Mong được làm thêm để tăng thu nhập

Tất Thảo |

HÀ NỘI - Dù biết sẽ rất mệt mỏi nhưng chị Bùi Thị Lụa (công nhân may, khu công nghiệp Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) luôn muốn được đi làm thêm, bởi lẽ điều này đồng nghĩa với có thêm tiền trang trải cuộc sống. “Nếu “được” đi làm vào chủ nhật, tôi càng thích vì được hưởng 200% so với đi làm ngày thường” - chị Lụa nói.

Tuy vất vả nhưng vẫn muốn làm thêm

Chủ nhật vừa qua (24.10), chị Lụa tranh thủ ngồi thêu tranh, trò chuyện với người hàng xóm. Khu nhà trọ tại thôn Ngọc Giả, xã Ngọc Hoà, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) rộn ràng hơn so với ngày thường.

Chị Lụa cho hay, từ tháng 2 đến tháng 9 vừa qua, công ty chị thường xuyên tổ chức tăng ca. Quãng thời gian này, chị được tăng ca mỗi ngày 2 tiếng, từ thứ 2 đến thứ 7. Ngày nghỉ duy nhất của chị là chủ nhật. Đi làm liên miên, tuy vất vả, mệt mỏi, nhưng chị rất thích làm thêm vì điều đó đồng nghĩa thu nhập sẽ cao hơn.

“Đi làm nhiều thì rất mệt, nhưng mỗi khi có tin nhắn “ting ting”, nhìn con số chuyển khoản từ công ty, tôi lại ham. Vì vậy, có thông báo làm thêm là tôi đăng ký ngay tắp lự”- chị Lụa bảo. Tháng làm thêm nhiều nhất, thu nhập của chị Lụa được khoảng 9-10 triệu đồng...

Chị Lụa bảo, nếu tăng ca thì mệt mỏi về sức khoẻ, nhưng nếu không tăng ca, lại “mệt” ở góc độ khác là… ít tiền. “Tôi rất muốn được tăng ca. Nếu làm thêm vào ngày chủ nhật thì càng thích vì như vậy sẽ được tính 200% so với đi làm ngày thường” - chị Lụa giải thích.

Khoảng một tháng nay, công ty ít việc, chị Lụa không “được” tăng ca, chỉ đi làm vào giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 7, nghỉ chủ nhật. Nói về điều này, giọng chị Lụa buồn hẳn, vì điều đó đồng nghĩa với việc thu nhập của chị giảm đi nhiều. “Tháng này tôi chưa được trả lương, nhưng theo nhẩm tính của tôi, chắc chỉ được khoảng 5 triệu đồng” - chị Lụa nói, giọng buồn buồn.

Không muốn gắn bó lâu dài với nghề công nhân  

Dễ hiểu cho tâm trạng buồn bã của chị Lụa, bởi mức thu nhập trên sẽ không đủ để cho chị trang trải, trong khi áp lực về tiền bạc đối với chị và chồng là rất lớn.

Chồng chị Lụa làm nghề lái xe chở hàng ở Vạn Phúc (Hà Đông), thu nhập được khoảng 10 triệu đồng/tháng. Thời gian vừa qua, anh phải nghỉ ở nhà, không có thu nhập, mới chỉ đi làm lại được gần 1 tháng nay. Tuy cách nhau không xa, nhưng do công việc quá bận rộn, mệt mỏi, nên chồng chị ở tại nơi làm việc, không thể về trọ cùng vợ. Con nhỏ 3 tuổi đang được gửi về quê ở huyện Kim Bôi, Hoà Bình nhờ ông bà trông. Mỗi tháng, chị gửi về cho ông bà 2 triệu đồng để chăm sóc cháu, ngoài ra, còn phải mua sữa riêng.

“Vợ chồng tôi còn phải kiếm tiền để hoàn thành xong ngôi nhà. Ngôi nhà xây từ năm 2018, mới được 2 tầng mà chưa trát tường, sơn… Do cạn tiền” - chị Lụa kể. Chị Lụa bày tỏ ý định chỉ làm công nhân một vài năm nữa, bòn góp được một khoản tiền, rồi sẽ về quê, kiếm một công việc khác. Chị không có ý định gắn bó lâu dài với nghề vất vả, tha hương này.

Giống như chị Lụa, chị Dương Thị Thu - một công nhân khác đang trọ tại thôn Ngọc Giả - cũng không muốn gắn bó với nghề công nhân. Chị Thu dự định một vài năm tới sẽ theo chồng về quê để mở cửa hàng kinh doanh. “Bây giờ còn trẻ, còn có sức khoẻ để theo nghề này. Một vài năm nữa, khi ngoài 30 tuổi, sức khoẻ kém đi, rất khó để trụ lại với nghề” - chị Thu cho hay.

Chị Thu có thu nhập chỉ khoảng 6 triệu đồng nếu tăng ca 1 tiếng/ngày; còn nếu không tăng ca, số tiền trên còn thấp hơn. Chị Thu cũng rất mong được đi làm thêm, nhất là trong thời gian cuối năm này, vì chị có rất nhiều khoản phải trang trải trong cuộc sống. Dù chưa có con, nhưng hằng tháng, anh chị phải trả tiền thuê nhà, tiền ăn uống, sinh hoạt; gửi tiền về cho ông bà. Ngoài ra, vợ chồng chị phải dành dụm một khoản vốn nho nhỏ để thực hiện dự định mở cửa hàng mưu sinh sau này.

Chị Thu bày tỏ, chị và có lẽ không ít công nhân khác đều có chung suy nghĩ là tranh thủ lúc còn trẻ, còn sức thì đi tăng ca, làm thêm, coi như “bán sức” để kiếm thêm tiền càng nhiều càng tốt, lo cho cuộc sống hiện tại cũng như dành dụm chút vốn để có thể thực hiện những dự định trong tương lai.

Tất Thảo
TIN LIÊN QUAN

Ngày 26.10, Hà Nội ghi nhận 18 ca COVID-19 mới, trong đó có 17 ca cộng đồng

Thùy Linh |

Tối 26.10, Sở Y tế Hà Nội cho biết trong ngày 26.10, trên địa bàn thành phố ghi nhận 18 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 17 ca cộng đồng và 1 ca tại khu cách ly.

40 nhà giáo dự xét Giải thưởng "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo"

Quỳnh Anh - Hạ Nguyên |

Hà Nội - Trong 2 ngày 26-27.10, ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức vòng chung khảo xét duyệt giải thưởng "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo" lần thứ 5 năm học 2020 - 2021. Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, vòng Chung khảo năm nay được diễn ra theo hình thức trực tuyến tới gần 300 điểm cầu các phòng Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị trường học.

Hà Nội thuộc top 10 tỉnh, thành có tỉ lệ cài PC-covid cao nhất cả nước

Nguyễn Hà |

Hà Nội - Thông tin từ Trung tâm Công nghệ phòng, chống COVID-19 quốc gia (thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, TP Hà Nội hiện thuộc top 10 tỉnh, thành có tỉ lệ người sử dụng smartphone cài đặt PC-covid cao nhất cả nước.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.