Gia đình công nhân xoay xở để con đi học trực tiếp

Quế Chi |

Cùng với công việc, thu nhập, thì hiện nay, việc học tập của các con là mối quan tâm rất lớn của các gia đình công nhân đang làm việc tại khu công nghiệp Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội.

Ủng hộ con học bán trú  

Vợ chồng anh Nguyễn Đức Duy (công nhân khu công nghiệp Thăng Long) và chị Lan - giáo viên mầm non - có 2 con, một cháu học cấp III, một cháu lên lớp 4. Như nhiều cặp vợ chồng công nhân khác, việc học hành của con là ưu tiên hàng đầu của anh chị, nhất là trong thời gian này.

Từ tuần trước, cháu út mới đi học trực tiếp ở Trường Tiểu học Kim Chung, sau một thời gian học online. “Hôm đầu tiên đi học, cháu kể trong giờ học phải đeo khẩu trang rất khó chịu, nhưng được bố mẹ động viên nên cháu cũng nghe theo, gắng chấp hành” - chị Lan nói. Để an tâm hơn, cứ đầu tuần, cả nhà chị Lan lại test một mẫu gộp cho 4 người trong cả gia đình. Que test thử chị mua của người hàng xóm làm ở hiệu thuốc, với giá 80.000 đồng/que.

Do trường không tổ chức dạy bán trú, nên buổi trưa, cháu phải tự đi về. Trường cách nơi anh chị ở trọ khoảng vài trăm mét. “Trước đây, khi cháu mới bắt đầu tự đi về một mình, tôi khá lo lắng cho sự an toàn của cháu, nhưng bây giờ cháu đã quen. Về nhà, cháu ăn trưa, rồi nghỉ ở trong phòng, chờ đến tối bố mẹ về” - chị Lan cho hay.

Chị Lan cho biết, hiện tại, lớp của con đang học chưa có trường hợp nào nhiễm COVID-19 nên vẫn tổ chức dạy trực tiếp bình thường. Chị Lan ủng hộ việc dạy bán trú. “Nhiều người lo lắng cho con học bán trú sẽ tiếp xúc nhiều, nguy cơ dịch bệnh nhiều, nhưng tôi cho rằng quan trọng là hướng dẫn con hạn chế tiếp xúc với nhiều người, tuân thủ các biện pháp phòng dịch” - chị Lan nói.

Tiếp tục gửi cho con học ở quê  

Khác với chị Lan, chị Bùi Thị Kim Dung (công nhân khu công nghiệp Thăng Long) có con đang học trực tiếp ở quê nhà Phú Thọ. “Vì dịch COVID-19 đang “căng” nên tôi vẫn xin cho cháu tiếp tục học nhờ ở quê. Nhà trường ở quê và trên này đều đồng ý” - chị Dung cho hay.

Con chị Dung về quê từ thời điểm nghỉ hè của năm 2021, sau đó xã Kim Chung bị phong toả nên cháu không lên được. Học kỳ 2 năm trước cháu phải học online ở quê; đầu năm nay cháu không lên học trực tiếp được nên chị Dung quyết định cho cháu học trực tiếp ở quê.

“Hà Nội trường cho học trực tiếp rồi nhưng như tôi được biết có nhiều cháu đi học trở thành F0, rồi F1; cô giáo nhiều khi vừa dạy trực tiếp trên trường, vừa phát Zoom dạy các con đang bị cách ly ở nhà nên việc tiếp thu kiến thức của các con sẽ gặp nhiều khó khăn” - chị Dung cho hay, đồng thời nói thêm, nhiều lớp do có nhiều F0, F1 đã phải trở lại học trực tuyến cho cả lớp. Vì thế chị Dung vẫn để con học ở quê cho an tâm.

Một lý do nữa khiến chị Dung quyết định gửi con ở quê là hiện nay nhà trường chưa dạy bán trú. “Vợ chồng tôi đi làm từ sáng đến tối, không có ông bà lên hỗ trợ nên nếu chỉ học một buổi cháu phải tự đi về, rồi phải ở nhà một mình cả buổi chiều nên tôi không yên tâm” - chị Dung lý giải.

Theo chị Dung, nếu nhà trường tổ chức học bán trú chị vẫn đang băn khoăn, cân nhắc xem có đưa con lên đây học hay không. Hiện tại, cùng nơi làm với chị có khoảng gần 20 người có con học lớp 1, trong đó, khoảng một nửa số đồng nghiệp cho biết con của họ đã phải quay trở lại học online vì lớp có F0.

Bà Trần Thị Hằng - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Chung - cho biết: Nhà trường đã tổ chức dạy trực tiếp trở lại. Đa số phụ huynh và học sinh muốn học trực tiếp để tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất. Nhà trường đã chuẩn bị chu đáo về cơ sở vật chất, phòng dịch. “Tuy nhiên, từ lúc học sinh bắt đầu đi học trở lại, một số học sinh trở thành F0 do lây nhiễm từ bố mẹ, người thân, nên số lượng học sinh là F0, F1 trong trường tăng lên (hiện có gần 100 học sinh là F0, F1)” - bà Hằng cho hay.

Cũng theo bà Hằng, có một lớp, số lượng học sinh F0, F1 tăng; số lượng học sinh đi học trực tiếp ít hơn, nên trường xin phép Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đông Anh chuyển sang học online. Ngoài ra, một số học sinh là F0, F1 phải nghỉ ở nhà cách ly nên trường tổ chức cho giáo viên vừa dạy trực tiếp nhưng vẫn phải dạy trực tuyến. Có cô giáo ban ngày dạy trực tiếp, tối thì dạy online cho các học sinh bị cách ly ở nhà. “Có lớp cô giáo là F0 do lây nhiễm từ người thân, nên trường đành phải chuyển học online” - bà Hằng nói.


Quế Chi
TIN LIÊN QUAN

Phụ huynh nói gì khi học sinh lớp 1-6 nội thành Hà Nội đi học trực tiếp?

ANH THƯ |

Bắt đầu từ ngày 21.2, học sinh từ lớp 1-6 của 12 quận nội thành Hà Nội sẽ đến trường học trực tiếp sau thời gian tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch COVID-19.

Ý kiến trái chiều việc học sinh lớp 1-6 nội thành Hà Nội đi học trực tiếp

Tường Vân |

Hà Nội - Thông tin học sinh lớp 1-6 tại 12 quận nội thành Hà Nội đi học trực tiếp từ ngày 21.2 nhận được sự quan tâm của dư luận. Phụ huynh có ý kiến trái chiều về quyết định này.

Cập nhật lịch đi học trực tiếp của học sinh cả nước

Trang Hà |

Báo Lao Động cập nhật lịch đi học trực tiếp của học sinh 63 tỉnh thành, tính đến ngày 15.2, giúp quý phụ huynh và học sinh thuận tiện theo dõi.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.