ:

Đà Nẵng: Doanh nghiệp khối dệt may gặp khó vì công nhân làm thử, nhảy việc

Tường Minh |

Đà Nẵng - Doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp khối dệt may ở Đà Nẵng gặp khó vì tuyển không ra lao động, lao động làm thử, nhảy việc liên tục...

4 tháng nhảy việc 3 lần

Chị Lan, quê ở Quảng Bình, hiện là "tân binh" của một doanh nghiệp may xuất khẩu có vốn đầu tư nước ngoài ở Khu công nghiệp Hoà Khánh, thành phố Đà Nẵng.

Trước đó 2 tháng, chị là công nhân của Công ty CP Dệt may 29.3. Trong Tết Nguyên đán, chị Lan là công nhân của một doanh nghiệp dệt may khác. Như vậy, chỉ hơn 4 tháng, chị Lan đã nhảy việc 3 lần.

“Cuộc sống quá khó khăn do dịch bệnh và giá cả leo thang, bây giờ chỉ chênh lệch nhau 500.000 đồng thôi cũng đã là một khoản tiền lớn cần phải nghiêm túc cân nhắc. Vậy nên, cứ nghe chỗ nào đăng tuyển dụng với thu nhập cao hơn chút là em nhảy việc qua đó”, chị Lan kể.

Cũng trước đây mấy tháng, chị Kiều, một "tân binh" khác của công ty chuyên về hàng điện tử có vốn đầu tư nước ngoài ở Khu công nghiệp Hoà Cầm, thành phố Đà Nẵng, là công nhân của một doanh nghiệp chuyên về may mặc xuất khẩu, nhưng chỉ làm việc được hơn 4 tháng thì xin nghỉ vì chịu không được áp lực và chỗ làm mới cho thu nhập cao hơn.

“Làm công nhân may bây giờ thu nhập không cao, công việc lại gò bó, phải làm ca. Làm lĩnh vực điện tử thoải mái hơn, thu nhập lại cao hơn. Trước thời điểm dịch bệnh, người lao động như chúng tôi ngoài lương thưởng còn quan tâm đến môi trường làm việc và các hình thức phúc lợi khác. Tuy nhiên thời điểm này, do cuộc sống quá khó khăn nên hầu hết người lao động chỉ quan tâm đến thu nhập”, chị Kiều chia sẻ.

Vẫn "không biết người lao động đi đâu hết?"

Thời điểm này ở Đà Nẵng, tình trạng người lao động nhảy việc liên tục từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác như chị Lan, chị Kiều là rất phổ biến, đặc biệt là trong khối doanh nghiệp chuyên về dệt may.

Mặc dù Đà Nẵng đã “bình thường mới”, thậm chí gần như tất cả các doanh nghiệp đều cho F1 đi làm bình thường nhưng câu hỏi “không biết người lao động ở Đà Nẵng bỏ đi đâu hết?” mà lãnh đạo Trung tâm Giới thiệu việc làm thành phố Đà Nẵng và ông Huỳnh Văn Chính, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Dệt may 29/3 từng hỏi trên Báo Lao Động hồi cuối năm 2021, đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự.

Tức là các doanh nghiệp vẫn tuyển không ra lao động nhưng không biết vì sao?

Theo bà Lê Thị Hải Châu, Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Dệt may 29/3, thời điểm sau Tết Nguyên đán, doanh nghiệp của bà thông báo tuyển dụng khoản 1.000 lao động để bù đắp thiếu hụt do dịch bệnh cũng như mở chuyền mới. Nhưng đến nay, sau hơn 3 tháng, số lao động nộp đơn vẫn rất ít.

“Trước đây chúng tôi yêu cầu công nhân thi tuyển phải có trình độ học vấn thấp nhất là 9/12. Bây giờ chúng tôi còn không hỏi đến học vấn nhưng vẫn tuyển không ra người”, bà Châu nói.

Ông Hồ Sỹ Tân, Chủ tịch Công đoàn Công ty Vinakad, chuyên về dệt may xuất khẩu ở Khu công nghiệp Hoà Khánh (Đà Nẵng) cho biết: “Bây giờ tuyển dụng chúng tôi không quan tâm đến học vấn, không quan tâm đến miền núi hay miền xuôi, chỉ cần người lao động làm được việc cơ bản theo yêu cầu nhưng vẫn tuyển không ra người.

Hiện chúng tôi đang cần khoảng 300 công nhân nhưng tuyển mãi không đủ. Bây giờ rất phổ biến tình trạng người lao động xin vào làm thử, mấy hôm thấy không thích lại chuyển sang doanh nghiệp khác...”, ông Tân nói.

Cũng theo ông Tân, người lao động nhảy việc không phải là chuyện mới, nhưng thực trạng này đang gây rất nhiều khó khăn cho khối doanh nghiệp dệt may khi có rất nhiều doanh nghiệp ngoài khối cạnh tranh nguồn nhân lực bằng cách tăng lương thưởng.

Về giải pháp, gần như ông Tân và lãnh đạo các doanh nghiệp ở Đà Nẵng khi được hỏi đều có chung câu trả lời: Trước mắt không có giải pháp nào khác ngoài việc chịu đựng khó khăn, nương theo chờ đợi, hy vọng một thời gian nữa thị trường lao động sẽ ổn định trở lại.

Tường Minh
TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng: Người lao động làm sớm thủ tục nhận hỗ trợ tiền thuê nhà

Tường Minh |

Đà Nẵng - Doanh nghiệp và tổ chức Công đoàn hỗ trợ người lao động làm sớm thủ tục nhận hỗ trợ tiền thuê nhà để đón đầu Quyết định số 08 của Chính phủ.

Đà Nẵng: Tư vấn, chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19 cho người lao động

Tường Minh |

Đà Nẵng - Công đoàn Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp tổ chức hội thảo tư vấn, chăm sóc sức khoẻ hậu COVID-19 cho người lao động.

Đà Nẵng: Người lao động ăn sáng bằng... "cơm gà" và tên Tiến nhưng đời lùi

Tường Minh |

Đà Nẵng - Người lao động ăn sáng bằng... cơm gà - một kiểu chơi chữ thú vị của người nghèo và những phận người lao động khó khăn trong thời bão giá.

Đà Nẵng: Triển khai Nghị quyết số 02 đến đoàn viên Công đoàn

Tường Minh |

Đà Nẵng - Liên đoàn Lao động quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng triển khai Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị đến đoàn viên Công đoàn.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.