Sinh viên căng mình làm thêm, nhận mức lương theo giờ thấp hơn quy định

Chu Trang |

Nhiều học sinh, sinh viên đi làm thêm với mức lương “bèo bọt”, thấp hơn mức quy định tối thiểu trả theo giờ hiện nay.

“Phải đi làm, va chạm nhiều trong cuộc sống thì mới tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, vốn sống" - đây là câu ông nội nhắc nhở Nguyễn Thị Cẩm Nhung (SN 2003, Thanh Hóa) – sinh viên năm 2, Trường Đại học Công đoàn.

Do đó, ngay từ năm nhất, sinh viên này đã tích cực đi làm thêm ngoài giờ học trên giảng đường. Nhung làm phục vụ tại một quán ăn ở quận Đống Đa (Hà Nội) với những lời hứa hẹn như mức lương tương xứng với năng lực, môi trường làm việc chuyên nghiệp, lộ trình thăng tiến rõ ràng, được sử dụng đồ ăn của quán miễn phí...

Tuần đầu tiên, Cẩm Nhung thử việc không lương. Sau đó, mỗi giờ làm việc, sinh viên này được trả 17.000 đồng. Mỗi ngày làm đều đặn 5 tiếng đồng hồ, Nhung sẽ kiếm được 85.000 đồng.

Như vậy, trung bình tháng, bạn trẻ này có thể nhận được mức lương khoảng 2,5 triệu đồng. Tuy nhiên, không ít lần Nhung bị trừ tiền do đi muộn, làm rơi vỡ đồ trong quá trình làm việc.

Khi được hỏi có biết đến quy định mức lương tối thiểu theo giờ tại Hà Nội, Nhung tỏ ra khá bất ngờ. “Tôi không hề biết có quy định mức lương tối thiểu giờ. Không ngờ, mỗi giờ làm việc vất vả của mình nhận được số tiền thấp hơn quy định tối thiểu” – nữ sinh chia sẻ.

Sinh viên làm thêm giờ không có hợp đồng lao động. Ảnh Chu Trang.
Sinh viên làm thêm giờ không có hợp đồng lao động. Ảnh Chu Trang

Với mong muốn tận dụng thời gian rảnh để có thêm kinh nghiệm và một khoản chi tiêu, Phạm Luân (SN 2004, Nam Định) đã đi tìm việc làm thêm. Luân cảm thấy "may mắn" khi biết đến bài đăng tuyển dụng nhân viên phục vụ cho một quán cà phê ở quận Cầu Giấy (Hà Nội). Sinh viên này được nhận vào làm với mức thù lao 20.000 đồng/giờ, song lương thử việc chỉ được 17.000 đồng/giờ.

Ngày đầu đi làm, Luân đã cảm nhận được sự khó khăn khi liên tục bị bắt làm thêm giờ. Theo thỏa thuận, sẽ làm 5 giờ/ngày nhưng trên thực tế Luân phải làm đến 6 giờ/ngày.

Bạn Luân chia sẻ: "Trước khi vào làm, chúng tôi không được kí hợp đồng lao động. Ban đầu, họ hứa sẽ trả tiền lương thử việc. Sau đó, cửa hàng không trả cho tôi khoản tiền này. Nhưng tôi cũng không có cách nào "đòi" lại được vì tất cả đều là thoả thuận bằng miệng". 

Với quỹ thời gian có hạn, bạn N.T.G (SN 2003, Hà Nội) chỉ có thể lựa chọn công việc bán thời gian. Được giới thiệu, N.T.G nhặt bóng tennis tại một sân vận động trên địa bàn quận Cầu Giấy. N.T.G cũng rơi vào tình trạng tương tự khi mức lương được trả không tương xứng với sức lao động đã bỏ ra.

Đã thành thông lệ, cứ 4 giờ chiều các ngày trong tuần, N.T.G có mặt tại sân. Mỗi ngày, nữ sinh làm khoảng 6 tiếng với mức thù lao 20.000 đồng/giờ. “Đối với nhiều người, nhặt bóng tennis là công việc dễ kiếm tiền, nhưng thực tế nghề này khá vất vả vì phải trải qua quá trình tập luyện” – nữ sinh tâm sự.

Làm việc ở sân bóng đã được 1 năm nhưng do không có hợp đồng lao động nên mọi quy định về thời gian làm việc, chế độ lương thưởng… đều được thống nhất dựa trên những thoả thuận miệng. Nhiều ngày lễ, N.T.G xin nghỉ phép để về quê nhưng đều bị từ chối. Đặc biệt, nữ sinh cảm thấy bức xúc khi lương ngày lễ vẫn như ngày thường.

