Kinh phí Công đoàn chủ yếu để chăm lo cho đoàn viên, NLĐ: Duy trì nguồn thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp lý

Nam Dương |

Đây là ý kiến của hầu hết đại biểu tham dự Hội thảo tham vấn ý kiến dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn (dự thảo luật) do Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc Hội, Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức sáng 9.10.

Cần giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2%

Theo ông Lê Đình Quảng - Phó Ban Quan hệ Lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN), qua tổng kết thực hiện Luật Công đoàn 2012 (Luật CĐ) cho thấy, thu đoàn phí CĐ chiếm từ 25%-27%; thu kinh phí CĐ chiếm từ 57% - 64%; thu khác chiếm từ 11% - 16%; ngân sách nhà nước hỗ trợ chiếm khoảng 1%. Việc chi tài chính CĐ tại Công đoàn cơ sở (CĐCS) chiếm tỉ trọng nhiều nhất với trên 73,2%; CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở chiếm 14,8%; cấp tỉnh, ngành chiếm 10,9%; tại Tổng LĐLĐVN khoảng 0,7%, nguồn kinh phí CĐ cơ bản dành cho phúc lợi, đại diện, chăm lo, đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng cho đoàn viên và NLĐ, chiếm 84,14% tổng số chi.

Nói về khoản tiền kết dư gần 29.000 tỉ đồng của cả hệ thống CĐ, ông Bùi Sĩ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội - cho biết: Trong số này, có 36% là ở LĐLĐ các tỉnh, thành, CĐ ngành Trung ương và tương đương; 25% ở các CĐCS, 23% ở các CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở, 1% ở các đơn vị hành chính sự nghiệp và 15% ở Tổng LĐLĐVN. Việc gửi tài chính CĐ chưa sử dụng tại các ngân hàng là không sai, nếu làm thất thoát mới sai.

Ông Lợi cũng phân tích thêm, một số tiền còn tồn là dùng để xây dựng thiết chế CĐ, nhưng do vướng mắc trong quy định về thiết chế CĐ nên chưa chi được. Hay như một số doanh nghiệp (DN) chưa thành lập CĐCS nhưng vẫn phải đóng kinh phí CĐ theo quy định của Luật CĐ. Khoản tiền này CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở phải tạm giữ để chăm lo cho NLĐ ở DN và khi thành lập được CĐCS thì sẽ trả lại cho CĐCS quản lý, sử dụng.

Phân tích về nguồn gốc việc thu kinh phí CĐ 2%, ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN - cho rằng, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), Đảng, Nhà nước vẫn phải có trách nhiệm chăm lo cho giai cấp công nhân (GCCN). Việc thu kinh phí CĐ 2% trên quỹ tiền lương mang tính lịch sử, đã được hình thành và có ở tất cả các nước xây dựng chủ nghĩa xã hội, xuất phát từ quan điểm GCCN là giai cấp lãnh đạo cách mạng XHCN, mà CĐ là tổ chức chính trị - xã hội của GCCN và NLĐ.

CĐ có nghĩa vụ và trách nhiệm phải xây dựng GCCN vững mạnh, nên tổ chức CĐ có nguồn kinh phí để thực hiện nhiệm vụ này. Nghị quyết Trung ương 06-NQ/TW ngày 5.11.2016 của BCH Trung ương Đảng khóa XII đã xác định phải “tạo điều kiện về nguồn lực đủ mạnh để bảo đảm hiệu quả các hoạt động đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ, thu hút NLĐ và tổ chức của NLĐ tại DN tham gia Tổng LĐLĐVN”.

Từ đó, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN kiến nghị: “Việc tiếp tục bảo đảm nguồn kinh phí CĐ trong Luật CĐ là hết sức cần thiết và cần giữ nguyên quy định về kinh phí CĐ 2% như quy định tại Điều 26 Luật CĐ 2012. Số tiền thu được từ kinh phí CĐ, sau khi trừ phần nộp về cấp trên, sẽ được chia cho các CĐCS, tổ chức đại diện NLĐ ở DN theo tỉ lệ đoàn viên của từng tổ chức để tất cả NLĐ đều được chăm lo từ nguồn này”.

