Thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng lương hưu quá dài

Bảo Hân |

Quy định hiện nay về thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng lương hưu quá dài và đây là một trong những nguyên nhân khiến gia tăng người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần.

Chiều 27.6, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức chương trình tập huấn, đối thoại về pháp luật trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội khu vực phía Bắc.

Trình bày về một số vấn đề cơ bản trong nội dung sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội, ông Lê Đình Quảng – Phó Trưởng ban Chính sách – pháp luật (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) nêu lên những tồn tại, hạn chế, bất cập trong thực tiễn thi hành Luật Bảo hiểm xã hội.

Trong đó, một trong những tồn tại, hạn chế đó là quy định về thời gian đóng tối thiểu để hưởng lương hưu quá dài. “Hiện nay, theo quy định, muốn được hưởng lương hưu cần 2 điều kiện: Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội là 20 năm và tuổi đời. 20 năm là quá dài nên nhiều người tham gia bảo hiểm xã hội muộn thì không đủ thời gian đóng 20 năm để được hưởng lương hưu. Đây cũng là một nguyên nhân rút bảo hiểm xã hội 1 lần tăng cao” – ông Quảng nói.

Ông Quảng thông tin, số liệu ông mới nhận được về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 15 cho thấy: Năm 2020 có 860.741 người nhận bảo hiểm xã hội một lần; năm 2021 là 963.272 người nhận bảo hiểm xã hội một lần.

Được biết, tại dự thảo Tờ trình đề nghị xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề xuất sửa đổi số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng chế độ hưu trí theo hướng giảm dần từ 20 năm xuống 15 năm, và hướng tới còn 10 năm.

Mức hưởng lương hưu trong trường hợp này cũng sẽ được tính toán phù hợp nhằm tạo điều kiện cho người lao động cao tuổi, người có số năm tham gia bảo hiểm xã hội thấp được tiếp cận và thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm xã hội.

Hiện nay, theo quy định Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để có cơ hội được hưởng chế độ hưu trí của hầu hết các trường hợp đều là đủ 20 năm.

Thời gian này được đánh giá còn khá dài dẫn tới nhiều người không tích lũy đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu.

Ngoài ra, ông Quảng còn nêu lên những tồn tại, hạn chế khác: Diện bao phủ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật cũng như quy mô tham gia bảo hiểm xã hội thực tế còn thấp; diện bao phủ đối tượng thụ hưởng bảo hiểm xã hội còn thấp; tính tuân thủ pháp luật về bảo hiểm xã hội còn thấp, việc tổ chức thu chưa kịp thời dẫn đến tình trạng chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội còn diễn ra phổ biến; công tác quản lý đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội chưa mang tính chiến lược dài hạn, hình thức đầu tư chưa phong phú, đa dạng.

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Bảo Hân
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Bảo Hân

Theo chương trình, trong thời gian 2 ngày (27,28.6), các đại biểu còn được truyền đạt thông tin về tổng quan tình hình quan hệ lao động hiện nay; tình hình thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội và trách nhiệm của tổ chức công đoàn; hợp đồng lao động – một số vấn đề cần quan tâm trong quá trình thực hiện Bộ luật Lao động 2019; một số chính sách mới ban hành trong lĩnh vực lao động (mở rộng giới hạn làm thêm giờ, hỗ trợ tiền thuê nhà…) và trách nhiệm của tổ chức công đoàn; đối thoại, trao đổi các tình huống phát sinh trong thực tiễn và một số vướng mắc, bất cập trong thi thành pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi tập huấn, ông Ngọ Duy Hiểu – Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam – nhấn mạnh: Đây là lớp tập huấn rất quan trọng, nhằm trang bị cho cán bộ công đoàn công cụ pháp lý để làm tốt nhiệm vụ đại diện, bảo vệ quyền lợi người lao động trong bối cảnh nhiệm vụ này đang được tăng cường, đẩy mạnh. Nội dung lớp tập huấn, đối thoại được thiết kế phong phú, khoa học, gắn với thực tiễn hoạt động công đoàn ở cơ sở. Hội nghị còn là diễn đàn lấy ý kiến cán bộ công đoàn về định hướng sửa đổi chính sách, pháp luật. Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị các học viên tập trung nghiên cứu, hăng hái tham gia trao đổi, đối thoại, góp phần vào thành công của lớp tập huấn.

Bảo Hân
TIN LIÊN QUAN

Người hưởng lương hưu đi làm có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?

Bảo Hân (T/H) |

Hiện nay, nhiều nhiều trường hợp người lao động đã hưởng lương hưu nhưng vẫn tiếp tục đi làm việc. Vậy người lao động làm việc khi đã nghỉ hưu thì có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không theo quy định của pháp luật?

Có được đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo năm?

LƯƠNG HẠNH |

Bạn đọc Nguyễn Thanh Long hỏi: Vợ chồng tôi mua bảo hiểm xã hội tự nguyện (BHXH) năm 2021 và nộp tiền theo năm. Vậy năm 2022 tôi nộp tiền vào tháng nào trong năm cũng được phải không?

Đóng bảo hiểm xã hội 25 năm được rút chế độ 1 lần trong trường hợp nào?

Minh Hương |

Bạn đọc hỏi: Tôi sinh năm 1976, làm việc tại doanh nghiệp, đóng bảo hiểm xã hội được 25 năm. Doanh nghiệp cho tôi nghỉ việc vì không đáp ứng được công việc. Nay tôi muốn rút hết số tiền bảo hiểm xã hội đã nộp thì có được không?

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

CLB Thanh Hóa đánh bại Công an Hà Nội tại vòng 2 V.League

HOÀNG HUÊ - MINH DÂN |

Câu lạc bộ Thanh Hóa giành chiến thắng 1-0 trước đội Công an Hà Nội ở vòng 2, qua đó giành 3 điểm đầu tiên ở LPBank V.League 2024-2025.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.