Hơn 100 tỉ USD tổng giá trị tiền mã hoá vào Việt Nam mỗi năm

NGUYỄN ĐĂNG |

Việc phòng, chống rửa tiền trong các giao dịch tiền mã hoá là thách thức cho các tổ chức tín dụng, tài chính tại Việt Nam, bởi quy định pháp lý chưa đầy đủ, quy trình còn chưa hoàn thiện và thiếu nhân sự chất lượng cao trong ngành này.

Sáng 22.9, tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chi nhánh TPHCM, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA) phối hợp tổ chức hội nghị “Quy định về phòng, chống rửa tiền và vai trò của phòng, chống rửa tiền trong giao dịch tiền mã hóa”.

Ông Trần Việt Hùng, cố vấn của VBA chia sẻ, công nghệ chuỗi khối (Blockchain), nền tảng của tiền mã hoá đã mở ra một kỉ nguyên mới về công nghệ. Blockchain được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực, từ tài chính ngân hàng, thương mại điện tử, bảo hiểm đến lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, ngành thể thao giải trí và nhiều ngành dịch vụ khác. Với tính bảo mật và đảm bảo quyền riêng tư cao, nó đã có tác động sâu rộng đến mọi mặt đời sống xã hội.

Tuy nhiên, sự phát triển của Blockchain cũng đi kèm những tồn tại và thách thức, đặc biệt đối với hoạt động rửa tiền xuyên biên giới. Thống kê gần đây ước tính tài sản mã hóa sẽ lên đến 16 nghìn tỉ USD vào năm 2030, tương đương 10% GDP toàn cầu.

Hơn 500 cán bộ thuộc các hội viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Hiệp hội Blockchain Việt Nam tham dự trực tiếp hội nghị: ““Quy định về phòng, chống rửa tiền và vai trò của phòng, chống rửa tiền trong giao dịch tiền mã hóa” vào sáng ngày 22.9. Ảnh: Nguyễn Đăng
Các đại biểu dự hội nghị vào sáng 22.9. Ảnh: Nguyễn Đăng

Tại Việt Nam, thống kê của Chainalysis cho thấy từ tháng 10.2021 đến 10.2022, tổng giá trị tiền mã hoá Việt Nam nhận về là hơn 100 tỉ USD, con số chỉ kém Ấn Độ và Thái Lan ở khu vực châu Á. Bên cạnh những tiện ích mà nó mang lại, việc rửa tiền, trong đó có tiền mã hoá - hành vi tội phạm, là việc hợp pháp hóa các tài sản do phạm tội mà có, đặt ra nhiều thách thức cho Việt Nam.

Rửa tiền thường liên quan đến các hoạt động xuyên biên giới do các tội phạm có tổ chức quy mô lớn thực hiện (buôn người, tham ô, đánh bạc hay các đường dây mại dâm…).

Mỗi năm, tổng giá trị hoạt động rửa tiền trên toàn cầu có thể ngang bằng ở mức 2-5% GDP toàn thế giới (tương đương 2.000-5.000 tỉ USD) hoặc nhiều hơn, theo ước tính của Văn phòng Ma túy và Tội phạm Liên hợp quốc.

Theo chia sẻ từ ông Phan Đức Trung, Phó Chủ tịch Thường trực VBA, tiền mã hoá hấp dẫn với tội phạm mạng nhờ việc ẩn danh, không cần bên thứ 3 xác thực, dễ cất giữ và dễ chuyển dịch, tốc độ thanh toán nhanh và không bị giới hạn biên giới hay lãnh thổ…

Ông cũng chỉ ra Việt Nam đặt một số máy ATM Bitcoin - là một cổng nạp tiền fiat (tiền pháp định) để đổi lấy tiền mã hoá. Đây là hoạt động nhanh chóng, ẩn danh và nhiều khả năng gắn liền với các hoạt động phi pháp. Với hơn 30.000 máy ATM tiền mã hoá trên toàn cầu, 40 triệu USD đã được gửi đến các địa chỉ lừa đảo trong năm 2022.

Với tính cấp thiết của vấn đề này, các đại biểu tham dự tại hội nghị sáng 22.9 và 31 điểm cầu khác tại khu vực phía Nam, đã cùng nhau thảo luận để triển khai các quy định của pháp luật về phòng chống rửa tiền. Các đại biểu đồng thời đưa ra 3 khuyến nghị nhằm tăng cường hiệu quả công tác phòng, chống rửa tiền trong giao dịch tài sản số.

Một là, nhận diện tài sản số là một loại tài sản mà Bộ luật Dân sự Việt Nam đã công nhận. Hai là, các định chế tài chính cần xây dựng quy trình và kiểm soát tuân thủ đối với các hoạt động về chống rửa tiền liên quan tới tài sản số đối với các giao dịch qua tài khoản cá nhân. Ba là, chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao trên nguyên tắc hội tụ đầy đủ lĩnh vực kinh tế, công nghệ và luật.

Thông qua hội nghị, VBA cùng Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cam kết thúc đẩy các nguyên tắc quản trị và tuân thủ theo thông lệ quốc tế từ các tiêu chuẩn cao nhất của Basel (chuẩn mực quản lý rủi ro) cũng như quy định của Luật Phòng, chống rửa tiền số 14/2022/QH-15, quy tắc chống rửa tiền AML/CFT của FATF (Lực lượng Đặc nhiệm Tài chính) cũng như các tổ chức quốc tế. Đồng thời sẽ hỗ trợ các định chế tài chính nhằm chia sẻ kinh nghiệm, thúc đẩy hợp tác và phát triển trong các lĩnh vực trên.

NGUYỄN ĐĂNG
TIN LIÊN QUAN

Hé lộ cách tội phạm mạng đánh cắp tiền mã hóa

NGUYỄN ĐĂNG |

Xu hướng sử dụng tiền mã hóa đang tăng lên tại Đông Nam Á, tuy nhiên, nó không phải an toàn tuyệt đối khi bọn tội phạm mạng đang tìm mọi cách để đánh cắp bằng những thủ đoạn tinh vi.

Số lượng mã độc đào tiền mã hóa tăng 230%

NGUYỄN ĐĂNG |

Theo các nhà nghiên cứu tại Kaspersky, trong quý 3/2022 đã có sự gia tăng mạnh mẽ của mã độc đào tiền mã hóa với tỉ lệ tăng hơn 230% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt xa con số 150.000.

Chớ ảo tưởng blockchain, tiền mã hóa là an toàn tuyệt đối

Thế Lâm |

Vài năm trước đã có không ít ý kiến bày tỏ trên các diễn đàn, trong những cuộc mạn đàm khi công nghệ blockchain mới được manh nha tại Việt Nam, cho rằng công nghệ chuỗi khối trong các dự án tiền mã hóa có tính bảo mật tuyệt đối.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.