Bkav minh bạch để lấy lòng tin cho Bphone
Bkav đang cố lấy lòng tin của người dùng và xóa bỏ nghi ngờ Bphone là hàng Trung Quốc đóng mác “made in VietNam”. Thời điểm Bphone lần đầu ra mắt hồi năm 2015, Bkav đã không giải quyết triệt để và làm rõ ngay vấn đề trên, khiến thông tin Bphone được sản xuất tại Việt Nam có phần mù mờ. Một số tờ báo đã vào cuộc tìm kiếm nhà máy nơi sản xuất dòng điện thoại này...
Có lẽ, rút kinh nghiệm từ Bphone đời đầu, Bkav đã công bố những hình ảnh về CEO Nguyễn Tử Quảng thăm nhà máy Meiko Electronics Việt Nam – đối tác sản xuất Bphone ở Thạch Thất (Hà Nội). Ngoài hình ảnh dây truyền sản xuất, còn có clip các robot đang làm bảng mạch vàng Bphone 2. Meiko là công ty của Nhật Bản và có các đối tác lớn trên toàn cầu như Apple, Samsung… Các thông tin gần đây đều cho thấy Bkav đang muốn khẳng định lại một lần nữa rằng, Bphone là “made in VietNam” với hơn 900 linh kiện điện tử và chỉ 0,9% trong số đó do đối tác Hong Kong và Trung Quốc làm.
Nhà sản xuất Trung Quốc đua làm smartphone có camera kép
Camera kép điện thoại Mi 6 của Xiaomi được cho sẽ là bản sao loại 1 của iPhone. |
Sau Apple, LG, HTC một loạt hãng di động Trung Quốc thi nhau làm camera kép. Trong đó, Huawei Huawei P9, P9 Plus lại đi sâu vào kiểu chụp ảnh nghệ thuật nhờ ống kính chụp ảnh đen trắng. Còn Meizu Pro 7 Plus chưa ra mắt nhưng cũng đồn đoán có camera kép nhưng một số đánh giá rằng tầm của Meizu còn kém xa các hãng cạnh tranh bản địa. Ấn tượng nhất có lẽ là “bản sao camera kép iPhone” trên Mi 6 của Xiaomi. Smartphone này tích hợp chip Snapdragon 835 của Qualcomm công nghệ 10nm; RAM lên đến 6GB; camera kép hỗ trợ zoom quang học tương tự iPhone cho phép chụp vật thể ở xa và tạo hiệu ứng xóa phông khi chụp chân dung.
Trí tuệ nhân tạo sớm thiết lập lại thế giới tối tăm của tội phạm mạng
Trí tuệ nhân tạo sẽ khiến thế giới công nghệ có nhiều thay đổi. |
Bà Ann Johnson - Phó Chủ tịch khối Doanh nghiệp và An ninh mạng, Microsoft – cho rằng, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ sớm thiết lập lại thế giới tối tăm của tội phạm mạng – theo cả 2 chiều hướng tốt và xấu. “Chúng ta có trí tuệ nhân tạo, nhưng kẻ xấu cũng có”, bà Ann Johnson cho biết. Đáng lưu tâm việc tội phạm sử dụng AI sẽ dẫn đến những mối đe dọa phức tạp hơn.
"5-6 năm trước, chúng tôi đã từng phân chia hạng mục tội phạm. Đó là tội phạm xuyên quốc gia, những người bị động cơ tài chính thúc đẩy tìm kiếm thông tin có giá trị để bán, hoặc những hacker nhằm nổi tiếng hoặc để tuyên truyền. Nhưng phân chia này ngày càng trở nên mờ nhạt. Đó là một ngành công nghiệp trị giá nhiều nghìn tỉ đô la ... và tội phạm đang làm việc cùng nhau theo những cách họ chưa từng làm trước đây", bà Johnson nhấn mạnh. Tuy nhiên, song hành cùng đó các công ty bảo mật nhờ AI sẽ dự đoán được những gì xảy ra để ngăn chặn tội phạm mạng ngay lập tức.