Người dân Krông Nô thích thú tham gia lớp đào tạo nghề nấu ăn

Ngô Trúc |

Những năm qua, các lớp dạy nghề nấu ăn cho lao động nông thôn ở huyện Krông Nô (Đắk Nông) luôn thu hút được nhiều người dân quan tâm. Bởi sau khi học nghề, người dân không chỉ nấu ngon bữa cơm gia đình mà còn tự tin tìm kiếm việc làm hoặc mở nhà hàng, quán ăn để kinh doanh, tạo thu nhập.

Theo UBND huyện Krông Nô, từ năm 2012 đến nay, số nghề, nhóm nghề được cơ quan chức năng cấp giấy phép hoạt động đào tạo nghề nông thôn ở địa phương là 12 nghề. Trong đó, có 6 nghề nông nghiệp và 6 nghề phi nông nghiệp.

Cụ thể, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên huyện Krông Nô đã mở 38 lớp nghề phi nông nghiệp có 1.116 lao động là nữ chiếm 52%. Trong đó, có rất nhiều người đồng bào dân tộc thiểu số ở các địa phương tham dự.

Để có được kết quả trên đơn vị đã chủ động xây dựng, ban hành chương trình, giáo trình nghề đào tạo cho lao động nông thôn.

Bên cạnh đó, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên huyện Krông Nô còn phối hợp với chính quyền địa phương chủ động rà soá, nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của người dân mong muốn tham gia học nghề theo sở trường, sở thích.

Từ đó, đơn vị sẽ nắm bắt được nhu cầu thực tế cần đào tạo cho lao động nông thôn, để có kế hoạch mở lớp phù hợp. Qua khảo sát, nghề phi nông nghiệp được người dân chú ý, đăng ký tham gia học nhiều là Kỹ thuật chế biến món ăn.

Các lớp dạy học nghề nông thôn luôn có nhiều người dân quan tâm học tập. Ảnh: Phan Tuấn
Các lớp dạy học nghề nông thôn luôn có nhiều người dân quan tâm học tập. Ảnh: Phan Tuấn

Thực tế tham gia học nghề kỹ thuật nấu ăn đã đem lại công ăn việc làm ổn định và thường xuyên cho nhiều chi em phụ nữ vùng nông thôn.

Chị Nguyễn Thị Minh Dung, ở xã Nam Đà, kinh tế gia đình đông con kinh tế gia đình khó khăn. Ban đầu chị tham gia học nghề kỹ thuật nấu ăn với mong muốn có bữa cơm tươm tất cho gia đình và tìm kiếm cơ hội việc làm tai các cơ sở kinh doanh ăn uống.

Sau 3 tháng học và thực hành tại chỗ, chị Dung đã thành thạo nghề, có kỹ năng cơ bản trong chế biến, trình bày món ăn.

Đúng thời điểm các trường Mầm Non trên địa bàn huyện triển khai cho học sinh ăn bán trú tại trường nên chị đã mạnh dạn xin vào làm cấp dưỡng tại trường Mầm Non Hoa Mai xã Đắk Sôr.

Chị Nguyễn Thị Minh Dung ở thôn Nam Trung, cho biết: Qua lớp đào tạo dạy nấu ăn do huyện tổ chức, tôi không chỉ biết nấu ăn ngon cho gia đình mà còn kiếm được việc làm ổn định với mức thu nhập đều đặn hàng tháng.

Sau khi được học nghề nấu ăn, nhiều người dân ở huyện Krông Nô đã tự tin nấu ăn ngon phục vụ gia đình và tự giải quyết việc làm cho bản thân. Ảnh: Ngô Trúc

Công tác dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện được gắn kết chặt chẽ với sản xuất và tạo việc làm, gắn với công tác giảm nghèo, nâng cao chất lượng lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện.

Theo ông Lê Văn Nam, Phó Giám đốc trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, so với các năm trước, nghề nấu ăn hiện nay đang thu hút người học vì nhu cầu thực tế của xã hội.

