Trải lòng của nữ công nhân khu công nghiệp gần 30 tuổi "ngại" kết hôn

Bảo Hân |

“Lương thấp, tiền thuê phòng trọ, ăn uống, tiền gửi về quê cho bố mẹ,... nên suốt 10 năm đi làm công nhân mà em có dành dụm được đồng nào đâu. Tiền làm nhà cho bố mẹ còn chưa trả hết. Cũng vì thế nên em chưa muốn kết hôn, mặc dù năm nay đã gần 30 tuổi” - chị Hiền (công nhân Khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội) chia sẻ.

Qua một status rao bán đồ trong phòng trọ trước khi về quê, tôi biết đến chị Hiền, quê Thanh Hóa. Những đồ đạc mà chị Hiền rao bán đều rất cũ, giá trị không cao: Quạt, xe đạp, bếp ga mini, bát đĩa,… "Có giá" nhất có lẽ là chiếc quạt được định giá 50.000 đồng.

Chị Hiền bảo, những đồ đạc này lúc mua thì đắt mà khi bán thì lại rất rẻ, gần như cho không; được giá lắm thì chỉ khoảng 200.000-300.000 đồng cho tất cả đồ dùng. Dù rao trên mạng mấy hôm nay nhưng chưa ai đặt hàng. Chị Hiền than thở: Bỏ đi thì phí, mà mang về thì xa quá nên đành phải đưa lên mạng xem có ai cần không thì mua.

Những đồ dùng mà chị Hiền rao bán trên mạng. Ảnh: NVCC
Những đồ dùng mà chị Hiền rao bán trên mạng. Ảnh: NVCC
Những đồ dùng mà chị Hiền rao bán trên mạng. Ảnh: NVCC

Như nhiều người khác, sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, chị Hiền đi làm công nhân. Sau 10 năm làm công nhân ở Khu công nghiệp Thăng Long, khi được hỏi dành dụm được gì, chị than thở: Có để được đồng nào đâu anh.

Chị Hiền kể, bố chị tàn tật, mẹ thì ốm yếu, vì vậy, hàng tháng chị vẫn phải gửi tiền về chăm sóc bố mẹ. Ngôi nhà rách nát, dột tứ bề nên chị cũng phải gửi tiền về để giúp bố mẹ sửa sang nhà cửa, đến giờ vẫn chưa trả nợ xong.

“Giờ trong túi em chỉ còn 100 nghìn đồng, chẳng đủ tiền để về quê. Nếu ngày mai mấy bạn hẹn đến mua đồ, được thêm 200.000-300.000 đồng thì ngày kia em sẽ về quê. Nếu không bán được đồ thì em sẽ vay tạm bạn bè sau đó trả lại” - chị Hiền nói.

Theo chị Hiền, vừa rồi, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nên công ty nơi chị làm ít việc, cho công nhân nghỉ luân phiên, vì vậy, thu nhập rất thấp. Cộng với việc sau một thời gian làm việc, tăng ca nhiều, chị đã cảm thấy rất mệt mỏi, nên muốn về quê nghỉ ngơi rồi tính kiếm việc khác để làm. “Ở đây không có việc làm thì chết đói, bởi chỉ ở nhà không một ngày cũng mất khoảng 50.000 đồng tiền ăn uống rồi. Đấy là ăn rất tằn tiện, chỉ có cơm với đậu, trứng qua ngày mà thôi” - chị Hiền nói.

Làm công nhân quá vất vả, lại nghĩ cảnh ở trọ chật chội nên chị Hiền rất ngại khi đề cập đến chuyện hôn nhân. Hơn nữa, cuộc sống quanh năm suốt tháng xoay quanh việc tăng ca để kiếm thêm chút tiền khiến chị không có nhiều thời gian để tìm hiểu bạn đời. Mỗi khi đi làm về, chị chỉ ở nhà để nghỉ ngơi, ít khi đi chơi.

Chị Hiền chia sẻ: “Em đi làm công nhân lúc mới 19 tuổi. Lúc ấy, cũng có chút nhan sắc nên nhiều người ở quê để ý, nhưng em chưa muốn lấy chồng vì còn quá trẻ, nghĩ mình phải “đi làm kinh tế”, giúp bố mẹ. Đến khi đi làm rồi thì vòng xoáy công việc cứ cuốn đi, không có thời gian về quê nữa, dần dần quên đi, rồi dần ngại việc chồng con. Hơn nữa, nghĩ cảnh lương thấp, lại ở trọ chật chội, lại càng ngại, không dám lập gia đình. Bây giờ, em đã gần 30 rồi nên ít người để ý hơn, lập gia đình cũng khó hơn”.

Vì vậy, chị chỉ một thân một mình xoay xở ở khu công nghiệp này 10 năm nay. “Bây giờ, tay trắng về quê sau thời gian dài tha hương, em cũng chưa biết sẽ làm việc gì để sinh sống, mà chỉ muốn thời gian đầu được nghỉ ngơi, lấy lại sức khỏe sau một thời gian dài “vắt sức” làm trong nhà máy thôi, rồi sẽ tính tiếp” - chị Hiền than.

Bảo Hân
TIN LIÊN QUAN

Công nhân nhà trọ đối đầu với nắng nóng

Bảo Hân - Trần Kiều |

Với đồng lương ít ỏi, nhiều công nhân chấp nhận sống trong những căn phòng trọ chật hẹp và thiếu thốn. Cũng chính bởi vậy, mùa hè trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng với họ khi phải đối diện với cái nóng như thiêu, như đốt.

Cận cảnh không gian sống nóng như thiêu đốt những ngày đầu hè của công nhân

Trần Kiều - Bảo Hân |

Phòng trọ chật hẹp, lợp mái phiproximang khiến cuộc sống sinh hoạt của công nhân khu công nghiêp bị ảnh hưởng nặng nề khi trời nắng nóng.

Chuyện những công nhân tìm công việc mới sau thời gian giãn cách

Trần Kiều - Bảo Hân |

Trong khi nhiều công ty gọi công nhân đi làm trở lại thì một số công nhân tại Khu Công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) đang phải đi tìm kiếm công việc mới.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.