Tuy vậy nhưng nữ sinh vẫn “bám trụ” ở đây vì công việc này khá phù hợp, không ảnh hưởng đến thời gian học tập tại trường và thu nhập cũng khá hơn so với đi làm tại các quán ăn, nhà hàng hay quán cà phê.

Theo nghị định 38/2022/NĐ-CP, ở Hà Nội, mức lương tối thiểu giờ áp dụng từ ngày 1.7.2022 tại vùng I (Các quận và các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội;) là 22.500 đồng/giờ và 22.000 đồng/giờ đối với các huyện còn lại thuộc thành phố Hà Nội.

Chu Trang
TIN LIÊN QUAN

Cạm bẫy việc nhẹ lương cao mà tân sinh viên cần lưu ý

Minh Quang - Giao Linh |

Lướt qua một lượt tại các hội nhóm tìm việc làm thêm trên mạng xã hội, không khó để tìm ra các quảng cáo việc làm hấp dẫn, lương cao, độ tuổi được chọn thường từ 18-22, đặc biệt là các em sinh viên năm nhất, mới chân ướt chân ráo đến Hà nội và muốn làm thêm trang trải cuộc sống. Thế nhưng cũng có không ít câu chuyện đáng tiếc xảy ra khi một bộ phận sinh viên nhẹ dạ, dễ dàng tin vào những lời mời chào đầy hấp dẫn.

Phòng trọ đột ngột tăng giá, sinh viên chật vật tìm chỗ ở mới

CHU TRANG |

Để có thể thuê một căn phòng bình dân, gần trường cao đẳng, đại học, nhiều sinh viên phải bỏ ra số tiền từ 3 đến 5 triệu đồng/tháng.

Công chức xã chật vật nuôi con vì lương thấp

Phương Hoa |

Nhiều năm công tác tại xã, lương của công chức chỉ hơn 6 triệu đồng. Tiền lương eo hẹp, họ chật vật nuôi con, thậm chí không dám sinh thêm con vì sợ con thiệt thòi.

Trình bổ sung nhân sự quy hoạch Trung ương khóa XIV

Vương Trần |

Ban Tổ chức Trung ương tham mưu Bộ Chính trị xem xét, quyết định bổ sung quy hoạch Trung ương, thẩm định, phê duyệt quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIV.

Chủ đầu tư khu dân cư Cồn Tân Lập đưa tin gây hiểu nhầm

Hữu Long |

Chủ đầu tư Cồn Tân Lập đưa tin dễ hiểu nhầm việc xác nhận nhà ở có sẵn đủ điều kiện được đưa vào kinh doanh và nhà ở đủ điều kiện đưa vào sử dụng.

1001 "cú sốc đầu đời" của tân sinh viên

Hồng Nhung - Trần Hạnh |

Thay đổi về môi trường sống, thời gian sinh hoạt, cách học tập hay áp lực đồng trang lứa... là loạt lý do khiến tân sinh viên ngỡ ngàng khi bước chân vào ngưỡng cửa đại học.

Khi nào được nhận bảo hiểm xã hội một lần theo quy định mới?

Nhóm PV |

Nhận bảo hiểm xã hội một lần được quy định như thế nào trong Luật Bảo hiểm xã hội 2024?

Gian nan khi tàu cá bị mất kết nối giám sát hành trình

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Chính quyền địa phương nỗ lực xử lý việc tàu cá của ngư dân mất kết nối giám sát hành trình, nhưng vẫn chưa có phương án tối ưu.

Cạm bẫy việc nhẹ lương cao mà tân sinh viên cần lưu ý

Minh Quang - Giao Linh |

Lướt qua một lượt tại các hội nhóm tìm việc làm thêm trên mạng xã hội, không khó để tìm ra các quảng cáo việc làm hấp dẫn, lương cao, độ tuổi được chọn thường từ 18-22, đặc biệt là các em sinh viên năm nhất, mới chân ướt chân ráo đến Hà nội và muốn làm thêm trang trải cuộc sống. Thế nhưng cũng có không ít câu chuyện đáng tiếc xảy ra khi một bộ phận sinh viên nhẹ dạ, dễ dàng tin vào những lời mời chào đầy hấp dẫn.

Phòng trọ đột ngột tăng giá, sinh viên chật vật tìm chỗ ở mới

CHU TRANG |

Để có thể thuê một căn phòng bình dân, gần trường cao đẳng, đại học, nhiều sinh viên phải bỏ ra số tiền từ 3 đến 5 triệu đồng/tháng.

Công chức xã chật vật nuôi con vì lương thấp

Phương Hoa |

Nhiều năm công tác tại xã, lương của công chức chỉ hơn 6 triệu đồng. Tiền lương eo hẹp, họ chật vật nuôi con, thậm chí không dám sinh thêm con vì sợ con thiệt thòi.