Cả nước có hơn 280.000 thành viên tổ công nghệ số cộng đồng

Trần Tuấn |

Từ tháng 3 đến tháng 10.2022, cả nước đã thành lập 61.554 tổ công nghệ số cộng đồng, với 283.904 thành viên nhằm phổ cập kỹ năng số đến người dân.

Ngoài biết đọc, biết viết, mỗi người dân phải "biết số"

Trong khuôn khổ của tuần lễ Số Quốc tế đang diễn ra Việt Nam (từ 11-14.10.2022), Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Liên minh Viễn thông thế giới (ITU) và Tổ chức Lao động thế giới (ILO) tổ chức hội thảo “Phổ cập hiểu biết số: Tăng cường Kỹ năng số cho cộng đồng”.

Khai mạc hội thảo, ông Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, các nước trên thế giới đang tập trung xây dựng chiến lược về phát triển quốc gia số, kinh tế số và xã hội số.

"Gốc của các chiến lược này là đều phải có công dân số, nghĩa là chúng ta cần phổ cập, nâng cao nhận thức và đào tạo kỹ năng về công nghệ, dịch vụ, ứng dụng số cho người dân để họ có thể khai thác tối ưu những tiện ích số phục vụ cho sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống", ông Triệu Minh Long nói.

 
Tổ công nghệ số cộng đồng giúp bà con vùng cao huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn lập cửa hàng online để bán đặc sản na. Ảnh: Trần Tuấn.

Bà Lesley Miller, Phó Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam cho hay, UNICEF đánh giá cao tầm nhìn 2030 và các mục tiêu được đưa ra trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia của Việt Nam ở cả 3 trụ cột Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số. Chương trình này cũng đã làm rõ rằng, chuyển đổi số phải đặt con người làm trung tâm, đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau.

Vị Phó Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam nhấn mạnh, việc phổ cập kỹ năng số trong cộng đồng như một phần của các kỹ năng học tập suốt đời là hết sức trọng yếu, không chỉ là sử dụng tốt máy tính mà còn giúp các cá nhân có thể tham gia tích cực vào tiến trình số hóa, xử lý thông tin bằng tư duy phản biện. Đồng thời, góp sức vào việc tạo ra nội dung và chia sẻ kiến thức thông qua mạng xã hội.

Các chuyên gia góp mặt tại hội thảo thống nhất rằng, trong kỷ nguyên số, "biết đọc, biết viết” không còn là kỹ năng tối thiểu mà con người cần thêm 1 năng lực cơ bản nữa đó là “biết số” - “digital literacy”.

Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm phổ cập kỹ năng số

Các tổ chức quốc tế trong Liên hợp quốc như UNESCO, UNICEF, ITU đã đưa ra định nghĩa, khuyến nghị cũng như khung tham chiếu để các nước tham khảo và xây dựng Chiến lược quốc gia phổ cập kỹ năng số. Theo đó, cần sự tham gia, xác định rõ vai trò và nhiệm vụ của các bên liên quan gồm cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và cơ quan truyền thông.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Vụ trưởng, Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Thông tin và Truyền thông) Hoàng Anh Tú cho biết, Việt Nam đang phổ cập các kỹ năng số cho người dân thông qua Tổ công nghệ số cộng đồng.

 
Tại Lạng Sơn, chỉ 5 tháng sau khi thành lập các tổ công nghệ số cộng đồng giúp người dân phát triển kinh tế số, đã có hơn 21 nghìn đơn hàng, chủ yếu là các đặc sản của địa phương như na, hồng, thạch đen…  được bán ra thị trường qua các cửa hàng trên sàn thương mại điện tử. Ảnh: Hữu Chánh.

Theo ông Tú, từ tháng 3 đến tháng 10.2022, cả nước đã thành lập 61.554 Tổ công nghệ số cộng đồng, với 283.904 thành viên.

Tổ công nghệ số cộng đồng có nhân sự nòng cốt là Tổ trưởng tổ dân phố, Đoàn thanh niên, Công an khu vực và doanh nghiệp công nghệ. Tổ công nghệ số cộng đồng tập trung phổ cập cho người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán online, mua bán qua sàn điện tử, sử dụng nền tảng số Việt Nam do địa phương lựa chọn và kỹ năng sử dụng phần mềm bảo đảm an toàn thông tin mạng cơ bản.

“Sứ mệnh của Tổ công nghệ số cộng đồng là đưa công nghệ số vào mọi ngóc ngách của cuộc sống”, ông Hoàng Anh Tú nhấn mạnh.

