Kỳ vọng gì ở những kỳ lân công nghệ Việt?

Thế Lâm |

Cho tới thời điểm này, Việt Nam đã có 4 kỳ lân công nghệ (doanh nghiệp start-up có giá trị vốn hóa từ 1 tỉ USD trở lên). Xét về số lượng trong tương quan khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có không ít và cũng không quá nhiều doanh nghiệp kỳ lân.

Việt Nam trong bảng xếp hạng kỳ lân công nghệ

Trong khu vực Đông Nam Á, các doanh nghiệp kỳ lân công nghệ tập trung chủ yếu tại các quốc gia Indonesia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Philippines, Malaysia. Trong đó, đứng đầu bảng vẫn là Indonesia với khoảng 10 doanh nghiệp kỳ lân công nghệ (cập nhật tới quý I/2022), xếp ngay sau là Singapore với 9 kỳ lân, Việt Nam với 4 kỳ lân, Thái Lan 3, Philippines 2 và Malaysia 1.

Nhìn vào danh sách quốc gia có nhiều kỳ lân công nghệ, có thể thấy 2 yếu tố chi phối đến số lượng kỳ lân là độ rộng lớn của thị trường và mức độ phát triển của nền kinh tế - xã hội của quốc gia đó. Indonesia và Singapore là hai quốc gia có số lượng kỳ lân nhiều nhất trong khu vực. Trong đó, Indonesia có thế mạnh vượt trội về độ rộng lớn của thị trường khi dân số đứng đầu khu vực cho dù nền kinh tế cũng như GDP/đầu người chỉ ở mức trung bình thấp. Singapore là một quốc gia phát triển, mức GDP/đầu người cao nhất khu vực và xếp ở tốp cao trên thế giới. Đặc biệt, Singapore cũng là quốc gia có các chính sách cởi mở và thông thoáng thu hút các start-up từ các nước, điển hình là cơ chế sand-box cho phép thử nghiệm các mô hình kinh doanh mới.

Xét về số lượng kỳ lân, Việt Nam không nằm trong tốp đầu nhưng nằm trong tốp hai, tương đương với Thái Lan nhưng nhỉnh hơn Philippines và Malayasia một chút. Tuy nhiên, so sánh này chỉ thuần túy về số lượng chứ không đồng nghĩa về mức độ phát triển của nền kinh tế và mức GDP/đầu người. Như vậy có thể thấy, số kỳ lân công nghệ tại Việt Nam không quá nhiều, nhưng phản ánh khả năng cũng như ưu thế về các doanh nghiệp công nghệ mới của Việt Nam trong khu vực.

Kỳ lân công nghệ Việt lao đao trước sóng gió

Xét về thời gian, VNG chính là kỳ lân ra đời sớm nhất tại Việt Nam, tiếp sau đó tới VNLife là doanh nghiệp chủ sở hữu và vận hành cổng thanh toán VNPay. Kỳ lân thứ ba là SkyMavis với sản phẩm game Axie Infinity nổi đình nổi đám đứng đầu bảng loại hình GameFi trên thế giới.

Gần đây nhất, danh sách kỳ lân Việt bổ sung thêm Công ty M_Service vận hành ví điện tử MoMo. Về vốn hóa tính tới thời điểm này, VNG vẫn đang vượt trội hơn với ước tính giá trị vốn hóa từ 2,5-3 tỉ USD và đang trong tiến trình lên sàn giao dịch chứng khoán tại Mỹ với phương thức thông qua một công ty “rỗng” (SPAC), tiếp đến là M_Services ước tính khoảng 2 tỉ USD, thứ ba là VNLife và cuối cùng là SkyMavis.

Tuy nhiên, trật tự này đã có sự đảo lộn dần dần tính từ đầu năm 2022 trở lại đây khi thị trường tiền số sa sút mạnh mẽ, cùng với thị trường GameFi cũng chững lại. Trong khi giá trị vốn hóa của các kỳ lân Việt khá ổn định thì SkyMavis đã bị “bốc hơi” giá trị một cách mạnh mẽ.  Bởi vào thời điểm quý IV/2022, kỳ lân Việt này có giá trị vốn hóa lớn nhất khi mã tiện ích AXS của game Axie Infinity tăng giá lên mức tới hơn 160 USD, giúp cho vốn hóa của SkyMavis có thời điểm đã cán ngưỡng 10 tỉ USD, được gọi là doanh nghiệp siêu kỳ lân (có giá trị vốn hóa từ 10 tỉ USD trở lên).

VNG - kỳ lân công nghệ đầu tiên tại Việt Nam - đang tính niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tại Mỹ. Ảnh: TL
VNG - kỳ lân công nghệ đầu tiên tại Việt Nam - đang tính niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tại Mỹ. Ảnh: TL

Nhưng với “mùa đông băng giá” phủ lên thị trường tiền số thế giới và game Axie Infinity cũng không tránh khỏi, giá trị vốn hóa của SkyMavis từ đó cũng đã mất hơn 80%. Sự lao đao của kỳ lân Việt này còn phải kể đến cú bị hacker tấn công lấy cắp lượng tiền số trị giá 615 triệu USD trong tháng 3.2022, được xem là một trong những vụ hack tiền số lớn nhất trong lịch sử thị trường tiền số thế giới tính tới thời điểm hiện tại.

