Không lương hưu, người già phải sống dựa vào con cái

Quế Chi |

Theo thống kê, hiện nay, hàng triệu người từ 60-79 tuổi không được nhận bất kỳ chế độ nào. Cuộc sống của họ rất khó khăn. Nhiều người phải theo các con (đi làm xa quê) để vừa trông nom, giúp đỡ, vừa sống dựa vào các con.

Năm nay 72 tuổi, bà Đoàn Thị Nhung (quê Phú Thọ) đã có hơn 10 năm sống cùng gia đình người con trai. Con trai bà lên làm công nhân ở Khu công nghiệp Thăng Long (huyện Đông Anh, Hà Nội) rồi lấy vợ, cư trú tại đây.

Khi con trai có cháu đầu (năm 2014), bà Nhung quyết định lên ở cùng các con. Bà nhớ lại thời điểm đó, căn nhà thuê chật chội, con trai bà phải thuê một căn phòng bên cạnh để có thêm không gian sinh sống.

5 lần 7 lượt chuyển nhà trọ, cuối cùng, năm 2019, cả gia đình thuê phòng tại tòa nhà CT1B - chung cư dành cho công nhân tại xã Kim Chung.

Công việc hằng ngày của bà Nhung là trông nom, đưa đón các cháu, nấu ăn cho cả nhà. Những lúc được nghỉ ngơi, bà thường xuống sân chung cư trò chuyện với những người cũng từ quê lên ở cùng các con như bà.

Trước đó, khi ở quê, dù không lương hưu, nhưng nhờ làm ruộng, chăn nuôi nên bà Nhung không quá lo lắng về thực phẩm hàng ngày.

“Điều lo nhất của tôi là những khi cần tiền, như hiếu hỷ, ma chay hay khi ốm đau - tôi chật vật xoay xở mới có tiền” - bà Nhung kể.

Hiện giờ, mọi chi phí ăn uống, sinh hoạt của gia đình đều trông cậy vào thu nhập của vợ chồng người con trai - đều là công nhân trong Khu công nghiệp Thăng Long. Thi thoảng con trai bà Nhung đưa tiền để bà tiêu vặt.

“Tôi gần như không đi đâu, sức khỏe còn khá tốt nên ít sử dụng đến tiền. Nhiều khi tiền các con đưa cho để tiêu vặt nhưng tôi không đụng đến” - bà Nhung cho hay.

Điều khiến bà Nhung lo lắng là sau này tuổi càng cao, càng nhiều bệnh tật, trong khi không có lương hưu - sẽ rất khó khăn. Bà dự định không về quê, vẫn tiếp tục ở với các con.

“Tôi chỉ mong mình khỏe mạnh, không ốm đau để khỏi làm phiền các con. Đều là công nhân, thu nhập của 2 đứa cũng chỉ để đủ để trang trải cuộc sống gia đình” - bà Nhung chia sẻ.

Giống bà Nhung, bà Hoạt, quê ở huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội cũng lên trông nom các cháu. Bà Hoạt năm nay 65 tuổi, cũng không có lương hưu. Chi phí của cả nhà trông chờ vào thu nhập của các con. Khi nào về quê, bà chăn nuôi, trồng trọt để có thực phẩm; thi thoảng con gửi tiền về hỗ trợ.

“Tôi lo lắng nếu chẳng may bệnh tật thì không biết xoay xở tiền thế nào để chữa trị.... ngoài khoản trợ cấp xã hội ít ỏi hằng tháng (khi đủ điều kiện về tuổi để nhận), chỉ biết trông chờ vào sự hỗ trợ của các con...” - bà Hoạt chia sẻ.

Bà Nhung, bà Hoạt chỉ là 2 trong số nhiều người già không có lương hưu. Theo báo cáo, đến cuối năm 2022, Việt Nam có khoảng 14,4 triệu người sau độ tuổi nghỉ hưu (từ 55 tuổi trở lên đối với nữ; từ 60 tuổi trở lên đối với nam). Trong đó, có 5,1 triệu người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, trợ cấp hưu trí xã hội, chiếm 35% số người sau độ tuổi nghỉ hưu. Như vậy, có hàng triệu người từ 60 đến 79 tuổi không nhận được bất kỳ chế độ nào.