1.600 tổ công nghệ cộng đồng giúp dân phát triển kinh tế số ở Lạng Sơn.
Trần Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Lào mong muốn học hỏi kinh nghiệm chuyển đổi số của Việt Nam

Trần Tuấn - Nguyễn Hải |

Tuần lễ số quốc tế Việt Nam 2022 khai mạc vào sáng nay (11.10) tại Hà Nội với sự tham dự của khoảng 350 đại biểu là lãnh đạo, đại diện các bộ, cơ quan quản lý chuyên ngành của các nước ASEAN và các nước đối thoại, các tổ chức quốc tế, hiệp hội, các doanh nghiệp số của Việt Nam và quốc tế.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Hợp tác để tạo ra một ASEAN số

Trần Tuấn - Hải Nguyễn |

Phát biểu khai mạc Tuần lễ số Việt Nam 2022, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, Hợp tác số giữa các nước ASEAN là để tạo ra một ASEAN số. Để thực hiện One ASEAN thì chuyển đổi số và hợp tác số là lời giải tốt nhất.

1.600 tổ công nghệ cộng đồng giúp dân phát triển kinh tế số ở Lạng Sơn

TRẦN TUẤN |

Lạng Sơn - Để thúc đẩy phát triển kinh tế số, Lạng Sơn thành lập các tổ công nghệ cộng đồng về từng thôn, bản. Trưởng thôn, bản sẽ kiêm tổ trưởng tổ công nghệ cộng đồng hướng dẫn bà con phát triển các cửa hàng số, bán nông sản online... Từ chỗ chưa có khái niệm về thương mại điện tử, hiện nhiều người nông dân ở Lạng Sơn đã có doanh thu hàng trăm triệu đồng khi đưa đặc sản của quê hương “lên sàn”.

Làm rõ vụ việc người dân chặn xe công vụ ở Sa Pa

Đinh Đại |

Lào Cai - Lực lượng chức năng thị xã Sa Pa đang làm nhiệm vụ tại xã Bản Hồ thì bị một số người dân chặn xe.

Vụ cô giáo xin hỗ trợ laptop, học sinh đã đi trở học lại

Chân Phúc |

TPHCM - Số học sinh vắng học ngày 30.9, liên quan đến vụ cô giáo xin hỗ trợ laptop tại Trường Tiểu học Chương Dương đã đi học đầy đủ vào hôm nay 1.10.

Dự báo mới nhất đường đi và cường độ siêu bão số 5 Krathon

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết siêu bão số 5 Krathon ở trên vùng biển đông bắc của khu vực Bắc Biển Đông sẽ di chuyển chậm theo hướng tây tây bắc trong 24 giờ tới.

Một cơ sở đúc cọc bêtông không phép ngày đêm hành dân

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Một cơ sở đúc cọc bêtông không phép nằm ngay trong khu dân cư, ngày đêm hoạt động gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của hàng trăm hộ dân.

Lý do người dân không đồng tình vụ bồi thường bò sữa bị chết

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Nhiều hộ gia đình có bò sữa bị chết sau khi tiêm vaccine phòng bệnh cho rằng, mức giá bồi thường công ty đưa ra rất thấp, khó tái đầu tư lại.

Lào mong muốn học hỏi kinh nghiệm chuyển đổi số của Việt Nam

Trần Tuấn - Nguyễn Hải |

Tuần lễ số quốc tế Việt Nam 2022 khai mạc vào sáng nay (11.10) tại Hà Nội với sự tham dự của khoảng 350 đại biểu là lãnh đạo, đại diện các bộ, cơ quan quản lý chuyên ngành của các nước ASEAN và các nước đối thoại, các tổ chức quốc tế, hiệp hội, các doanh nghiệp số của Việt Nam và quốc tế.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Hợp tác để tạo ra một ASEAN số

Trần Tuấn - Hải Nguyễn |

Phát biểu khai mạc Tuần lễ số Việt Nam 2022, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, Hợp tác số giữa các nước ASEAN là để tạo ra một ASEAN số. Để thực hiện One ASEAN thì chuyển đổi số và hợp tác số là lời giải tốt nhất.

1.600 tổ công nghệ cộng đồng giúp dân phát triển kinh tế số ở Lạng Sơn

TRẦN TUẤN |

Lạng Sơn - Để thúc đẩy phát triển kinh tế số, Lạng Sơn thành lập các tổ công nghệ cộng đồng về từng thôn, bản. Trưởng thôn, bản sẽ kiêm tổ trưởng tổ công nghệ cộng đồng hướng dẫn bà con phát triển các cửa hàng số, bán nông sản online... Từ chỗ chưa có khái niệm về thương mại điện tử, hiện nhiều người nông dân ở Lạng Sơn đã có doanh thu hàng trăm triệu đồng khi đưa đặc sản của quê hương “lên sàn”.