Chính vì thế, bảng xếp hạng giá trị vốn hóa của các doanh nghiệp kỳ lân Việt cũng xáo trộn và đổi ngôi. VNG với ngành nghề hoạt động chính đóng góp về doanh thu và lợi nhuận là game, trong khoảng 5 năm trở lại đây cho thấy đang giẫm chân tại chỗ, không có sản phẩm, giải pháp công nghệ đột phá, không có các phát kiến công nghệ mới nổi bật, đồng thời đường hướng phát triển công nghệ và kinh doanh cũng đi vào lối mòn, sức ì, thiếu sự gối đầu về sản phẩm và doanh thu.

Trong khi đó, M_Service và VNLife đang trong giai đoạn xây dựng nền tảng và hệ sinh thái dịch vụ, chủ yếu vẫn đang “đốt tiền” huy động được từ nhà đầu tư để chiếm lĩnh người dùng và thị trường trong phân khúc công nghệ tài chính (fintech). Đặc biệt, hoạt động của hai kỳ lân này vẫn mới chỉ tại thị trường Việt Nam, một thị trường công nghệ tài chính có quá nhiều sản phẩm và dịch vụ tham gia, cạnh tranh mạnh mẽ. Với SkyMavis “riêng một góc trời” GameFi tại Việt Nam chưa có đối thủ nhưng lại đang sa sút trong xu hướng chung của “mùa đông thị trường tiền số” đầy thất thường và khó lường.

Kỳ vọng gì?

4 kỳ lân công nghệ Việt dẫn đầu trong lĩnh vực hoạt động của họ. Trong đó, VNLife và M_Service cùng thuộc lĩnh vực fintech nhưng hoạt động cốt lõi không giống nhau. VNLife mạnh về cổng thanh toán với ứng dụng VNPay thanh toán qua QR Code, còn M_Service với cổng thanh toán qua ví điện tử MoMo.

Dù là những doanh nghiệp tư nhân đầu ngành, nhưng từ VNG đến M-Service, VNLife nhìn chung vẫn đang là những doanh nghiệp nội địa. VNG có đưa Zalo sang một vài thị trường Đông Nam Á nhưng chưa thành công, cùng với một vài tựa game bán ra quốc tế nhưng không trở thành người dẫn dắt thị trường. Còn hai ứng dụng VNPay và MoMo thì cung cấp dịch vụ tại thị trường nội địa với gần 100 triệu dân nhưng cũng có không ít đối thủ “chen chân”.

Xét ở góc độ quốc tế hóa hay ngôn từ thời thượng là “ra biển lớn”, SkyMavis với game Axie Infinity chính là kỳ lân có độ mở lớn hơn cả. Có thể thấy hai hướng khai thác thị trường hoàn toàn khác nhau: SkyMavis ngay từ đầu có thị trường quốc tế là chủ yếu; trong khi VNG, VNLife, M_Service đều phải dựa vào thị trường nội địa là chính, sau đó mới “rón rén” (như VNG) “ra biển lớn”.

Với VNG, VNLife, M_Service, thị trường Việt Nam với gần 100 triệu dân vẫn còn rất nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp này khai thác trong vòng 2-3 năm tới.  Nhưng sau đó là gì tiếp theo để tạo ra nguồn thu mới, thêm những khách hàng mới, và những đường hướng kinh doanh mới… Đây là vấn đề mà không chỉ các start-up mà cả những “ông lớn” công nghệ như Facebook cũng đang gặp phải. Facebook đầu tư và metaverse nhưng tới giờ mọi thứ còn ngổn ngang, trong khi vốn hóa thì “bốc hơi” hàng trăm tỉ USD.

Thứ hai là vấn đề “ra biển lớn” của các kỳ lân Việt. Nếu chỉ quẩn quanh với thị trường nội địa, như một chiếc áo rồi đến ngày cũng sẽ chật, không thể tạo ra quy mô lớn hơn cho doanh nghiệp. Minh chứng sống động chính là các trường hợp Grab, GoJek, Traveloka… vào Việt Nam để chiếm lĩnh thị trường. Bởi với các kỳ lân, chiếc áo thị trường nội địa dường như không bao giờ đủ rộng.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

“Kỳ lân” công nghệ Việt và nỗi ám ảnh bị mất dữ liệu, tiền mã hóa

Thế Lâm |

Theo Báo cáo Đổi mới sáng tạo và đầu tư công nghệ Việt Nam mới nhất vừa được phát hành, Việt Nam đã có 4 “kỳ lân” và đều là doanh nghiệp có hoạt động lõi thuộc lĩnh vực dịch vụ công nghệ số.

Kỳ lân công nghệ Việt: 4 doanh nghiệp kỳ lân, nhưng vẫn… “nghèo”

Thế Lâm |

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã có 4 “kỳ lân” công nghệ. Các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt để đạt được trạng thái kỳ lân phải có giá trị vốn hóa từ 1 tỉ USD trở lên. Trong nền kinh tế Việt Nam, các kỳ lân nghiễm nhiên được xem là những doanh nghiệp lớn.

“Siêu kỳ lân” Việt dần lộ diện thuộc lĩnh vực kinh doanh nào?

Thế Lâm |

TPHCM- Cho tới thời điểm này, 2 “kỳ lân” công nghệ tại Việt Nam được biết đến nhiều là VNG với doanh số chủ yếu từ phân phối kinh doanh game online; và VNLife - doanh nghiệp sở hữu ứng dụng thanh toán trực tuyến có giá trị tỉ USD VNPay.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

CLB Thanh Hóa đánh bại Công an Hà Nội tại vòng 2 V.League

HOÀNG HUÊ - MINH DÂN |

Câu lạc bộ Thanh Hóa giành chiến thắng 1-0 trước đội Công an Hà Nội ở vòng 2, qua đó giành 3 điểm đầu tiên ở LPBank V.League 2024-2025.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.