Nắm bắt tình hình tiền lương, tiền thưởng, chăm lo Tết cho người lao động

Vương Trần |

Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Lê Văn Thanh nêu rõ yêu cầu của lãnh đạo Chính phủ về việc nắm bắt tình hình tiền lương, tiền thưởng, chăm lo Tết cho người lao động.

Từ tháng 9.2022, bên cạnh các doanh nghiệp tiếp tục sản  xuất, kinh doanh tốt, mở rộng sản xuất, tuyển dụng thêm lao động, đã xảy ra tình trạng nhiều doanh nghiệp ở các ngành nghề, địa phương gặp khó khăn, thiếu đơn hàng khiến nhiều người lao động phải giảm giờ làm, mất việc làm.

Số lượng người nhận bảo hiểm thất nghiệp 10 tháng đầu năm 2022 cũng tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm 2021. Thống kê tại 4 tỉnh, thành phố phía Nam cho thấy, thành phố Hồ Chí Minh tăng 25,88%, Bình Dương tăng 39,08%,  Đồng Nai tăng 54,69% và Tiền Giang tăng 66,5%.

Số lao động bị ảnh hưởng trên phần lớn ở các doanh nghiệp FDI (chiếm 75% tổng số lao động bị ảnh hưởng), tập trung trong 3 ngành dệt may, da giầy,  chế biến gỗ (chiếm 77% tổng số lao động bị ảnh hưởng); chủ yếu ở các tỉnh,  thành phố khu vực phía Nam.

Tổng chung khu vực phía Nam có 341.544 người lao động bị ảnh hưởng, chiếm 70% tổng số người lao động bị ảnh hưởng của toàn quốc.  

Đây cũng là nội dung được nhiều đại biểu nêu ý kiến thảo luận tại phiên chuyên đề “Phát triển thị trường lao động bền vững, bảo đảm an sinh xã hội trong phát triển kinh tế - xã hội” thuộc Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5 diễn ra ngày 17.12.

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu. Ảnh: T.Vương
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu. Ảnh: T.Vương

Ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, trước tình trạng này, các cấp công đoàn đã chủ động nắm kịp thời tình hình khó khăn, thiếu, cắt giảm đơn hàng của các doanh nghiệp, số lượng người lao động bị giảm thời giờ làm việc, mất việc làm; tư vấn, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề cho người  lao động bị mất việc làm.  

Tổ chức công đoàn tham gia, đề xuất với doanh nghiệp xây dựng phương án nghỉ Tết, trả lương, trả thưởng và công bố trước khi nghỉ Tết ít nhất 20 ngày. Đề xuất tham gia, đối thoại, thương lượng với người sử dụng lao động xây dựng phương án sử dụng lao động, tăng cường đào tạo, đào tạo lại để tiếp tục sử dụng người lao  động; trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động thì phải đảm bảo quyền lợi của  người lao động theo quy định của pháp luật.  

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng đề xuất nghiên cứu, ban hành chính sách hỗ trợ kịp thời, thỏa đáng, sát thực tế đối với người lao động ở 3 mức độ: bị mất việc, tạm hoãn hợp đồng,  giảm giờ làm, nhất là khi Tết Nguyên đán cận kề.

Toàn cảnh phiên chuyên đề 4 về “Phát triển thị trường lao động bền vững, bảo đảm an sinh xã hội trong phát triển kinh tế - xã hội“. Ảnh: T.Vương
Toàn cảnh phiên chuyên đề 4 về “Phát triển thị trường lao động bền vững, bảo đảm an sinh xã hội trong phát triển kinh tế - xã hội“. Ảnh: T.Vương

Cùng trao đổi về việc này, ông Lê Văn Thanh - Thứ trưởng Bộ LĐTBXH cho biết, cơ quan này cũng đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện về các biện pháp ổn định, phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, bền vững và chăm lo đời sống người lao động. Trong đó có việc nắm bắt tình hình tiền lương, tiền thưởng, chăm lo cái Tết cho người lao động.

Công điện của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo, phối hợp với các địa phương chủ động, thường xuyên nắm tình hình về hoạt động sản xuất, kinh doanh, về tuyển dụng, sử dụng lao động, cắt giảm việc làm trong doanh nghiệp;

Kịp thời tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các chế độ, chính sách, thanh toán đầy đủ tiền lương, tiền thưởng theo đúng quy định của pháp luật và các thỏa thuận, nội quy, quy chế của doanh nghiệp;

Hướng dẫn các địa phương khuyến khích doanh nghiệp có các biện pháp thiết thực, hiệu quả quan tâm chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần và khuyến khích người lao động đổi mới sáng tạo, cùng nhau khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức. Chủ động có giải pháp cơ cấu lại lao động, phòng ngừa, xử lý tranh chấp lao động có thể xảy ra, đặc biệt trong dịp Tết.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Người lao động bình thường đã khó khăn, mất việc làm còn khó khăn gấp bội

Vương Trần |

Trong bối cảnh bình thường, nhiều người lao động đã phải sống tằn tiện với đầy khó khăn. Với việc bị cắt giảm giờ làm, cắt giảm lao động thì đời sống người lao động còn khó khăn gấp bội.

Thủ tướng yêu cầu ổn định thị trường, chăm lo đời sống người lao động

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 1170/CĐ-TTg ngày 16.12.2022 về các biện pháp ổn định, phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, bền vững và chăm lo đời sống người lao động.

Những thông tin cần biết về thưởng Tết 2023 cho người lao động

Tuệ Nhi |

Thưởng Tết được quy định như thế nào, doanh nghiệp có bắt buộc thưởng hay không, việc đóng thuế thu nhập cá nhân, đóng bảo hiểm xã hội ra sao… là những câu hỏi được nhiều NLĐ băn khoăn. Luật sư Lưu Phương Nhật Thuỳ - Đoàn Luật sư TPHCM giúp giải đáp những thắc mắc này.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.