Vai trò của AI, Blockchain trong ứng phó với biến đổi khí hậu

NGUYỄN ĐĂNG |

Những công nghệ mới như AI, Blockchain có thể giúp phân tích, dự đoán sớm biến đổi khí hậu, minh bạch hóa về chỉ số carbon, giảm tác động tiêu cực và khuyến khích người dân tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường sống.

Hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới (5.6), Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ TPHCM (Saigon Innovation Hub - SIHUB) và Binance đồng tổ chức “Diễn đàn Ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam: Chung tay vì hành tinh của chúng ta”.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nước đang phát triển (G77) về Biến đổi Khí hậu ở Dubai, tháng 12.2023, Việt Nam cam kết đưa phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do những tác động của biến đổi khí hậu.

Theo Tiến sĩ Trần Thanh Tâm - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TPHCM, biến đổi khí hậu đang khiến Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung phải đối mặt nhiều thách thức hiện hữu như băng tan gây nước biển dâng, xâm nhập mặn; El Nino, La Nina gây hạn hán, lũ lụt; Nhiệt độ nâng cao gây nguy cơ cháy rừng, ảnh hưởng hệ sinh thái biển như mất san hô, bão lớn...

Để đạt mục tiêu Net Zero vào năm 2050, Việt Nam không chỉ cam kết mà đã có những lộ trình chi tiết trong việc xây dựng chính sách liên quan đến giảm phát thải nhà kính. Một trong những trụ cột quan trọng để đạt được mục tiêu này là ứng dụng công nghệ "xanh", các giải pháp đổi mới sáng tạo để ứng phó với biến đổi khí hậu.

Theo bà Lynn Hoàng, Giám đốc Quốc gia Binance, công nghệ sẽ là một trong những chìa khóa quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Bên cạnh công cuộc chuyển đổi số để chuyển dịch theo hướng xanh, sạch, giảm thiểu phát thải khí nhà kính, một số công nghệ như AI (trí tuệ nhân tạo), Blockchain (công nghệ chuỗi khối) đang chứng minh được giá trị quan trọng của mình.

Các diễn giả của phiên thảo luận: “Ứng phó với biến đổi khí hậu - Từ cam kết đến hành động: Vai trò của công nghệ và đổi mới sáng tạo”. Ảnh: Đăng Khương
Các diễn giả của phiên thảo luận: “Ứng phó với biến đổi khí hậu - Từ cam kết đến hành động: Vai trò của công nghệ và đổi mới sáng tạo”. Ảnh: Đăng Khương

“AI đang giúp các nhà khoa học xử lý dữ liệu, đẩy nhanh các tính toán, dự báo chính xác hơn về những biến đổi khí hậu, thiên tai, giảm thiểu rủi ro. Thuật toán AI cũng giúp các ngành công nghiệp hoạt động hiệu quả, tiết kiệm năng lượng, xanh hơn. Trong khi đó, với đặc tính minh bạch và phân phối giá trị nhanh chóng trong mạng lưới phân tán, Blockchain đang giúp khuyến khích các hành vi phát triển bền vững”, bà Lynn Hoàng nói.

Công nghệ Blockchain có thể được sử dụng để tạo ra một thị trường minh bạch và hiệu quả hơn cho việc giao dịch tín chỉ carbon. Tín chỉ carbon là giấy phép cho phép một công ty thải ra một lượng khí nhà kính nhất định. Bằng cách sử dụng Blockchain, các công ty có thể dễ dàng mua và bán tín chỉ carbon từ nhau, giúp giảm tổng lượng khí thải.

Blockchain cũng có thể giúp làm cho chuỗi cung ứng trở nên minh bạch hơn bằng cách ghi lại toàn bộ quá trình sản xuất và vận chuyển sản phẩm. Điều này giúp người tiêu dùng biết sản phẩm của họ được sản xuất và vận chuyển theo cách bền vững. Các doanh nghiệp có thể theo dõi và giảm thiểu lượng phát thải carbon trong toàn bộ chuỗi cung ứng của họ.

