Doanh nghiệp đồng tình tăng lương cho công nhân

cường ngô |

Hội đồng Tiền lương Quốc gia chốt phương án tăng lương tối thiểu vùng thêm 6% so với hiện hành, từ ngày 1.7.2022 để báo cáo Thủ tướng xem xét quyết định. Trao đổi với Lao Động, nhiều doanh nghiệp bày tỏ sự đồng tình, bởi điều này giúp cải thiện mức sống của người thu nhập thấp, đặc biệt là khối công nhân lao động cơ bản.

Cần thiết tăng lương tối thiểu từ ngày 1.7.2022

Tại phiên họp lần hai hôm 12.4, Hội đồng tiền lương quốc gia thống nhất, từ ngày 1.7, lương tối thiểu dự kiến tăng 6%, tức thêm 180.000-260.000 đồng so với hiện nay. Nếu được Chính phủ thông qua, lương tối thiểu vùng 1 sẽ là 4,68 triệu đồng; vùng 2 lên 4,16 triệu; vùng 3 đạt 3,64 triệu và vùng 4 là 3,25 triệu đồng.

Bộ phận kỹ thuật của Hội đồng Tiền lương Quốc gia cho rằng, căn cứ vào mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thực tế năm 2021 là 1,84% và kế hoạch năm 2022 khoảng 4% thì mức lương tối thiểu hiện hành vẫn cao hơn 3% so với mức sống tối thiểu tính cho năm 2021 và thấp hơn 1,3% so với mức sống tối thiểu tính cho năm 2022. Nếu tính hết năm 2023 (với CPI khoảng 4%) thì mức lương tối thiểu hiện hành thấp hơn 5,3%.

Bên cạnh đó, Bộ phận kỹ thuật cũng trình bày các yếu tố về kinh tế, thị trường lao động, yếu tố về mức lương trên thị trường, khả năng của doanh nghiệp… “Qua các yếu tố thực tế căn cứ để xác định mức lương tối thiểu theo quy định của Bộ luật Lao động cho thấy cần thiết xem xét, điều chỉnh lương tối thiểu vùng áp dụng từ ngày 1.7.2022”, Bộ phận kỹ thuật cho biết.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - chuyên gia kinh tế cho rằng, việc tăng lương tối thiểu vùng sẽ giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất, thu hút lao động, động viên lao động gắn bó tốt hơn với người sử dụng lao động. Nhẽ ra việc tăng lương tối thiểu vùng đã phải thực hiện từ 1.1.2021, nhưng do dịch COVID-19 nên lùi lại để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp.

Theo ông Thịnh, hai năm dịch lan rộng, người lao động gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt họ phải chi nhiều hơn cho sức khỏe, y tế. Lương tối thiểu điều chỉnh ở mức 6% là hợp lý, thậm chí nếu có thể thì cần điều chỉnh tăng 8% như đề xuất của Tổng LĐLĐVN.

“Tăng lương tối thiểu chỉ ảnh hưởng trực tiếp chi phí của doanh nghiệp trong ngắn hạn. Tuy nhiên, ngay cả trong ngắn hạn, tăng lương tối thiểu chỉ tác động phần lương căn bản mà không phải tăng các khoản phụ cấp hay tổng thu nhập của người lao động”, ông Thịnh cho hay.

Doanh nghiệp đồng tình

Trao đổi với Lao Động, nhiều doanh nghiệp bày tỏ sự đồng tình với kiến nghị tăng lương tối thiểu vùng, điều này giúp cải thiện mức sống của người thu nhập thấp, đặc biệt là khối công nhân lao động cơ bản.

Ông Vũ Thanh Tùng - đại diện Công ty TNHH Sản xuất Sanwa Việt Nam (Khu Công nghiệp Đình Trám, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) cho biết, lương tối thiểu được tính toán dựa trên 7 yếu tố, gồm: Mức sống tối thiểu, tương quan mức lương trên thị trường; giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.

“Tôi hoàn toàn ủng hộ đề xuất tăng 6% lương tối thiểu vùng từ ngày 1.7.2022. Hiện nay, hầu như bất cứ doanh nghiệp và vùng kinh tế nào đều có mức lương nội bộ của công ty cao hơn mức lương cơ bản. Cho nên, nếu mức lương tối thiểu dự kiến tăng 6% sẽ bằng với mức lương nội bộ của nhiều doanh nghiệp ở vùng đó chi trả cho người lao động.

Tôi lấy ví dụ, mức lương cơ bản ở Bắc Giang (vùng 3) đang là 3,4 triệu đồng, nhưng đại đa số công ty ở Bắc Giang đang trả cho người lao động từ 3,7 triệu - 4 triệu đồng. Đó là cách các công ty cạnh tranh nhau để giữ chân và đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Cho nên, nếu chính sách lương tối thiểu dự kiến tăng 6% được thông qua, thì công ty chúng tôi cũng sẽ nâng lương nội bộ cho người lao động dựa trên mức lương tối thiểu vùng đã được tăng 6%”, ông Tùng nói, đồng thời chia sẻ, việc tăng thế nào sẽ được công ty họp bàn kỹ.

“Nếu việc tăng lương tối thiểu chính thức được thông qua, chúng tôi sẽ triệu tập cuộc họp nội bộ, bao gồm ban lãnh đạo công ty, kế toán tài chính, công đoàn... để quyết định điều chỉnh lương nội bộ tăng theo. Tất nhiên, việc tăng này cần có kế hoạch và lộ trình rất cụ thể”, ông Tùng khẳng định.

Bà Lê Thị Ánh Tuyết - Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nhôm Đô Thành (Gia Lâm, Hà Nội) cũng đồng tình với đề xuất tăng 6% lương tối thiểu vùng từ ngày 1.7.2022. Bà cho rằng, hai năm dịch COVID-19, mặc dù công ty gặp nhiều khó khăn trong việc sản xuất, kinh doanh, nhưng người lao động còn khó khăn hơn bội phần - nhất là thời điểm này, giá cả nhiều mặt hàng “leo thang” theo giá xăng dầu.

“Hiện tại, lương nội bộ của người lao động tại công ty chúng tôi cao hơn so với mức lương tối thiểu vùng 7%. Việc tăng lương tối thiểu vùng là điều rất tốt, để bảo vệ người yếu thế, đảm bảo họ không bị trả thấp hơn mức tối thiểu. Nếu chính sách tăng 6% lương tối thiểu được thông qua, thì ban lãnh đạo công ty cũng sẽ điều chỉnh lương nội bộ tăng theo lương tối thiểu vùng được áp dụng”, bà Tuyết cho hay.

cường ngô
TIN LIÊN QUAN

Người lao động nào sẽ được tăng lương từ 1.7.2022?

ANH THƯ |

Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã thông qua phương án tăng lương tối thiểu vùng để báo cáo Thủ tướng xem xét quyết định.

Tăng lương tối thiểu: Không đủ bù xăng xe nhưng không nên trì hoãn

Tường Minh |

Đà Nẵng - Với người lao động ở Đà Nẵng, việc tăng lương tối thiểu vùng thời điểm này không đủ bù tiền xăng xe nhưng không thể trì hoãn đến tháng 1.2023.

Cần thiết tăng lương tối thiểu vùng từ 1.7.2022

THƯ PHƯƠNG |

Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã đồng thuận thông qua phương án tăng lương tối thiểu vùng 6% từ ngày 1.7.2022 để báo cáo Thủ tướng xem xét quyết định.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.