41 ứng viên bị rớt: Cần loại bỏ GS “nghiệp dư”

QUANG ĐẠI |

Một sự kiện chưa từng có trong lịch sử giáo dục, có đến 41 ứng viên bị loại khỏi danh sách GS, PGS sau khi rà soát, từ phản ứng của dư luận.

Nếu dư luận không phản ứng, báo chí không lên tiếng và không có đơn thư, chúng ta đã có thêm 41 GS, PGS không đạt chuẩn, nhưng toàn bộ hồ sơ đã lọt qua tất cả các hội đồng, đã được công nhận.

Theo ông Bùi Văn Ga - Phó Chủ tịch HĐCDGSNN, những ứng viên không đủ điều kiện đạt tiêu chuẩn công nhận sau khi rà soát GS, PGS trong đợt rà soát này đa số là thiếu minh chứng giờ giảng. Có nghĩa là, hầu hết những người bị loại đều không thuộc biên chế giảng viên cơ hữu của trường đại học, mà đã “thoát ly” giảng dạy lên làm lãnh đạo, quan chức…

“Thiếu minh chứng” chỉ là cách nói uyển chuyển, để tránh đi thực tế khó chấp nhận là những người này không tham gia giảng dạy đại học, nhưng vẫn báo cáo là có đủ giờ dạy theo tiêu chuẩn, để đề nghị công nhận giáo sư.

Đây là một hiện tượng khá bất thường, không phù hợp với thông lệ quốc tế, nhiều nước chỉ công nhận GS đối với cá nhân là giảng viên các trường đại học, hoặc giao cho các trường tự phong.

Bởi, như GS Hoàng Xuân Sính đã phân tích, “giáo” là giảng dạy, “sư” là thầy; giáo sư là chức danh dành cho người dạy đại học. Anh không dạy, mà đòi phong giáo sư, là vô lý.

Việc không tham gia giảng dạy đại học sẽ dẫn đến hiện tượng không còn nghiên cứu, hoạt động khoa học. Cho dù những ứng viên này có trình độ và khả năng, nhưng do đặc thù công việc, họ đã quá bận bịu với nhiệm vụ cán bộ lãnh đạo, quản lý, nên không thể “phân thân” nghiên cứu khoa học.

Giáo sư, nghĩa là người chuyên giảng dạy đại học và nghiên cứu khoa học; công việc này đòi hỏi phải chuyên tâm, chuyên sâu, dành hết thời gian cũng không đủ. Không thể có ngoại lệ, “siêu nhân” nào làm công việc khác mà vẫn đạt kết quả cao trong lĩnh vực này.

Từ vụ việc nói trên, thiết nghĩ Chính phủ, Bộ GD-ĐT cần rà soát, sửa đổi quy định về tiêu chuẩn GS.PGS theo hướng: Chỉ xem xét đối với trường hợp là giảng viên các trường đại học, và cũng chỉ công nhận theo nhiệm kỳ 5 năm. Nếu sau 5 năm, ứng viên không còn tham gia giảng dạy, hoặc không đạt chuẩn thì không còn là GS.PGS nữa.

Đối với những trường hợp không phải là giảng viên đại học nhưng vẫn tham gia đào tạo sinh viên, nghiên cứu khoa học, cần nghiên cứu các hình thức khen thưởng, vinh danh khác, dựa trên kết quả cụ thể.

Hãy trả danh hiệu GS.PGS về đúng nội hàm của nó, đây là cách làm để tránh hiện tượng gian dối, háo danh của một số người, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đại học.

QUANG ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

Lộ bất cập quy trình công nhận chức danh GS, PGS

HUYÊN NGUYỄN |

Chỉ 53/94 ứng viên đủ điều kiện công nhận chức danh GS, PGS sau đợt rà soát chất lượng GS, PGS năm 2017 do Thanh tra Bộ GDĐT chủ trì. Như vậy, có đến 41 ứng viên đã không đủ điều kiện theo tiêu chuẩn hoặc tự nguyện xin rút.

Tiết lộ lý do hồ sơ của Bộ trưởng Kim Tiến bị kết luận là “chưa chuẩn xác”

Đặng Chung - Huyên Nguyễn |

Sau khi làm việc với từng hội đồng ngành, từng ứng viên, tổ thanh tra độc lập của Bộ GDĐT đã để lại 41 hồ sơ trong số 95 hồ sơ cần rà soát. Phần lớn những hồ sơ bị để lại là do không có đủ minh chứng về giờ giảng dạy.

Cảm ơn thầy Nhạ, nhưng cũng xin nhắc thầy Bộ trưởng

Anh Đào |

Phải chăng cách tự làm tổn hại nhiều nhất đến ngành giáo dục chính là việc bỏ mặc hàng trăm thầy cô giáo tự đối phó với cuộc sống, tự mang thanh danh ra để cầu cái cần câu cơm!

Khuyến cáo khẩn cấp công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon

Thanh Hà |

Công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Lebanon được khuyến cáo rời khỏi quốc gia này khi các chuyến bay thương mại vẫn còn hoạt động.

Kiểm toán cung cấp hàng trăm tài liệu cho cơ quan điều tra

CAO NGUYÊN |

Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, năm 2023, đã cung cấp hơn 800 tài liệu cho Ủy ban kiểm tra và cơ quan điều tra.

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc tại Sơn La

Minh Nguyễn |

Bộ Chính trị đã triển khai kiểm tra việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đối với Tỉnh ủy Sơn La.

Người dân Thanh Hóa đổ xô ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Nước từ thượng nguồn đổ về khiến mực nước sông Mã dâng cao, nhiều người dân ở TP Thanh Hóa đã tập trung ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ.

Cập nhật các tỉnh công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai

Nhóm PV |

Sau ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ do bão số 3, số 4, Thanh Hóa là tỉnh thành tiếp tục phải công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai.