Giải pháp cho bài toán thiếu nhân viên nuôi dưỡng ở trường mầm non

HƯNG THƠ |

Từ ngày 1.1.2019, các trường mầm non công lập tại tỉnh Quảng Trị sẽ được bố trí nhân viên nuôi dưỡng. Các chế độ về lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp sẽ được ngân sách chi trả hoặc xã hội hóa tùy theo điều kiện…

Trưa 8.12, kỳ họp thứ 9, khóa VII nhiệm kỳ 2016-2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị đã bế mạc. Tại kỳ họp này, nghị quyết thực hiện chế độ lương và hỗ trợ bảo hiểm đối với lao động hợp đồng vị trí nấu ăn (nhân viên nuôi dưỡng) trong các trường mầm non công lập đã được 100% đại biểu biểu quyết thông qua.

Nghị quyết về lương, bảo hiểm đối với cô nuôi dạy trẻ được HĐND tỉnh Quảng Trị thông qua. Ảnh: Hưng Thơ.
Nghị quyết về lương, bảo hiểm đối với cô nuôi dạy trẻ được HĐND tỉnh Quảng Trị thông qua. Ảnh: Hưng Thơ.

Theo nghị quyết, số lượng hợp đồng, chế độ lương và hỗ trợ đóng các loại bảo hiểm đối với nhân viên nuôi dưỡng sẽ được áp dụng theo các văn bản hiện hành. Tiền lương hàng tháng của nhân viên nuôi dưỡng bằng mức lương tối thiểu vùng nhân với hệ số 1.07; thời gian trả lương 9 tháng/năm. Nhân viên nuôi dưỡng sẽ được hỗ trợ đóng các loại bảo hiểm do ngân sách chi trả 9 tháng/năm, riêng đối với vùng đặc biệt khó khăn được hỗ trợ đóng bảo hiểm 12 tháng/năm.

Đối với vùng đặc biệt khó khăn, tiền lương và bảo hiểm do ngân sách chi trả 100%; ở vùng khó khăn, ngân sách hỗ trợ 50% tiền lương, 50% xã hội hóa, bảo hiểm được ngân sách hỗ trợ 100%; ở vùng thuận lợi lương được xã hội hóa 100%, bảo hiểm nhà nước chi trả 100%. Nghị quyết cũng khuyến khích các địa phương huy động nguồn xã hội hóa để hỗ trợ thêm lương, nhưng mức hỗ trợ lương tối đa không quá 50% mức lương tối thiểu vùng. Thời gian thực hiện chính sách hỗ trợ nói trên kể từ ngày 1.1.2019, HĐND tỉnh Quảng Trị giao UBND tỉnh tổ chức triển khai.

Giáo viên mầm non vừa dạy học, vừa làm “hai sọt” chở thức ăn cho trẻ. Ảnh: TH.
Giáo viên mầm non vừa dạy học, vừa làm “hai sọt” chở thức ăn cho trẻ. Ảnh: TH.

Nhiều năm nay, nhiều trường mầm non ở Quảng Trị gặp khó khăn vì chưa được bố trí nhân viên nuôi dưỡng ở các trường mầm non công lập (LĐO có bài viết: Nhọc nhằn hàng trăm cô giáo mầm non ở miền núi kiêm thêm nghề... "hai sọt"). Đặc biệt là ở miền núi, vì điều kiện khó khăn nên các trường mầm non không thu được kinh phí hỗ trợ việc nấu ăn nên không hợp đồng được nhân viên nuôi dưỡng.

Vì vậy, giáo viên và các nhân viên ở các trường vừa làm công tác chuyên môn, vừa nấu ăn cho trẻ; hoặc phụ huynh nấu ăn sẵn ở nhà rồi đưa đến trường cho trẻ. “Chúng tôi đi kiểm tra, thấy ở nhiều trường bữa trưa của trẻ mang theo lạnh ngắt, chất lượng bữa ăn không đạt. Còn ở các trường tổ chức được bữa ăn, thì giáo viên và nhân viên quá vất vả. Từ đó, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục cũng như thể chất của trẻ” – bà Lê Thị Hương – Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Quảng Trị - nói tại kỳ họp HĐND tỉnh Quảng Trị.