Cần có tài chính, tài sản riêng để thực hiện chức năng của CĐ

Ý kiến của ông Tùng được nhiều đại biểu đồng tình. Ông Lương Văn Cừ - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề của Quốc hội - phân tích thêm: CĐ có đặc thù riêng so với các tổ chức chính trị - xã hội khác, có chức năng chủ yếu là đại diện, bảo vệ, chăm lo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ. Quan hệ lao động là quan hệ 3 bên, trong đó Nhà nước là một bên, CĐ một bên, người sử dụng lao động (NSDLĐ) là một bên. Nếu CĐ không có tài chính, tài sản riêng thì sẽ không có tính độc lập, không có nguồn lực, khả năng để thực hiện được chức năng của mình. Nếu xảy ra tranh chấp lao động thì cả DN, nhà nước, NLĐ đều thiệt. Quan hệ lao động ổn định thì DN ổn định, kinh tế - xã hội ổn định, phát triển”.

Một số ý kiến của đại diện các hiệp hội DN cũng nhất trì cần phải duy trì nguồn kinh phí CĐ nhưng mong muốn giảm mức thu xuống 1% hoặc là 2% và nhưng có điều chỉnh phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế trong từ thời kỳ. Ông Phạm Minh Huân - nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - cho rằng, chưa có cơ sở để giảm kinh phí CĐ từ 2% xuống 1% theo đề xuất của các hiệp hội. Nhưng ông Huân lưu ý, với quy định mới về tiền lương trong Bộ luật Lao động, việc đóng kinh phí CĐ 2% sẽ làm tăng chi phí của DN.

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Ngọ Duy Hiểu cho hay, việc quy định và duy trì 2% kinh phí CĐ trước hết và chủ yếu phục vụ nhiệm vụ đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền lợi của NLĐ. Đó là sự chăm lo có tổ chức, chăm lo trong tình yêu thương giai cấp, trong sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và trách nhiệm xã hội của DN.

Nguyên Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính cho rằng, việc “cào bằng” chỉ tiêu biên chế ở các địa phương là chưa phù hợp. Ví dụ, tỉnh Bình Dương có trên 1 triệu lao động, đoàn viên CĐ nhưng số lượng cán bộ CĐ theo quy định cũng bằng các tỉnh miền núi phía Bắc chỉ có vài chục nghìn công chức, viên chức, rất ít CNLĐ là chưa phù hợp. Do đó, cần quy định tổng số biên chế của tổ chức CĐ không thay đổi, nhưng cho phép Tổng LĐLĐVN có quyền phân bổ số biên chế cho phù hợp, tương ứng với số lượng CNLĐ, đoàn viên CĐ ở từng địa phương.

Nam Dương
TIN LIÊN QUAN

Đảm bảo nguồn kinh phí công đoàn trong Luật Công đoàn là hết sức cần thiết

Nam Dương |

Kinh phí công đoàn (CĐ) cơ bản dành cho phúc lợi, chăm lo, đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng cho đoàn viên và NLĐ, chiếm 84,14% tổng số chi.

Tỉ lệ kinh phí Công đoàn để lại cho Công đoàn cơ sở là phù hợp

NAM DƯƠNG - TƯỜNG MINH ghi |

Báo Lao Động ghi nhận ý kiến của một số cán bộ Công đoàn về kinh phí Công đoàn cũng như tỉ lệ để lại tại Công đoàn cơ sở (CĐCS) nhằm phục vụ cho đoàn viên, người lao động.

Kinh phí Công đoàn chủ yếu để chăm lo cho đoàn viên, người lao động

Nam Dương |

LTS: Kinh phí Công đoàn (CĐ) là một trong hai nguồn chính hình thành nên tài chính CĐ gồm: Kinh phí CĐ do doanh nghiệp (DN) đóng bằng 2% quỹ lương đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động (NLĐ) và đoàn phí do đoàn viên CĐ đóng góp. Kinh phí CĐ được thu ở những DN có Công đoàn cơ sở (CĐCS) và DN không có CĐCS theo quy định tại Khoản 2, Điều 26 Luật CĐ 2012. Thực tế từ nhiều năm qua, nguồn kinh phí CĐ được thu chủ yếu là dành để chăm lo cho đời sống của đoàn viên CĐ và NLĐ cũng như tổ chức hoạt động phong trào. Không chỉ trong những lúc bình thường mà trong những lúc khó khăn, nguồn kinh phí CĐ càng phát huy tác dụng mạnh mẽ cho mục đích trên.

Để bạn đọc có cái nhìn khách quan, toàn diện về việc hình thành, sử dụng Kinh phí CĐ, Báo Lao Động xin giới thiệu loạt bài viết: Kinh phí CĐ chủ yếu để chăm lo cho đoàn viên, NLĐ, khởi đăng bắt đầu từ hôm nay (5.10).

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.