Quế Chi
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất người không lương hưu dưới 75 tuổi được nhận trợ cấp

Quế Chi |

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất người đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm không đủ điều kiện hưởng lương hưu được nhận trợ cấp từ quỹ. Nhiều ý kiến công nhân lao động đồng tình, bởi như vậy, người lao động có thêm lựa chọn, đảm bảo an sinh xã hội.

Không lương hưu, nếu tuổi trẻ không tích lũy thì về già sẽ chịu vất vả

Tùng Giang |

Đây là lời chia sẻ của nhiều lao động phi chính thức khi sức khỏe của họ ngày một suy giảm theo thời gian, kinh tế chỉ đủ trang trải mức sinh hoạt cơ bản và đặc biệt trong điều kiện họ không có chế độ để hưởng an sinh xã hội, không lương hưu tuổi già.

Không lương hưu, lao động tự do tìm cách ứng phó khi tuổi về già

Tùng Giang |

Hiện nay, nhiều người lao động, trong đó phần lớn là lao động phi chính thức (lao động tự do) không mặn mà tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), đặc biệt với BHXH tự nguyện. Hay thậm chí có trường hợp dù từng tham gia BHXH nhưng lựa chọn rút một lần mà không tích lũy để có lương hưu cho tuổi về già.

Không lương hưu, người lao động cao tuổi chật vật lo tuổi về già

THÙY DƯƠNG - NGỌC THÙY |

Dù đã quá tuổi lao động nhiều người cao tuổi vẫn phải chật vật mưu sinh, lo tuổi già vì không có lương hưu.

Hình ảnh giản dị của phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VƯƠNG TRẦN - Ảnh: Đại tá Trần Hồng |

Những hình ảnh giản dị đời thường của Phó Giáo sư Đặng Bích Hà - phu nhân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được ghi lại qua ống kính của Đại tá Trần Hồng.

Khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội chưa hoạt động đã xuống cấp

KHÁNH AN |

Đã 14 năm kể từ thời điểm Hà Nội phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500, đến nay Khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội (quận Long Biên, Hà Nội) vẫn chưa đi vào hoạt động trong khi nhiều hạng mục đã xuống cấp.

Người dân gặp khó vì tuyến tỉnh lộ xuống cấp

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Khoảng 3km của tỉnh lộ 10A đoạn qua xã Phú Lương (huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế) xuống cấp nhiều năm nay khiến việc đi lại của người dân bị ảnh hưởng.

Đại học doanh thu nghìn tỉ, có trường 98% đến từ học phí

Vân Trang |

Cả nước có 6 trường đại học công lập và 3 trường tư thục có doanh thu từ 1.000 tỉ đồng trở lên. Trong đó, có 2 trường đạt trên 2.000 tỉ đồng.

Đề xuất người không lương hưu dưới 75 tuổi được nhận trợ cấp

Quế Chi |

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất người đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm không đủ điều kiện hưởng lương hưu được nhận trợ cấp từ quỹ. Nhiều ý kiến công nhân lao động đồng tình, bởi như vậy, người lao động có thêm lựa chọn, đảm bảo an sinh xã hội.

Không lương hưu, nếu tuổi trẻ không tích lũy thì về già sẽ chịu vất vả

Tùng Giang |

Đây là lời chia sẻ của nhiều lao động phi chính thức khi sức khỏe của họ ngày một suy giảm theo thời gian, kinh tế chỉ đủ trang trải mức sinh hoạt cơ bản và đặc biệt trong điều kiện họ không có chế độ để hưởng an sinh xã hội, không lương hưu tuổi già.

Không lương hưu, lao động tự do tìm cách ứng phó khi tuổi về già

Tùng Giang |

Hiện nay, nhiều người lao động, trong đó phần lớn là lao động phi chính thức (lao động tự do) không mặn mà tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), đặc biệt với BHXH tự nguyện. Hay thậm chí có trường hợp dù từng tham gia BHXH nhưng lựa chọn rút một lần mà không tích lũy để có lương hưu cho tuổi về già.

Không lương hưu, người lao động cao tuổi chật vật lo tuổi về già

THÙY DƯƠNG - NGỌC THÙY |

Dù đã quá tuổi lao động nhiều người cao tuổi vẫn phải chật vật mưu sinh, lo tuổi già vì không có lương hưu.