Ở góc nhìn vĩ mô, ông Hà Trung Kiên, CEO Gapo cho rằng có rất nhiều giải pháp từ công nghệ áp dụng trong cuộc chiến biến đổi khí hậu, từ AI, BigData (dữ liệu lớn) để đưa ra dự báo chính xác đến IoT trong nông nghiệp, vận hành, tối ưu hóa tài nguyên.

“Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu không thể tách rời việc chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ để tối ưu hoá quy trình, hạn chế tối đa việc sử dụng các tài nguyên không thân thiện với môi trường hoặc sử dụng những vật liệu mà phải khai thác từ thiên nhiên”, ông Kiên nói.

Tuy nhiên, từ trải nghiệm thực tế, ông Trần Huy Đường, CEO Langbiang farm chia sẻ: “Với nông dân chân lấm tay bùn, đổi mới sáng tạo vẫn là thứ gì đó xa xỉ. Mỗi ngày chúng tôi chỉ đang cố gắng thay đổi để tồn tại. Công nghệ là một trong những lựa chọn bởi vì có thể nhìn thấy ngay hiệu quả”.

NGUYỄN ĐĂNG
TIN LIÊN QUAN

Sử dụng nguồn nước hợp lý trước thách thức của biến đổi khí hậu

NHẬT HỒ |

Khô hạn, nắng nóng, kiệt nước… sẽ không dừng lại ở năm 2024. Nguồn nước cho ĐBSCL được dự báo sẽ khó khăn, nhất là vùng này chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Đảm bảo việc làm cho người lao động trước ảnh hưởng biến đổi khí hậu

Phong Linh |

Ngày 17.4, tại UBND TP Cần Thơ, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Ngọc Hè tiếp và làm việc với các Phó Đại sứ nhóm G4 (gồm 4 nước Canada, New Zealand, Na Uy và Thụy Sĩ) đến tìm hiểu thông tin liên quan đến các vấn đề nước của sông Mekong, tình hình sạt lở, biến đổi khí hậu.

Lấy mặn trị mặn - bài học linh động về thích ứng biến đổi khí hậu

Lục Tùng |

Cần hiểu chủ trương đưa nước mặn vào “vùng ngọt hóa” của tỉnh Tiền Giang như việc làm hướng tới đa mục tiêu trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Người dân TPHCM bức xúc khi bị thu phí qua trạm BOT Phú Hữu

Tâm Tú |

TPHCM - Ngày 17.9, trạm BOT Phú Hữu (TP Thủ Đức) bắt đầu thu phí, nhiều hộ dân sống gần đó tỏ ra bức xúc, cho rằng việc thu phí khi qua trạm BOT chưa hợp lý.

Kiên quyết giải phóng mặt bằng thực hiện cao tốc Bắc - Nam

CÔNG SÁNG |

UBND huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình) sẽ tiến hành cưỡng chế nếu các hộ dân không thực hiện đúng quy định, phương án giải phóng mặt bằng.

Thủy điện Tuyên Quang đóng toàn bộ 8 cửa xả đáy

Việt Bắc |

Đến sáng 17.9, Thủy điện Tuyên Quang đã đóng cửa xả đáy cuối cùng sau khi phải mở toàn bộ 8 cửa xả trước mưa lũ lịch sử.

Đại diện quán cơm bị tẩy chay ở Hạ Long xin lỗi khách hàng

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Thông tin từ UBND TP Hạ Long sáng 17.9, tại buổi làm việc giữa các bên hôm qua, đại diện quán Cơm sạch bà Liên đã lên tiếng xin lỗi khách hàng.

Kỳ thủ Lê Quang Liêm thắng đương kim vô địch thế giới

tam nguyên |

Chiến thắng của Lê Quang Liêm giúp tuyển Việt Nam hòa tuyển Trung Quốc tại Olympiad Cờ vua 2024.