Tháo gỡ khó khăn phát sinh khi triển khai các chính sách hỗ trợ công nhân

Phấn Đấu |

Từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát trở lại ở các tỉnh, thành phía Nam, Tổng LĐLĐVN đã có nhiều chính sách hỗ trợ NLĐ gặp khó khăn do dịch bệnh. Tuy nhiên, ở những “vùng đỏ”, việc đi lại khó khăn, khó đáp ứng các thủ tục để NLĐ sớm được hỗ trợ.

Làm nhanh nhờ ứng dụng công nghệ thông tin

Ngày 24.8, Tổng LĐLĐVN ban hành Quyết định 3089 về việc hỗ trợ bữa ăn cho CNLĐ đang tham gia sản xuất “3 tại chỗ”. Chỉ 1 tuần sau, việc thống kê số lượng CNLĐ ở các doanh nghiệp thuộc diện hỗ trợ đã được các cấp Công đoàn tỉnh Tiền Giang làm xong, xác nhận của cơ quan chức năng địa phương cũng sớm hoàn thành. Tuần sau đó, hơn 1.300 CNLĐ của hơn 20 doanh nghiệp đang sản xuất “3 tại chỗ” bắt đầu nhận được hỗ trợ của tổ chức Công đoàn.

Bà Nguyễn Thị Thùy Dương - Chủ tịch Công đoàn Các KCN tỉnh Tiền Giang - cho biết, dù địa phương đang thực hiện giãn cách triệt để, cán bộ Công đoàn ở cơ sở không thể đi lại, nhưng nhờ điện thoại và internet, Công đoàn Các KCN và các CĐCS trực thuộc có CNLĐ sản xuất “3 tại chỗ” đã nhanh chóng hoàn thành thủ tục hỗ trợ cho gần 1.200 CNLĐ trong các doanh nghiệp để trình LĐLĐ tỉnh xét duyệt và cấp phát. CNLĐ ở các doanh nghiệp ngoài KCN cũng được LĐLĐ các huyện và TP.Mỹ Tho hoàn thành hỗ trợ theo Quyết định 3089.

Tương tự, khi Quyết định 3040 của Tổng LĐLĐVN về hỗ trợ dinh dưỡng cho lực lượng y tế tuyến đầu phòng, chống dịch COVID-19 được triển khai, các cấp Công đoàn tỉnh Tiền Giang cũng đã nhanh chóng phối hợp qua internet để tổ chức thực hiện và hoàn thành nhanh gọn, trao gần 1,3 tỉ đồng cho gần 1.300 người lao động ngành Y tế.

Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế Tiền Giang - ông Nguyễn Trung Tần - đã phối hợp với LĐLĐ các địa phương đến các bệnh viện dã chiến, các điểm cách ly tập trung… để mang tấm lòng của tổ chức Công đoàn đến những “chiến sĩ áo trắng” đang ngày đêm chiến đấu thầm lặng bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người dân.

Bị “vướng” vì giãn cách

Trong khi 2 quyết định nói trên của Tổng LĐLĐVN được triển khai thực hiện rất nhanh và hiệu quả ở Tiền Giang thì Chương trình “Trao sữa yêu thương - Ấm tình Công đoàn” vẫn chưa đến được với CNLĐ mà nguyên nhân chính là do yêu cầu giãn cách xã hội.

Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Tiền Giang - bà Lê Thanh Tiền - cho biết, thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, cơ quan LĐLĐ tỉnh chỉ có 5 người được đến và ở lại làm việc trong cơ quan, còn LĐLĐ các địa phương chỉ có 1 người, đồng thời là thành viên của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch ở địa phương. Trong khi muốn nắm được số CNLĐ diện nhận “trao sữa”, cán bộ Công đoàn phải trực tiếp đến các nhà trọ, xã, phường… Vì vậy mà chương trình “Trao sữa yêu thương - Ấm tình Công đoàn” thực hiện rất khó khăn.

Tương tự, việc hỗ trợ cho CNLĐ tử vong do COVID-19 và các diện F0, F1, F2 cũng gặp vô vàn khó khăn do giãn cách. Đến nay, các cấp Công đoàn tỉnh Tiền Giang mới hoàn thành thủ tục một số trường hợp trong tổng số 23 CNLĐ tử vong do dịch bệnh để trao hỗ trợ vào thời gian tới. Tình hình hỗ trợ các ca F0, F1, F2 có khá hơn (175/1461 ca F0; 631/1.741 ca F1 và 1.772/2.641 ca F2 đã nhận hỗ trợ), ngoài việc đi lại khó khăn do giãn cách, còn có nguyên nhân phải đợi các ca F0 hết bệnh, phải có giấy xuất viện mới được xét hỗ trợ.

Dù khó khăn do dịch bệnh, giãn cách, cùng với triển khai các chính sách hỗ trợ của Tổng LĐLĐVN, các cấp Công đoàn tỉnh Tiền Giang cũng đã chủ động thực hiện chăm lo cho đoàn viên gặp khó khăn do dịch bệnh.

Cụ thể: Vận động kinh phí thăm hỏi 908 trường hợp khó khăn với số tiền gần 600 triệu đồng; trao hơn 80.000 khẩu trang, 800 chai nước sát khuẩn, 4.200 bộ đồ bảo hộ y tế, 1.000 bộ kitest, hơn 1.750 kính chắn giọt bắn, 2.100 lít dung dịch sát khuẩn, gần 500 thùng mì gói, hơn 7 tấn tấn gạo, 306 thùng sữa, 114 thùng hàng, 731 suất ăn và 10.371 phần quà nhu yếu phẩm, thực phẩm, 13,75 tấn rau củ quả… với tổng trị hơn 4,5 tỉ đồng.

Phấn Đấu
TIN LIÊN QUAN

Dịch diễn biến phức tạp, Tiền Giang thành lập 74 trạm y tế lưu động

Kỳ Quan |

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Tiền Giang đã nhanh chóng thành lập 74 trạm y tế lưu động ở những xã/phường mà dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp.

Bến Tre cử nhân lực, phương tiện hỗ trợ Tiền Giang, Kiên Giang

Kỳ Quan |

Thực hiện chỉ đạo tại Công văn số 6420 của Văn phòng Chính phủ ngày 13.9.2021 “về việc chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, phương tiện để hỗ trợ các tỉnh Tiền Giang, Kiên Giang phòng, chống dịch COVID-19”, UBND tỉnh Bến Tre đã có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ và Bộ Y tế về việc cử nhân lực, phương tiện để sẵn sàng hỗ trợ.

Bộ Y tế đề nghị tỉnh Tiền Giang sớm lập trạm y tế lưu động

Kỳ Quan |

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn vừa có chuyến khảo sát và đã đưa ra các đề xuất để tỉnh Tiền Giang triển khai tốt hơn nữa công tác phòng, chống dịch, trong đó có việc lập các trạm y tế lưu động.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.