Để duy trì bữa trưa cho trẻ, việc được bố trí nhân viên nuôi dưỡng là cần thiết. Ảnh: TH.
Để duy trì bữa trưa cho trẻ, việc được bố trí nhân viên nuôi dưỡng là cần thiết. Ảnh: TH.

Với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, tăng tỉ lệ huy động trẻ đến trường và đảm bảo quyền lợi cho người lao động, Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Quảng Trị đã xây dựng đề án chi trả lương và chế độ bảo hiểm cho nhân viên nuôi dưỡng ở trường mầm non. Sau nhiều nỗ lực, đề án được thông qua, đây là tin mừng không chỉ đối với các nhân viên nuôi dưỡng, mà các trường khó khăn lâu nay chưa được bố trí vị trí việc làm này cũng thở phào nhẹ nhõm.

HƯNG THƠ
TIN LIÊN QUAN

Báo cáo việc trả lương, thưởng Tết Kỷ Hợi 2019 cho giáo viên

Bích Hà |

Việc trả lương, thưởng Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019 cho nhà giáo tại TPHCM sẽ được giám sát chặt chẽ.  Mức chăm lo Tết thấp nhất cho giáo viên là 500.000 đồng/người.

Nhọc nhằn hàng trăm cô giáo mầm non ở miền núi kiêm thêm nghề... "hai sọt"

HƯNG THƠ |

Dù thông tư cho phép, nhưng các trường mầm non ở vùng đặc biệt khó khăn tại tỉnh Quảng Trị chưa được bố trí nhân viên nuôi dưỡng (NVND). Để duy trì bữa ăn cho trẻ, nhà trường tự xoay xở bằng cách động viên giáo viên đứng lớp kiêm “đứng bếp”.

Lương giáo viên hợp đồng từ 2,5 - 3,5 triệu/tháng có thể yêu nghề?

Xuân Hùng - Thành Trung |

Lương thấp, cơ hội tìm việc khi ra trường còn bấp bênh, nhiều giáo viên đeo đẳng theo nghề hàng chục năm không được vào biên chế… là nỗi niềm của ĐB Nguyễn Thị Phúc (Hưng Yên) và một số đại biểu tại buổi thảo luận tại hội trường Quốc hội ngày 15.11.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

CLB Thanh Hóa đánh bại Công an Hà Nội tại vòng 2 V.League

HOÀNG HUÊ - MINH DÂN |

Câu lạc bộ Thanh Hóa giành chiến thắng 1-0 trước đội Công an Hà Nội ở vòng 2, qua đó giành 3 điểm đầu tiên ở LPBank V.League 2024-2025.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Báo cáo việc trả lương, thưởng Tết Kỷ Hợi 2019 cho giáo viên

Bích Hà |

Việc trả lương, thưởng Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019 cho nhà giáo tại TPHCM sẽ được giám sát chặt chẽ.  Mức chăm lo Tết thấp nhất cho giáo viên là 500.000 đồng/người.

Nhọc nhằn hàng trăm cô giáo mầm non ở miền núi kiêm thêm nghề... "hai sọt"

HƯNG THƠ |

Dù thông tư cho phép, nhưng các trường mầm non ở vùng đặc biệt khó khăn tại tỉnh Quảng Trị chưa được bố trí nhân viên nuôi dưỡng (NVND). Để duy trì bữa ăn cho trẻ, nhà trường tự xoay xở bằng cách động viên giáo viên đứng lớp kiêm “đứng bếp”.

Lương giáo viên hợp đồng từ 2,5 - 3,5 triệu/tháng có thể yêu nghề?

Xuân Hùng - Thành Trung |

Lương thấp, cơ hội tìm việc khi ra trường còn bấp bênh, nhiều giáo viên đeo đẳng theo nghề hàng chục năm không được vào biên chế… là nỗi niềm của ĐB Nguyễn Thị Phúc (Hưng Yên) và một số đại biểu tại buổi thảo luận tại hội trường Quốc hội ngày 15.11.