Bên cạnh những học viên đến đây học để có tay nghề về mở nhà hàng, quán ăn, phục vụ cho công ty thì cũng có nhiều người dân đến đây với lý do đơn giản là phục vụ công việc nội trợ gia đình. Ăn ngon mặc đẹp là nhu cầu của cuộc sống cả ở thành phố lẫn nông thôn khi thu nhập của người dân tăng lên, điều kiện kinh tế dôi dư.

Ngô Trúc
TIN LIÊN QUAN

Chính sách ưu đãi cơ sở dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam

Phương Minh |

Cơ sở dạy nghề được hưởng chính sách ưu đãi khi hợp tác với Bộ Công an thực hiện thí điểm tổ chức mô hình dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.

Lựa chọn phạm nhân đưa ra lao động, dạy nghề ngoài trại giam

LƯƠNG HẠNH |

Chính phủ ban hành Nghị định 09/2023/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Nghị quyết 54/2022/QH15 của Quốc hội thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.

Hải Phòng: Chàng trai khuyết tật làm chủ 3 xưởng mộc, dạy nghề miễn phí

Lương Hà |

Không may mắn như những người khác, từ khi sinh ra, anh Nguyễn Hữu Hậu (38 tuổi, ở xã Thủy Triều, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) đã có một đôi chân không bình thường. Nhưng với nghị lực và ý chí vươn lên, hiện anh Hậu là ông chủ của ba xưởng mộc với hàng chục công nhân và dạy nghề miễn phí cho nhiều người cùng cảnh ngộ.

Doanh nhân Việt Nam: Tâm - Tài - Trí - Dũng

Thùy Linh |

Tròn 20 năm trước, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã ký Quyết định số 990/QĐ-TTg lấy ngày 13 tháng 10 hằng năm là “Ngày Doanh nhân Việt Nam”.

Dịch vụ xe đạp công cộng ở Hà Nội báo lỗ, do đâu?

Tô Thế |

Sau hơn 1 năm thí điểm dịch vụ xe đạp công cộng ở Hà Nội, Công ty Cổ phần Dịch vụ vận tải số Trí Nam (đơn vị vận hành dịch vụ - PV) báo lỗ hơn 2 tỉ đồng.

Triệu tập người chồng sau cái chết bất thường của vợ cũ

Hoài Phương |

Bình Định - Cơ quan công an đã triệu tập, làm việc với người chồng để điều tra về cái chết bất thường của người vợ cũ ở huyện Hoài Ân.

Bà trùm ma túy Oanh "Hà" nói về tính mê tín của đối tác lớn

Việt Dũng |

Khi đóng 36 bánh heroin trong thùng các-tông đưa cho đàn em, bà trùm ma túy Oanh “Hà” dặn phải giao cho đối tác lúc 13h kém vì người này "rất mê tín".

Sắp khai thác cao tốc Bến Lức - Long Thành, giảm kẹt xe QL 51

HÀ ANH CHIẾN |

Cao tốc Bến Lức - Long Thành, đoạn qua Đồng Nai sắp khai thác tạm, dự kiến trong tháng 11.2024, giúp giảm kẹt Quốc lộ 51, cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây.

Chính sách ưu đãi cơ sở dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam

Phương Minh |

Cơ sở dạy nghề được hưởng chính sách ưu đãi khi hợp tác với Bộ Công an thực hiện thí điểm tổ chức mô hình dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.

Lựa chọn phạm nhân đưa ra lao động, dạy nghề ngoài trại giam

LƯƠNG HẠNH |

Chính phủ ban hành Nghị định 09/2023/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Nghị quyết 54/2022/QH15 của Quốc hội thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.

Hải Phòng: Chàng trai khuyết tật làm chủ 3 xưởng mộc, dạy nghề miễn phí

Lương Hà |

Không may mắn như những người khác, từ khi sinh ra, anh Nguyễn Hữu Hậu (38 tuổi, ở xã Thủy Triều, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) đã có một đôi chân không bình thường. Nhưng với nghị lực và ý chí vươn lên, hiện anh Hậu là ông chủ của ba xưởng mộc với hàng chục công nhân và dạy nghề miễn phí cho nhiều người cùng cảnh ngộ.