Máy bay chạy điện: Mối lo ngại của ngành công nghiệp 49 tỉ USD

Anh Vũ |

Máy bay lên thẳng chạy điện (eVTOL) chắc chắn là một phát minh đã giúp cách mạng hóa ngành hàng không. eVTOL cũng được cho là có thể phá vỡ ngành công nghiệp máy bay trực thăng trị giá 49 tỉ USD và thay đổi cách chúng ta di chuyển.

Có lý do để ngành công nghiệp trực thăng lo ngại eVTOL

Máy bay trực thăng đã xuất hiện trong nhiều năm và rất cần thiết theo nhiều cách đối với ngành hàng không, nhưng chúng luôn được coi là một phương thức du lịch xa xỉ.

Máy bay trực thăng truyền thống sử dụng động cơ xăng, khiến việc vận hành chúng rất tốn kém và thải ra nhiều khí CO2, gây ảnh hưởng tới môi trường. Chúng có thể là phương tiện vận chuyển lâu dài nhưng không hề bền vững. Đó cũng là lý do mà nhiều doanh nghiệp và cá nhân tránh sở hữu máy bay trực thăng do chi phí bảo trì cao.

Trong khi đó, động cơ điện giúp các máy bay eVTOL vận hành và bảo trì với mức chi phí rẻ hơn. Cùng với đó, chúng không giải phóng khí CO2 nên thân thiện với môi trường hơn các máy bay trực thăng truyền thống. eVTOL là phương tiện bay lý tưởng cho các doanh nghiệp và hành khách vì chi phí không quá cao mà lại thân thiện với môi trường.

Đối với các khu vực có không gian hạn chế như trong thành phố, chúng cất cánh và hạ cánh theo phương thẳng đứng. Đây chính là lợi thế của eVTOL so với các phương tiện khác khi phục vụ nhu cầu đi lại cá nhân, taxi hàng không và các hoạt động quân sự.

Tại sao eVTOL tốt hơn máy bay trực thăng?

EVTOL có những ưu điểm vượt trội so với máy bay trực thăng truyền thống như nhanh hơn, yên tĩnh và thân thiện với môi trường. Điều này khiến chúng trở nên hấp dẫn đối với những doanh nhân có quỹ thời gian eo hẹp.

Không giống như máy bay thường, eVTOL có thể cất cánh và hạ cánh theo phương thẳng đứng, cho phép chúng hoạt động ở những khu vực có không gian đường băng hạn chế. eVTOL cũng sẽ không sử dụng nhiều không gian khi cất cánh như các máy bay trực thăng với cánh quạt dài.

Máy bay điện của Horizon Aircraft trong quá trình bay thử. Ảnh: Horizon Aircraft
Máy bay điện của Horizon Aircraft trong quá trình bay thử. Ảnh: Horizon Aircraft

Nó cũng sẽ thân thiện với môi trường hơn. Máy bay chạy điện vốn “sạch” hơn so với các loại máy bay trực thăng chạy bằng nhiên liệu hóa thạch. Nhu cầu về phương tiện bay này được cho là sẽ tăng cao do biến đổi khí hậu và nỗ lực của nhiều chính phủ trong việc xây dựng giao thông xanh.

Hơn nữa, nó cũng không gây ô nhiễm tiếng ồn đô thị nhờ việc vận hành động cơ điện sẽ yên tĩnh hơn máy bay trực thăng truyền thống, khiến chúng trở nên hoàn hảo cho các thành phố ồn ào.

EVTOL hiện vẫn có giá thấp hơn nhiều so với máy bay trực thăng truyền thống nhưng mang lại những lợi ích tương tự, phù hợp với các công ty và cá nhân cần dịch vụ trực thăng nhưng không muốn chi nhiều tiền.

Lợi thế về chi phí của eVTOL so với máy bay trực thăng truyền thống là rất đáng kể. Điện vừa rẻ vừa sạch hơn so với nhiên liệu hóa thạch. Một máy bay trực thăng cỡ trung bình thường tiêu thụ khoảng 200 USD tiền nhiên liệu cho một giờ bay, trong khi với cùng mức giá, một eVTOL có thể bay gần 4000 km.

EVTOL được tạo ra để nhắm tới khách hàng doanh nghiệp và cả cá nhân, nên chúng ưu tiên tính dễ sử dụng. Các máy bay điện ít phức tạp hơn và ít có khả năng bị hỏng hơn vì có ít bộ phận chuyển động hơn. Đây cũng là một cách khác giúp giảm đáng kể chi phí duy trì hoạt động của eVTOL.

EVTOL sẽ là tương lai của hàng không đô thị

Trong một cuộc phỏng vấn với CNBC, Michael Leskinen, chủ tịch của United Airlines Ventures, cho biết công ty đã rót tiền vào Eve và Archer Aviation, hai công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực máy bay chạy điện.

Động cơ điện mang lại nhiều lợi thế cho các phương tiện eVTOL. Ảnh: Horizon Aircraft
Động cơ điện mang lại nhiều lợi thế cho các phương tiện eVTOL. Ảnh: Horizon Aircraft

“Máy bay trực thăng vận hành rất tốn kém vì nhiều lý do, nhưng lý do lớn nhất là chúng có nhiều điểm dễ hỏng hóc, điều mà máy bay điện eVTOL không có. Điện khí hóa làm cho máy bay an toàn hơn và ít tốn kém hơn khi bảo trì".

EVTOL với lợi thế của công nghệ động cơ chạy điện rõ ràng có thể gây tổn hại cho ngành công nghiệp máy bay trực thăng truyền thống. Khi nhiều người và doanh nghiệp chuyển sang sử dụng eVTOL hơn, ngành công nghiệp máy bay trực thăng truyền thống có thể bị ảnh hưởng nặng nề.

Anh Vũ
TIN LIÊN QUAN

Kỷ nguyên máy bay Boeing 747 sắp kết thúc

Khánh Minh |

Kỷ nguyên của Boeing 747 - biểu tượng của dòng máy bay có biệt danh “Nữ hoàng bầu trời” - sắp khép lại.

Bài toán tái chế mẫu máy bay lớn nhất thế giới

Thảo Phương |

Từng được coi là tương lai của ngành hàng không song hiện tại mẫu máy bay lớn nhất thế giới Airbus A380 đang chờ ngày trở thành phế liệu.

Bật mí thiết kế máy bay mới của NASA và Boeing

Ngọc Vân |

Thiết kế máy bay mới của NASA và Boeing có thể mang lại lợi ích cho hành khách trong những năm 2030.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Nguyện vọng của trái chủ trong vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

NHÓM PV |

TPHCM - Nhiều bị hại liên quan đến sai phạm xảy ra ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã có mặt tại TAND TPHCM để theo dõi phiên xét xử.

Mưa ngập, hơn 11.000 học sinh vùng trũng ở Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 20.9, tại huyện Hương Khê và Hương Sơn (Hà Tĩnh) xảy ra mưa lớn, ngập cục bộ nên hơn 11.000 học sinh ở khu vực trũng thấp được cho nghỉ học.

So sánh hình ảnh TP Yên Bái hiện tại và thời điểm bão lũ lịch sử

Trần Bùi - Vũ Bảo |

Trận đại hồng thủy đã đi qua TP Yên Bái gần 10 ngày, hiện nước đã rút, đường đã khô, cuộc sống người dân đã dần ổn định trở lại.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.